Các tác động trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Những nhân tố tác động đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ

3.1.1. Các tác động trực tiếp

a) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Việc chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy điện cũng dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên.

Ở Nghệ An, trong những năm gần đây có gần 1.500 ha rừng và 2.300 ha đất rừng đã mất do việc xây dựng các cơng trình thủy điện, trong đó đã mất gần 150 ha rừng phịng hộ và đặc dụng (bảng 3.1). Ngoài ra việc xây dựng các đường giao thông, đường quốc phịng, các cơng trình điện nước cũng là một trong những yếu tố làm giảm diện tích rừng tại Nghệ An.

Theo số liệu quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có 41 cơng trình thủy điện vừa và nhỏ có thể khai thác và kêu gọi đầu tư xây dựng đến năm 2015. Hiện có 27 dự án thủy điện vừa và nhỏ được cấp phép nghiên cứu triển khai lập báo cáo đầu tư, xây dựng cơng trình; trong đó 14 cơng trình đang triển khai thi công, 5 dự án đã cấp chứng nhận đầu tư chưa khởi công và 8 dự án đang được nghiên cứu lập dự án đầu tư. Các dự án thủy điện tập trung dày đặc tại thượng nguồn sông Lam như: Bản Vẽ, Khe Bố, Sông Con, Khe Thơi, Yên Thắng, Nậm Nơn, Bản Ảng, Xốp Cốc (huyện Tương Dương); Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Nhan Hạc, Sông Quang, Châu Thôn, Tiền Phong (huyện Quế Phong); Mỹ Lý, Nậm Mô, Nậm Mơ 1, Nậm Tít, Can Nam (huyện Kỳ Sơn)...

Theo báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện có 18 dự án thủy điện khơng triển khai xây dựng đúng tiến độ. Trong đó, Sở Cơng Thương đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi 7 dự án; cho dãn tiến độ thực hiện thêm 1 năm với 11 dự án.

Giá trị của các cơng trình thủy điện mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân gây mất rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.1: Diện tích rừng mất đi cho xây dựng thủy điện ở Nghệ An (2009-2013)

TT Hạng mục Diện tích có rừng (ha) Đất chưa có rừng Tổng DT có rừng Đặc dụng Phịng hộ Sản xuất I. Năm 2009 1.168,37 0 124,88 1.043,49 1.093,39

1 Công ty CP thủy điện Hủa Na 1.168,37 124,88 1.043,49 1090,89

2 Công ty CP thủy điện Quế Phong 2,5

II. Năm 2010 294,09 0 0 294,09 869,86

3 Nhà máy thủy điện Bản Cốc 0 11,35

4 Hồ chứa nước bản Mồng 5,67 5,67 23,45

5 Thủy điện Xoóng Con 18,58 18,58 39,74

6 Công ty CP thủy điện Hủa Na 226,9 226,9 732,45

7 Công ty CP Za Hưng 42,94 42,94 62,87

III. Năm 2011 41,86 4,04 0,5 37,32 187,13

8 Công ty CP Thủy điện Bản Vẽ 2,77 0,03 2,74 37,81 9 Công ty TNHH Prime Quế Phong 4,43 4,04 0,39

10 Công ty CP thủy điện Quế Phong 15,58

11 Công ty TNHH NL Sovico Nghệ An 34,01 34,01 133,50 12 Công ty CP thủy điện Hủa Na 0,20 0,02 0,18 0,24

IV. Năm 2012, 2013 15,11 15,11 22,84

12 Công ty CP Thủy điện Bản Vẽ 15,11 15,11 22,84 Tổng 1.443,52 4,04 124,93 1.439,17 2.248,2

(Nguồn: Sở NN và PTNT Nghệ An, tháng 12/2013). {27} b) Khai thác, săn bắt và buôn bán động thực vật

+ Khai thác gỗ trái phép và khai thác lâm sản phi gỗ quá mức

Khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã là tập quán lâu đời của người dân địa phương trong vùng, bên cạnh đó cịn có sự tham gia của người dân các tỉnh xung quanh. Hoạt động này đã và đang là mối đe dọa lớn tới đa dạng sinh học trong vùng.

