Quan điểm, phƣơng pháp và các bƣớc nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích biến động cảnh quan trong bối cảnh đô thị hóa phục vụ quy hoạch và quản lý đất đai khu vực quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và các bƣớc nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Khi nghiên cứu phải xem xét tất các hợp phần hình thành nên cảnh quan quận Hà Đông. Các hợp phần cảnh quan này có mối quan hệ qua lại với nhau nên khi tác động vào một hợp phần này thì hợp phần khác cũng có xu hƣớng bị biến đổi. Đối với cảnh quan khu vực trong q trình đơ thị hố đặc biệt là lớp phủ đất bị thay đổi bằng các lớp phủ quần cƣ với các tính chất mặt đệm khác nhau, kéo theo các tính chất vật lý - nhiệt và ẩm thay đổi căn bản.

2. Quan điểm phát triển bền vững

Khi nghiên cứu đánh giá bất kỳ một cảnh quan nào cho một mục đích nào đó, đều phải chú ý đến một mục tiêu đó là phát triển bền vững. Với mục tiêu phục vụ công tác quy hoạch và quản lý đất đai khu vực quận Hà Đông đƣợc hiệu quả và hợp lý, đề tài đã chú trọng xem xét tính phù hợp của sự bố trí các cảnh quan và kiến trúc cảnh quan đơ thị có hợp lý và đáp ứng đƣợc sự mong đợi của cƣ dân hay không.

3. Hệ phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều

kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất của quận Hà Đông tại thời điểm hiện trạng để phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ về khu vực quận

Hà Đông để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc,

tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các các năm để thấy đƣợc sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đƣa ra đánh giá về

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến trao đổi, đóng góp của các chuyên gia

trong lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng trong đề xuất định hƣớng sử dụng đất khu vực nghiên cứu đến 2030.

- Phương pháp viễn thám, bản đồ và GIS:

Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp viễn thám, bản đồ và GIS đƣợc sử dụng để thành lập, trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất, bản đồ cảnh quan và bản đồ biến đổi cảnh quan quận Hà Đông.

Trƣớc hết, phƣơng pháp phân tích ảnh viễn thám đƣợc sử dụng trong giải đốn ảnh và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các giai đoạn 1999, 2008 và 2016. Qua thực tế nghiên cứu ở khu vực và dựa vào tƣ liệu viễn thám, hệ thống phân loại lớp phủ đƣợc xác định bao gồm 5 loại đối tƣợng là: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, giao thông và mặt nƣớc. Dữ liệu gồm ảnh Landsat 8 ETM+ năm 20116 có độ phân giải 30 m x 30 m và ảnh SPOT năm 1999 và 2008, có cùng độ phân giải 20 m x 20 m. Trên cơ sở các thuộc tính của từng đối tƣợng, tiến hành xây dựng mẫu giải đoán nhằm phân loại dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc ảnh vệ tinh kết hợp với ảnh chụp ngoài thực địa. Kết quả đã xây dựng đƣợc chìa khóa giải đốn ảnh khu vực nghiên cứu.

Bảng 1. 3: Chìa khố giải đốn ảnh khu vực nghiên cứu

STT Đối tƣợng Mẫu chìa khóa trên ảnh Ảnh thực tế

1

Đất nông nghiệp

2 Đất ở nông thôn

4 Đất giao thông

5 Mặt nƣớc

Sử dụng phần mềm ENVI và mẫu giải đoán (trong bảng), tiến hành chọn mẫu phân loại cho từng năm ảnh. Sau khi phân loại ảnh, tiến hành tách lọc, gộp lớp để có đƣợc kết quả cuối cùng.

Kết quả giải đoán là hiện trạng lớp phủ sử dụng đất đƣợc xuất sang dạng shapefile và đƣa vào phần mềm ArcGIS 10.2. Các loại lớp phủ của từng năm đƣợc tính tốn diện tích và là tiền đề để nghiên cứu phân tích q trình biến đổi của các loại hình sử dụng đất trong hệ thống sử dụng đất đai, một hợp phần trong công tác nghiên cứu, thành lập bản đồ cảnh quan.

Phần mềm MapInfo 12.0 đƣợc sử dụng trong thành lập, biên tập các bản đồ chuyên đề nhƣ bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ địa mạo và bản đồ lớp phủ. Các bản đồ chuyên đề này đƣợc tổng hợp lại, sử dụng phƣơng pháp chồng ghép bản đồ và dựa trên các nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối để thành lập bản đồ cảnh quan cho từng giai đoạn cũng nhƣ các bản đồ biến đổi cảnh quan tƣơng ứng.

1.3.3. Các bước nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 3 bƣớc cụ đƣợc thể hiện nhƣ trong Hình 1.3, cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xây dựng lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan; xây dựng cơ sở lý luận; lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.

- Bƣớc 2: Nghiên cứu hệ thống các cảnh quan và đặc điểm biến động của chúng. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Phân tích các yếu tố thành tạo cảnh quan, hiện trạng cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu các thời kỳ; phân tích biến động cảnh quan.

