Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018​ (Trang 36 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

- Phương pháp chuyên gia: được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác.

- Phương pháp chun khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đơ thị, đơ thị hóa và sản nơng nghiệp.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số phương pháp cụ thể đó là:

2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của thị xã Phổ

Yên và tỉnh Thái Nguyên và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web,...

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…

- Tài liệu, số liệu đã được cơng bố về tình hình kinh tế, xã hội nơng thơn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực .... Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thơng tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu và cán bộ quản lý đại chính xã, phường trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

+ Đối với cán bộ quản lý: Tiến hành điều tra phỏng vấn 18 cán bộ địa chính xã, phường và 02 cán bộ trực tiếp làm cơng tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Phòng TN&MT thị xã Phổ Yên.

+ Đối với các hộ dân: Chọn ngẫu nhiên 10 hộ trong mỗi xã, phường trên địa bàn thị xã Phổ Yên được Nhà nước đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Số lượng mỗi phường, xã điều tra là 10 hộ, tổng điều tra 180 hộ trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài dựa vào số liệu chuyển mục đíchsử dụng đất đã được phê duyệt, số liệu đánh giá của người sử dụng đất và số liệu thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, cần tiến hành nghiên cứu, liệt kê, phân loại các loại số liệu theo từng tiêu chí, tiến hành so sánh từ đó rút ra những chỉ tiêu đã đạt và chưa đạt theo kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu

Từ các số liệu, biểu bảng có được sẽ tiến hành phân tích để thấy được mức độ kết quả thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất của từng loại đất; thấy được những khó khăn, trở ngại, là cơ sở đề xuất phương án, giải pháp cần thực hiện trong thời gian còn lại trong của kế hoạch sử dụng đất và cho những năm tiếp theo. Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mơ và vi mơ trong phân tích, mơ tả, và đánh giá quy trình, hiệu quả của các cơng tác trên. Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, so sánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)