Theo nguồn số liệu năm 2013 của Chi cục kiểm lâm Nghệ An [2], kết quả xử lý vi phạm lâm luật trong năm 2013 đáng báo động: Đã phát hiện và bắt giữ: 1.317 vụ vi phạm lâm luật (tăng 92 vụ so với cùng kỳ năm 2013); Trong đó: Phá rừng trái

phép: 15 vụ; Vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản khác: 42 vụ; Vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã: 48 vụ; Mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép: 1094 vụ; Vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác: 28 vụ; Lâm sản tịch thu: 3.020,946 m3 gỗ tròn, xẻ các loại (cùng kỳ năm 2012 là 2.646,970 m3), trong đó:

Gỗ trịn các nhóm: 1.370,546 m3 (Gỗ quý hiếm: 33,36 m3); Gỗ xẻ các nhóm: 1.650,40 m3 (Gỗ quý hiếm: 47,01 m3); Động vật rừng: 2.584 kg và 2.194 con chim rừng.

Dựa vào số liệu trên có thể khẳng định rừng ở Nghệ An vẫn tiếp tục chảy máu, trong đó 2 loại lâm sản được khai thác nhiều nhất đó là ĐVHD và gỗ. Qua thực tế điều tra người dân ở các xã miền núi thì đều cho thấy, nhiều lồi động vật quý hiếm đã vĩnh viễn khơng thể tìm thấy trong khu vực rừng của họ, những loài mà cách đây 10-15 năm đi vào rừng là có thể bắt gặp ngay.

Bảng 3.2. Các loài cây gỗ bị khai thác nhiều

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tình trạng

1. Fokienia hodginsii Pơ mu +

2. Tsoongiodendron odorum Giổi thơm ++

3. Chukrasia tabularis Lát hoa ++

4. Dialium cochinchinense Xoay ++

5. Shorea chinensis Chò chỉ +

6. Amesiodendron chinense Trường sang ++

7. Vatica odorata Táu mật +++

8. Madhuca pasquieri Sến mật ++

9. Cinnamomum balansae Vù hương +

10. Manglietia fordiana Vàng tâm ++

11. Markhamia stipulate Đinh +

12. Dipterocarpus sp. Chò nâu ++

13. Cinamomum spp. Re +++

Hình 3.1. Khai thác LSNG tại Pù Mát

Theo kết quả nghiên cứu có 650 lồi LSNG đang được khai thác. Tuy nhiên, điều cần bàn và gây nguy hại nhất cho các HST và đa dạng sinh học ở đây là trong số 650 lồi LSNG này có tới hơn 40 lồi đang được khai thác ồ ạt để cung cấp cho những thị trường lớn như miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Những lồi này đang có nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng sau vài năm bị khai thác và hái lượm liên tục.

Hơn thế nữa, trong số này có tới 14 lồi thực vật q hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (ngành Thơng: 1 lồi; ngành Dương xỉ: 2 loài; ngành Mộc lan: 11 loài), các loài này đều đã và đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau. Trong số 14 loài LSNG quý hiếm có 5 lồi ở mức độ sẽ nguy cấp (V) có thể bị đe dọa tuyệt chủng đó là (Thiên tuế; Vằng đắng; Hồng đằng; Khơi tím; Thổ phục linh); 3 lồi ở mức độ hiếm (R), có thể sẽ nguy cấp (Bạc biển; Củ chi láng; Kim cang); 5 loài ở cấp độ bị đe dọa (T) (Bổ cốt tối; Tơ mộc; Ba gạc; Hoè Bắc bộ; Kim cang Poilani) và 1 loài đang nghi ngờ nằm trong các cấp độ trên là Lông Cu li (K).

Bảng 3.3. Một số lâm sản phi gỗ được khai thác phổ biến tại HST rừng đầu nguồn TT Tên hàng hoá (LSNG) Thời điểm khai thác, thu mua nhiều Tình trạng hiện nay TT Tên hàng hoá (LSNG) Thời điểm khai thác và thu mua Tình trạng hiện nay 1 Thạch xương bồ Từ 2003 - nay *** 21 Rễ hương (vỏ dây xạp pàn) 2005 *** 2 Hà Thủ ô Từ 2003 - nay *** 22 Rễ hương (vỏ dây xạp há) 2005 *** 3 Thiên niên kiện Từ 2003 - nay *** 23 Rễ Chay, vỏ chay 2005 **

