Bộ chuyển đổi DC-DC được mơ tả trong Hình 2.13. Chúng bao gồm một tụ lọc đầu vào C1, 6 chuyển mạch dùng MOSFET (M1-M6), hai điôt chỉnh lưu, D1 và D2, một biến áp cao tần với hệ số biến áp bằng K và một tụ hóa C2.
Máy biến áp cung cấp điện áp cách ly giữa bảng mạch PV và lưới, nâng cao độ an toàn cho toàn hệ thống . Điện cảm rò (Lk) được sử dụng như 1 phần tử chuyển đổi nguồn. Sự điều khiển chuyển đổi pha thích hợp giữa những chân cầu vào (M1-M4) và những chân kích hoạt chỉnh lưu (M5-M6) cho phép định hướng dịng điện của biến áp, vì vậy có thể đạt được chuyển đổi với điện áp và dòng điện bằng 0 (Zero current Zero Voltage Switching - ZCZVS).
2.3.3. Nghịch lưu nối lưới (Grid Tie Inverter)
Bộ nghịch lưu (Inverter) có chức năng biến đổi dịng điện một chiều (DC) từ thanh cái một chiều thành dòng điện xoay chiều (AC) và kết nối với lưới. Khác với bộ nghịch lưu làm việc nối lưới có lưu trữ, nghịch lưu nối lưới phải đảm bảo chuẩn kết nối lưới về biên độ, tần số và góc pha, đồng thời phải điều chỉnh được dịng cơng suất bơm vào lưới.
Tùy theo yêu cầu của phụ tải mà ta thiết kế bộ nghịch lưu là một pha hay ba pha. Trong phạm vi của đề tài ta chỉ nghiên cứu bộ nghịch lưu một pha.
2.3.3.1. Nghịch lưu dịng một pha:
Là mạch nghịch lưu có điện cảm L bằng vơ cùng ở đầu vào, làm cho tổng trở trong của nguồn có giá trị lớn: tải làm việc với nguồn dịng. Hình 2.14 trình bày sơ đồ nguyên lý và mạch điện tương đương của Nghịch lưu nguồn dòng 1 pha tải RL. Dòng in phẳng, khơng đổi ở một giá trị tải, được đóng ngắt thành nguồn AC cung cấp cho tải. - S2 S1 S4 S3 V Tai L Vc in
Hình 2.14 Sơ đồ nguyên lý mạch nghịch lưu nguồn dịng S1, S4 đóng: i0>0; S2, S3 đóng: i0<0