ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An nằm trong hệ thống các vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt.
a) Vườn quốc gia Pù Mát:
Vị trí: Trải dài trên địa bàn 6 xã trong 3 huyện: Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn, giáp biên giới Việt - Lào;
TT Huyện Xã
1 Huyện Tương Dương Tam Quang
2 Huyện Con Cuông
Châu Khê Chi Khê
Lục Dạ Môn Sơn
3 Huyện Anh Sơn Phúc Sơn
Tổng: 3 huyện 6 xã
b) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:
Vị trí: Nằm ở khu vực trung tâm các huyện miền núi Tây Nghệ An; Dãy Pù Huống làm ranh giới của 9 xã trong 5 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương và Con Cuông.
TT Huyện/xã Xã
1 Huyện Tương Dương
Nga My Xiêng My
2 Huyện Con Cng Bình Chuẩn
3 Huyện Quế Phong Quang Phong
4 Huyện Quỳ Châu Châu Hoàn
Diễn Lãm 5 Huyện Quỳ Hợp Châu Cường Châu Thái Nam Sơn Tổng: 5 huyện 9 xã
c) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt:
Vị trí: Nằm trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Quế Phong, giáp biên giới Việt – Lào.
TT Huyện Xã 1 Quế Phong Thông Thụ Hạnh Dịch Nậm Giải Tri Lễ Tiền Phong Tổng: 1 huyện 5 xã
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận cơ sở dữ liệu: Tiến hành xác định các cá nhân, tổ chức đã thực hiện hoặc đang lưu trữ các dữ liệu có liên quan đến nội dung đề án để thu thập các tài liệu, các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai;
Tiếp cận đa ngành và liên ngành: Việc đề xuất các giải pháp bảo tồn các hệ sinh thái bị suy thoái liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều ngành khác nhau. Do
vậy để giải quyết vấn đề một cách tổng hợp và toàn vẹn cần dựa trên cơ sở tư duy đa ngành và liên ngành;
Tiếp cận cùng tham gia: Vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhiều cơ quan
khác nhau và các nhóm cộng đồng dân cư với lợi ích riêng biệt. Vì vậy để giải quyết vấn đề cần phải nâng cao nhận thức của các bên liên quan từ đó hướng đến các nỗ lực hành động chung để đạt được kết quả như mong đợi.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài thu thập tài liệu, số liệu có trong tỉnh liên quan tới hướng nghiên cứu; Chọn lọc các nguồn số liệu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: Thông tin từ các sở ban ngành liên quan, thông tin từ các khu bảo tồn, vườn quốc gia, từ UBND các huyện, xã trên địa bàn tỉnh; Tìm kiếm thơng tin từ báo đài, internet, cơng bố của các tạp chí khoa học trong và ngồi nước có liên quan.
2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu do các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra để làm cơ sở cho nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Do diện tích vùng nghiên cứu rất rộng và đi lại khó khăn cho nên đề tài lựa chọn phương pháp điều tra, khảo sát tổng hợp: Điều tra theo tuyến điển hình và điều tra phỏng vấn.
- Tuyến điều tra được bố trí đi qua các dạng địa hình cơ bản nhất của khu vực: Tiến hành khảo sát 10 tuyến điều tra với 30 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ơ tiêu chuẩn là 200m2 cho khu vực nghiên cứu.
Pù Mát: 3 tuyến
Tuyến 1: Châu Khê – Chi Khê.
Tuyến 2: Lục Dạ - Môn Sơn – Phúc Sơn. Tuyến 3: Tam Quang.
Pù Huống: 4 tuyến
Tuyến 1: Nga My – Bình Chuẩn.
Tuyến 2: Quang Phong – Châu Hồn – Diễn Lãm. Tuyến 3: Châu Cường – Châu Thái – Nam Sơn Tuyến 4: Xiêng My.
Pù Hoạt: 3 tuyến Tuyến 1: Thông Thụ
Tuyến 2: Tri Lễ - Nậm Giải. Tuyến 3: Tiền Phong – Hạnh Dịch.
Tiến hành điều tra khảo sát tại các tuyến điều tra với các nội dung sau: quan sát phát hiện, xác định loài và thống kê những chỉ tiêu cần điều tra về loài cây, kiểu rừng, những cây chưa xác định được tên thu mẫu về giám định.
Phân tích định loại mẫu theo tài liệu hướng dẫn của: Dự án tăng cường công
tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (SPAM)(2003)[28], Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, NXB.Giao thông vận tải[26].
- Tiến hành điều tra phỏng vấn: Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý rừng và người dân địa phương.
Phối hợp với cán bộ và kiểm lâm địa bàn, phỏng vấn một số cán bộ xã và xuống tận bản phỏng vấn những người cao tuổi là người dân địa phương có nhiều năm tiếp xúc với rừng, phỏng vấn những cán bộ lâm nghiệp lâu năm.
Thuê người dân dẫn đường vào rừng, kết hợp hỏi và phỏng vấn chính những người đưa đường lên rừng để xác định cây.
Thuê người dân lấy mẫu cây lạ mà chỉ người dân mới biết nơi phân bố của chúng để giám định.
Kết quả phỏng vấn và điều tra khảo sát tại các tuyến và các ô tiêu chuẩn các mẫu được gửi đi giám định. Trên cơ sở kết quả thu được từ quá trình thực hiện, tổng hợp, phân tích đánh giá về HST rừng đầu nguồn được thể hiện trong phần nội dung kết quả đạt được về: Đánh giá HST rừng đầu nguồn qua Cấu trúc hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài, các tác động đến HST rừng đầu nguồn.