Se(IV) ppb Se(VI) ppb DMDSe ppb SeMt ppb Tổng dạng
2h 4,98 99,60% 4,88 97,60% 3,01 100,3% 2,98 99,33% 15,85 99,16% 4h 4,98 99,60% 4,89 97,80% 2,99 99,67% 2,98 99,33% 15,84 99,00% 6h 4.90 98,00% 4,90 98,00% 2,99 99,67% 2,97 99,00% 15,76 98,50% 8h 4,79 95,80% 4,97 99,40% 2,89 96,33% 2,95 98,33% 15,60 97,50% 12h 4,79 95,80% 5,00 100,0% 2,87 95,67% 2,88 96,00% 15,54 97,13% 24h 4,67 93,40% 5,11 102,2% 2,81 93,67% 2,80 93,33% 15,39 96,19% 48h 4,50 90,00% 5,26 105,2% 2,72 90,67% 2,70 90,00% 15,18 94,88%
Nhìn vào hình 3.3, cho thấy sau 8h các đƣờng biểu diễn nồng độ các dạng Se mới có xu hƣớng lệch đáng kể, ở bảng trên cũng cho thấy sau 1 ngày (24h) thì hàm lƣợng các dạng tìm thấy đều lớn hơn 90%, sang ngày thứ 2 thì lƣợng tìm thấy của các dạng này vẫn ở ngƣỡng 90%, tuy nhiên nếu nhìn vào hình biểu diễn thì có sự khác biệt rõ rệt sau 24h bảo quản trong mơi trƣờng khí trơ nitơ, chủ yếu vẫn là sự chuyển dạng Se(IV) vô cơ thành Se(VI) vô cơ. Chúng tôi chọn thời gian bảo quản cho mẫu tối đa là 24h để làm các thí nghiệm tiếp theo.
3.3.3. Ảnh hưởng của ion Fe3+ và cách loại trừ
Trong mẫu thủy-hải sản thƣờng có nhiều các ion kim loại nhƣ Fe, Cu, Hg, Zn… khi tiến hành tách chiết các dạng hợp chất của Se thì chúng cũng đƣợc tách chiết cùng, sự có mặt của chúng khơng ảnh hƣởng đến kết quả xác định tổng hàm lƣợng Se hoặc kết quả phân tích dạng vì vạch phổ hấp thụ của chúng khá xa vạch phổ hấp thụ của Se nếu nhƣ mẫu đƣợc phân tích ngay sau khi xử lý. Tuy nhiên thì ion Fe3+ khi có mặt trong dung dịch là một tác nhân có tính oxi hóa sẽ làm chuyển hóa các hợp chất trong mẫu, tức là khi có mặt ion Fe3+ sẽ khó khăn cho q trình bảo quản mẫu phân tích.
Chúng tơi làm các thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của ion Fe3+ đến sự tồn tại của 4 dạng Se. Các thí nghiệm này đƣợc tiến hành nhƣ sau: các dung dịch Se đƣợc chuẩn bị có nồng độ nhƣ mục 3.3.1, pH của dung dịch đƣợc cố định bằng dung dịch đệm có pH=1, ion Fe3+
đƣợc thêm vào các dung dịch đó với lƣợng thay đổi để các dung dịch sau cùng có hàm lƣợng Fe3+ từ 10–300 ppb, các dung dịch đƣợc bảo quản với các điều kiện nhƣ mục 3.3.1, sau 8h thì thực hiện quy trình xác định dạng Se nhƣ đã mô tả ở mục 3.3.1. Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy khi nồng độ ion Fe3+
trong dung dịch ở mức ≥ 50ppb thì hiệu suất thu hồi các dạng cho thấy chúng thay đổi khá nhiều, 3 dạng Se(IV), DMDSe, SeMt có hiệu suất thu hồi âm, riêng Se(VI) hiệu suất thu hồi dƣơng, tổng dạng Selen thì có hiệu suất thu hồi rất tốt và coi nhƣ khơng thay đổi. Từ đó, chúng tơi nhận định 3 dạng Se(IV), DMDSe, SeMt chuyển hóa một phần thành Se(VI) chứ khơng chuyển hóa thành dạng khác, các dạng Se khơng bị mất ở khoảng nồng độ Fe3+ khảo sát. Khi nồng độ ion Fe3+≥ 150ppb có sự chuyển
hóa mạnh các dạng Se(IV) và SeMt sang Se(VI), điều này chúng tôi lý giải lúc này phản ứng oxi hóa Se(IV), SeMt xảy ra mạnh khi nồng độ Fe3+ tăng cao.