- Bƣớc 3: Đề xuất định hƣớng quy hoạch và giải pháp quản lý đất đai khu vực nghiên cứu. Định hƣớng đƣợc xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu cảnh quan, biến động cảnh quan và phân tích các quy hoạch liên quan tại Hà Đơng và Hà Nội.

Hình 1. 3: Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu của đề tài

1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.1. Tổng quan các quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan 1.2. Cơ sở lý luận 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2. Hệ thống các cảnh quan và đặc điểm biến động

2.1. Các yếu tố thành tạo cảnh quan 2.2. Thể hiện cảnh quan qua các mốc thời gian 2008, 2016 2.3. Biến động cảnh quan

3. Giải pháp quản lý Quy hoạch và quản lý đất đai

3.1. Phân tích quy hoạch và quy trình quản lý đất đai 3.2. Đề xuất định hƣớng quy hoạch và giải pháp quản lý đất đai

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm và vai trò các yếu tố thành tạo cảnh quan quận Hà Đơng

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Quận Hà Đơng nằm ở phía Tây Nam trung tâm thủ đơ Hà Nội có toạ độ địa lý 20059’ vĩ độ Bắc, 105045’ kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hịa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đơ và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sơng Nhuệ, sơng Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.963,95 ha và 17 đơn vị hành chính phƣờng. Ranh giới tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hồi Đức; phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chƣơng Mỹ; phía Đơng giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xn; phía Tây giáp huyện Hồi Đức và huyện Quốc Oai.

Quận có vị trí địa lý liền kề trung tâm thủ đơ Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lƣu kinh tế. Là địa bàn mở rộng ảnh hƣởng của không gian mở rộng trung tâm thủ đô Hà Nội. Đồng thời chịu tác động văn hóa, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, dịch vụ, thị trƣờng từ trung tâm thủ đô. Quận Hà đông là điểm nút các trục tuyến giao thông quan trọng hƣớng về Tây - Tây Nam thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Nam.

Quận Hà Đông là trung tâm kinh tế văn hố, khoa học cơng nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây (trƣớc đây), quận Hà Đơng cịn nằm trong chuỗi đơ thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Quận Hà Đông là quận mới thành lập sau khi sát nhập, nằm liền kề với các quận nội đô cũ và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đơ Hà Nội. Thực tế cho thấy quận có mối quan hệ phát triển không chỉ về mặt giao thơng, cơ sở hạ tầng mà cịn cả về mặt kinh tế - xã hội.

Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ Quận Hà Đông cùng chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hƣớng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan toả ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hƣớng cơng nghiệp hố hiện đại hố.

Chính những điều trên thể hiện vị thế địa kinh tế và phát triển đô thị của quận Hà Đơng. Đây là yếu tố gián tiếp nhƣng có ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành, biến đổi cảnh quan.

2. Địa chất - Địa hình Địa chất:

Khu vực nghiên cứu nằm gọn trong cấu trúc trũng Hà Nội, đƣợc lấp đầy bởi trầm tích Kainozoi, đặc biệt trầm tích Đệ Tứ. Các trầm tích hiện tại trên mặt chủ yếu là cát, cát bột, cát sét và bột sét. Thành phần này thể hiện rõ ở dạng địa hình trong khu vực nghiên cứu.

Địa hình:

Sự tác động của con ngƣời, đặc biệt là hệ thống đê điều đƣợc hình thành và hoạt động của con ngƣời đã tác động lớn tới địa hình. Có thể phân chia địa hình khu vực hành các loại sau (Hình 2.2.):

Dải đồng bằng trong đê (FS1a; FS1b) hình thành trên vùng sụt tƣơng đối. Đây

là dạng địa hình có diện tích lớn nhất, bề mặt đồng bằng bằng phẳng đƣợc cấu tạo ở aluvi hiện đại gồm cát, cát bột, cát sét, bột sét. Đồng bằng đã ổn định vì đƣợc bảo vệ bởi hệ thống đê, hàng năm không bị xâm thực và bồi tụ.

Dải đổng bằng ngồi đê (FS2a; FS2b) là dải đồng bằng bồi tích hiện đại phát

triển dƣới tác động mạnh mẽ của con ngƣời, ngày càng bị thu hẹp bởi hệ thống đê ngày càng đƣợc củng cố vững chắc và ép sát vào bờ sông. Độ cao đồng bằng dao động từ 3 – 7m trên các bãi bồi của sông Đáy và đƣợc tạo bởi các trầm tích sơng, bãi bồi hiệnđại gồm cát và bột sét.

Ngồi ra, cịn có một dạng địa hình đặc biệt nữa đó là các Địa hình tích tụ vùng

lịng sơng cổ (FL). Cũng là địa hình có nguồn gốc đầm lầy, song các thành tạo này có

nguồn gốc ngun thuỷ từ các lịng sơng cổ, hình thành trong q trình uốn khúc lịng sơng. Việc khoanh vẽ, ghép nối các lịng sơng cổ này giúp chúng ta có thể khơi phục lại hệ thống dịng chảy – giao thơng thuỷ trong lịch sử phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu về những lĩnh vực có liên quan.