4 Hoàng đằng Từ 2003 - nay *** 24 Quả cau 2005 ** 5 Củ ba mươi

(Bách bộ) Từ 2003 - nay ** 25 Quả Sấu

Từ 2005 đến nay * 6 Quả bo bo (Sa

nhân) Từ 2003 - nay ** 26 Quả Trám

Từ 2005 đến nay * 7 Lưỡi mèo tai

chuột Từ 2003 *** 27 Măng khô

Từ 2005 đến nay * 8 Lan kim

tuyến Từ 2003 - nay *** 28 Măng nứa tươi

Từ 2005 đến nay * 9 Cây tuyết nhung Từ 2003 – nay *** 29 Măng lùng tươi Từ 2005 đến nay * 10 Củ khúc khắc Từ 2003 –

nay *** 30 Măng mét tươi

Từ 2005 đến nay * 11 Lá Khơi tía Từ 2003 – nay ** 31 Hạt dẻ Từ 2005 đến nay * 12 7 lá 1 hoa (Củ 7 tầng) Từ 2003 – nay ** 32 Cây cảnh các loại Từ 2005 đến nay * 13 Cẩu tích Từ 2003 - nay *** 33 Dây gai (Có

tinh dầu the) 2011 * 14 Tổ điểu Từ 2003 –

nay *** 34 Chè cỏ 2011 *

15 Nấm sú Từ 2003 - nay *** 35 Rễ na, vỏ na 2011 * 16 Dây máu chó Từ 2003 - nay ** 36 Cây chè cỏ 2012 * 17 Sắn dây rừng (Sắn thục) 2005 *** 37 Lá chua ke (cò ke) 2012 * 18 Vỏ Quao 2005 ** 38 Củ bình vơi 2011 * 19 Vỏ Mai 2005 ** 39 Rễ và gốc mua 2011 * 20 Dây nhớt 2005 ** 40 Nấm các loại 2011 *

Theo nguồn số liệu cung cấp từ Chi cục Kiểm Lâm, trong những năm gần đây, các loại LSNG quí và đặc biệt các lồi cây thuốc q đã cạn kiệt. Những loại còn lại đến năm 2014 chủ yếu là các loại quả như: bobo, hạt dẻ, sấu, cau, măng khơ, mật ong,... Cịn một vài loại là mới đang khai thác ồ ạt trong những tháng gần đây như cây Chè cỏ, Dây gai có tinh dầu the và lá co-ke và một số rễ và vỏ của các loài cây trong rừng như: Mua, Na, Chay, Quao.

Với tốc độ khai thác như hiện nay thì sự cạn kiệt của các loại LSNG là rất nhanh chóng và giá trị ĐDSH cũng suy giảm theo.

+ Săn bắt động vật rừng: Săn bắt động vật hoang dã là tập quán lâu đời của

người dân địa phương trong vùng, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số. Người dân sử dụng súng săn, kể cả súng săn tự chế và các loại bẫy khác nhau, đồng thời dùng cả chó săn để săn bắt động vật. Đối tượng bị săn bắt chủ yếu là các loài thú, chim và bị sát. Ngồi ra cịn có đánh bắt cá, là nguồn thực phẩm chính cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương trong vùng.

Thú: Qua điều tra cho thấy hầu hết các lồi thú đều bị săn bắt cho mục đích bn bán làm thực phẩm và mẫu nhồi... Tuy nhiên những loài bị săn bắt nhiều thường là những lồi có giá trị cao và tần suất bắt gặp nhiều. Các loài Thú ăn thịt và Linh trưởng thường bị săn bắt hoặc bẫy (qua phỏng vấn) gồm: Khỉ; Các loài vượn; Các loài trong họ Cầy (Cầy vằn, Cầy vòi mốc, vòi hương...); Gấu…Có 6 lồi thú thường bắt gặp ở các cửa hàng ăn trong vùng (Lợn rừng, Mang, các loại cầy, Nhím, Đon, Dúi mốc lớn); 7 lồi đã gặp trong các cửa hàng chuyên nhồi mẫu thú (Mang, các loại cầy, Mèo rừng, Gấu, Sóc bay trâu, Sóc bụng đỏ, Khỉ đi lợn).

