- Quan hệ giữa tình trạng hoạt động của các linh kiện trong mạch và điện áp trên tải được mô tả trong bảng 2.1
- Lưu ý là các trường hợp khác đã được loại trừ, ví dụ ngắn mạch.
Bảng 2.1 Sơ đồ trạng thái đóng ngắt các khóa trên mạch cầu H
Q1 Q2 Q3 Q4 Áp trên tải
Dẫn Tắt Tắt Dẫn Dương
Tắt Dẫn Dẫn Tắt Âm
Dẫn Dẫn Tắt Tắt 0V
Tắt Tắt Dẫn Dẫn 0V
2.3.4. Các phương pháp điều khiển bộ nghịch lưu áp
- Có nhiều phương pháp điều khiển bộ nghịch lưu áp. Có thể kể đến như phương pháp điều chế độ rộng xung sin (Sin PWM), phương pháp điều chế theo mẫu, phương pháp điều chế độ rộng xung tối ưu (optimum PWM), phương pháp điều rộng,…Các phương pháp trên nhằm mục tiêu duy nhất là cho điện áp đầu ra có dạng càng gần sin càng tốt. Thơng thường dạng sóng tạo ra có 2 loại: tạo ra sóng sin mơ phỏng và sin chuẩn.
2.3.4.1. Dạng sóng sin mơ phỏng:
Một sóng sin mơ phỏng có dạng sóng gần với sóng vng nhưng có giai đoạn chuyển đổi nên gần với sóng hình sin. Hình dạng của các dạng sóng được vẽ trong Hình 2.18 dưới đây. Sóng sin mơ phỏng có thể được tạo dễ dàng bằng cách chuyển đổi bởi 3 mức tần số xác định. Do đó, giá thành rẻ. Tuy nhiên khơng phải thiết bị nào cũng có thể sử dụng loại nghịch lưu này.
2.3.4.2. Dạng sóng sin chuẩn:
Để tạo ra dạng sóng sin chuẩn thì cũng có nhiều phương pháp. Trong luận văn này ta chỉ xét phương pháp điều biến độ rộng xung (Pusle Width Modulation - PWM) bằng linh kiện điện tử số:
- Tín hiệu PWM tương tự sử dụng bộ so sánh hai tín hiệu vào, gồm tín hiệu chuẩn và tín hiệu sóng mang để tạo ra tín hiệu dựa trên sự sai khác. Tín hiệu chuẩn phải có dạng sin tần số cùng với tần số yêu cầu ở đầu ra, trong khi tín hiệu sóng mang ở dạng sóng răng cưa hay tam giác và thường có tần số lớn hơn tần số chuẩn.