Nhìn chung, Hà Đơng là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trƣng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình khơng lớn, biên độ cao nằm trong khoảng 3,5m - 6,8m. Địa hình quận chia ra làm 3 khu vực chính: khu vực Bắc và Đông Sông Nhuệ; khu vực Bắc kênh La Khê; khu vực Nam kênh La Khê. Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đơng có điều kiện thuận lợi để thực hiện q trình đơ thị hóa và thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật ni, luân canh tăng vụ, tăng năng suất phát triển các vùng nông

nghiệp sinh thái tại các vùng ven sông Đáy, sông Nhuệ.

Điều kiện địa chất, địa hình có ảnh hƣởng đến quy hoạch phát triển nông nghiệp, đến quy hoạch kiến trúc cảnh quan đơ thị trên nền địa hình đồng nhất và bằng phẳng.

3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu

Quận Hà Đơng nằm trong nền chung của khí hậu đồng bằng sơng Hồng với các đặc điểm nhƣ sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, lƣợng mƣa trung bình 1750mm - 1850mm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,70C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thƣờng trên 260C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Độ ẩm: độ ẩm tƣơng đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (88-93%), các tháng có độ ẩm tƣơng đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (76-80%).

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đơng thƣờng có những đợt khơng có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao.

Chế độ mƣa: lƣợng mƣa phân bổ không đều, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 75-80% tổng lƣợng mƣa trong năm và mƣa lớn thƣờng tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thƣờng diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20-25% lƣợng mƣa cả năm và thƣờng chỉ có mƣa phùn, các tháng mƣa ít nhất là tháng 11, 12, 1.

b. Thuỷ văn

Sông Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hƣởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thốt nƣớc khu vực quận.

Sơng Nhuệ là một trong những nhánh sông lớn của sông Đáy ở phía bờ Tả. Trong khu vực nghiên cứu, sông Nhuệ đƣợc bắt nguồn từ cống Thụy Phƣơng là một nhánh của sông Hồng, phần chảy qua vùng dài 10-15km. Chiều rộng trung bình 15- 20m, nhỏ nhất là 13m, lớn nhất là 34m (cầu Hà Đông). Chiều dày lớp nƣớc sơng trung bình 1,5-2m, lớn nhất là 3,46m (cầu Hà Đơng). Lƣu lƣợng dịng chảy mùa khô từ 4,088-17,442 m3/s. Tại cầu Hà Đơng lớp bùn có thành phần bột thơ 30%, sét 33% và có chiều dày lớp bùn là 0,87m. Nƣớc sông Nhuệ nhạt có kiểu bicarbonat – calci và không thay đổi theo mùa.

Sông Đáy là một phân lƣu của sông Hồng, bắt nguồn từ huyện Phúc Thọ chảy ven phía Tây khu vực nghiên cứu với chiều dài khoảng 10km. Chiều sâu trung bình của sơng 0,6 - 0,8m, rộng nhất là 13m. Về mùa khơ, sơng Đáy khơng có dịng chảy, lớp bùn đáy sơng chủ yếu là cát, tại cầu Mai Lĩnh lớp bùn dày 0,2m trong đó thành phần cát chiếm 47%, sét là 23%.

Ngoài ra, quận Hà Đơng cịn một hệ thống các hồ nƣớc giữ vai trị là khơng gian sinh thái, điều hồ khí hậu, đƣợc mệnh danh là lá phổi xanh, điểm nhấn cho cảnh quan đơ thị. Trong đó, ba hồ có diện tích lớn nhất là Hồ Văn Quán năm trên đƣờng 19/5 trong khu đô thị Văn Quán; Hồ Văn Yên nằm đối diện hồ Văn quán và Hồ Đầm Khê nằm trong khu đô thị Văn Khê phƣờng Hà Cầu. Tuy vậy, hiện nay các hồ đang bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng và sức khoẻ của ngƣời dân xung quanh.

Hiện trạng hệ thống kênh, cống tiêu do dự án các khu đô thị, khu công nghiệp chia cắt và không đƣợc đầu tƣ nâng cấp cải tạo, bị bồi lắng nên ách tắc. Hiện tƣợng ngập úng thƣờng xuyên xảy ra tại một số địa điểm khi có mƣa lớn nhƣ:

+ Khu vực hai bên đƣờng Chu Văn An sát cầu Am bị ngập úng nặng kể từ khi thi công Cầu Am. Ngun nhân là do trong q trình thi cơng cầu bị bồi lấp cửa cống.

+ Khu vực đƣờng Phan Đình Phùng cụ thể là chợ tạm bị ngập úng từ khi cải tạo lại hệ thống thốt nƣớc Phan Đình Phùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích biến động cảnh quan trong bối cảnh đô thị hóa phục vụ quy hoạch và quản lý đất đai khu vực quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 34)