Chim: Có 27 lồi chim (chiếm 10,19% số loài của KBT) thường bị người dân săn bắt và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Trong đó có 10 lồi (3,77%) được sử dụng làm thực phẩm, 17 lồi (6,42%) thường bị bắt để ni hay làm mẫu nhồi để làm cảnh và 20 lồi (7,55%) để bn bán. Các lồi chim được sử dụng làm

thực phẩm chủ yếu là các loài: Đa đa Francolinus pintadeanus, Gà rừng Gallus gallus, Gà lôi trắng Lophura nycthemera, Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum, đặc biệt loài Gà lôi trắng thường bị săn bắt với số lượng khá nhiều.

Các lồi Trĩ sao Rheinartia ocellata, Cơng Pavo muticus và các loài thuộc họ Hồng

hồng bị săn bắt để bn bán nhiều hơn là làm thực phẩm. Trong đó các lồi chim thuộc họ Hồng hồng thường được người dân sử dụng mỏ sừng của chúng để trang trí trong nhà hoặc bán cho những người chuyên làm mẫu nhồi.

Các hoạt động khai thác ĐVHD từ rừng ngày càng tinh vi với các phương pháp khai thác hiệu quả và tận diệt, với nhiều loại bẫy (bẫy bộng, cò ke và đặc biệt là bẫy kẹp) được đặt dày kín các lối đi kiếm ăn và uống nước của động vật rừng. Săn bắt chủ yếu xẩy ra trong vùng lõi của các VQG, KBT vì chỉ ở khu vực này cịn nhiều ĐVHD. Các loại thịt rừng như: rắn, mang, cầy, rùa, khỉ, lợn rừng, nai, nhím,... có thể dễ dàng mua được ở thị trấn các huyện miền núi.

c) Tình trạng xâm lấn đất rừng làm đất canh tác Mặc dù đã có chính

sách đóng cửa rừng và di dời các hộ dân trong vùng lõi ra khu tái định cư, nhưng một thực tế cho thấy là ở khu tái định cư cũng như những vùng mà người dân sinh sống từ trước đến nay thì diện tích đất dành cho sản xuất nơng nghiệp cịn rất ít.

Chính những khó khăn như vậy đã đưa người dân trở lại với tình trạng xâm lấn đất rừng để lấy diện tích làm nương rẫy.

Những năm trước năm 2000, diện tích nương rẫy của đồng bào các huyện miền núi Nghệ An hàng năm giao động từ 120 ngàn ha đến 150 ngàn ha, nhưng đến nay diện tích đó đã giảm đáng kể, chỉ còn gần 50 ngàn ha, được qui hoạch từ độ cao từ 300 m trở lên. Tuy nhiên do nhu cầu tăng trong khi khả năng đáp ứng của các hoạt động canh tác nông nghiệp và khai thác rừng không thể bù đắp, nên người dân

các địa phương tìm mọi biện pháp để có thể mở rộng diện diện rẫy trái phép trên các diện tích rừng phịng hộ, rừng cộng đồng quản lý và thậm chí cả rừng đặc dụng

d) Phá hủy cảnh quan và sinh cảnh do các hoạt động khai thác trái phép Miền tây Nghệ An được biết đến khơng những là khu vực cịn tồn tại khá lớn diện tích các loại rừng mà bên cạnh đó cịn có nhiều tài ngun khống sản khác. Vì vậy đây là khu vực vẫn cịn tình trạng khai thác các loại khoáng sản quặng, đá... trái phép bên cạnh các cơ sở hoạt động có sự quản lý của nhà nước và chính quyền địa phương. Việc khai thác quá mức khơng những làm cạn kiệt tài ngun rừng mà cịn làm mất đi sinh cảnh sống của

các loài động thực vật.

Trong những năm gần đây hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách tỉnh cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bên cạnh những đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân thì hoạt động khai

thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những diễn biến phức tạp; hiện tượng khai thác trái phép, khơng đúng quy trình, khơng xây dựng hệ thống xử lý chất thải đã gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường làm ảnh hưởng và sự bức xúc của người dân. Tình trạng khai thác và chế biến khống sản cịn diễn ra rất phức tạp, manh mún, khó quản lý đặc biệt là trên địa bàn các huyện Quỳ Hợp, Tương Dương, Nghĩa Đàn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh cảnh và đa dạng sinh học trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)