Cảnh quan nhân sinh, hệ thống sử dụng đất và lớp phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích biến động cảnh quan trong bối cảnh đô thị hóa phục vụ quy hoạch và quản lý đất đai khu vực quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. Một số vấn đề về cơ sở lý luận nghiên cứu biến đổi cảnh quan trong bối cảnh đô

1.2.1.2. Cảnh quan nhân sinh, hệ thống sử dụng đất và lớp phủ

a. Cảnh quan nhân sinh và hệ thống sử dụng đất đai

* Cảnh quan nhân sinh

Trên cơ sở kế thừa và vận dụng lý luận nghiên cứu trong các cơng trình về cảnh quan nhân sinh của nhiều tác giả trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, có thể rút ra đƣợc khái niệm chung về cảnh quan nhân sinh nhƣ sau:

“Cảnh quan nhân sinh là cảnh quan tự nhiên mà trong đó có bất kì hợp phần nào bị biến đổi hoặc được bảo tồn bởi hoạt động của con người“. (Nguyễn cao Huần,

2002).

Cấu trúc cảnh quan nhân sinh gồm hai khối: khối tự nhiên và khối nhân sinh. Với đầu vào là nguồn năng lƣợng, vật chất tự nhiên và nhân tạo, các chính sách và khao học kỹ thuật, đầu ra là các sản phẩm kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Do vậy, mỗi đơn vị cảnh quan nhân sinh ln chứa đựng hai nhóm thuộc tính là thuộc tính tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hậu – thủy văn, đất đai, sinh vật) và thuộc tính nhân sinh (con ngƣời và các hoạt động khai thác tài nguyên).

Trong nghiên cứu cảnh quan hiện nay, khía cạnh xã hội hay chức năng xã hội đã đƣợc chú trọng và nhấn mạnh nhƣ một phần không thể thiếu trong nghiên cứu Cảnh quan nhân sinh nói riêng cũng nhƣ nghiên cứu địa lý ứng dụng nói chung. Đây là một trong những cơ sở khoa học để lựa chọn những phƣơng án tối ƣu nhất cho khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên nguyên tắc đảm bảo sự hài hịa giữa mơi trƣờng, xã hội và phát triển kinh tế.

b. Hệ thống sử dụng đất đai

Hệ thống sử dụng đất đai là một hệ thống tự nhiên - nhân tác, gồm 02 bộ phận cấu thành, bộ phận tự nhiên (phức hợp của địa hình, đá mẹ, đất, nƣớc) và bộ phận nhân tác (con ngƣời với các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ) có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng. Trong hệ thống sử dụng đất

đai, hoạt động của con ngƣời quyết định đến việc hình thành, biến đổi, cải thiện hoặc suy thối tính chất tự nhiên của hệ thống.

c. Sự tương đồng của cảnh quan nhân sinh và hệ thống sử dụng đất đai

Từ hai định nghĩa trên cho thấy cảnh quan nhân sinh trong địa lý tƣơng đồng với hệ thống sử dụng đất đai trong khoa học về đất. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau, cảnh quan nhân sinh phản ảnh đặc điểm cấu trúc hình thái với các sản phẩm đầu ra, tùy theo từng dạng cảnh quan, còn hệ thống sử dụng đất phản ảnh nhiều hơn về các loại hình sử dụng đất thích hợp, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm bón, quản lý cùng với sản phẩm đầu ra, trong đó, sản phẩm kinh tế đƣợc chú ý nhiều hơn.

Nhƣ vậy, có thể sử dụng chung các phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai trong nghiên cứu cảnh quan nhân sinh và ngƣợc lại.

d. Tính biến động của cảnh quan nhân sinh và hệ thống sử dụng đất

Trong sự hình thành và phát triển cảnh quan nhân sinh (hệ thống sử dụng đất), vai trò của yếu tố nhân sinh nhƣ một yếu tố không thể thiếu, có tác động trực tiếp hay gián tiếp thơng qua các hoạt động, các chính sách phát triển. Các tác động này có thể làm biến đổi một phần hoặc biến đổi hoàn toàn cảnh quan, biến chúng thành các dạng cảnh quan mới, khác với trạng thái ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích biến động cảnh quan trong bối cảnh đô thị hóa phục vụ quy hoạch và quản lý đất đai khu vực quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 30 - 31)