CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Giới thiệu bùn thải khu chế biến sắt Bản Cuôn
Hiện nay, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã phát hiện và khoanh định được trên 216 điểm quặng sắt, có 13 mỏ có trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, và nằm rải rác ở các khu vực tỉnh Hòa Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và ở một số khu vực khác thuộc Hồ Bình, Lai Châu, Sơn La, các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Tổng trữ lượng địa chất thăm dò và dự báo khoảng gần 1,1 tỷ tấn, trong đó: Trữ lượng cấp A+B+C1 là: 568,18 triệu tấn; Trữ lượng cấp C2 là: 193,23 triệu tấn (Nguyễn Văn Nhân, 2004).
Hiện nay ở tỉnh Bắc Kạn có 5 mỏ quặng sắt đã được cấp phép khai thác gồm: Bản Phắng, Nà Nọi, Sỹ Bình, Bản Lác và Bản Cuôn (Nguyễn Văn Nhân, 2004).
Mỏ sắt Bản Cuôn có nguồn gốc phong hóa thuộc xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Mỏ sắt Bản Cn được hình thành do q trình oxy hóa các thân quặng gốc (manhetit, siderit, pyrit, pyrotin) hoặc đá siêu mafic. Thành phần quặng bao gồm 63% magnetit, 30,6% thạch anh và 6,3% clorit. Quặng có cấu tạo khối đặc xít. Hàm lượng sắt dao động từ 38,0 - 67,6%, hàm lượng trung bình đạt 59,3%. Hàm lượng MnO thấp nhất, cao nhất và trung bình đạt 0,008, 0,088 và 0,04% (Nguyễn Văn Nhân, 2004).
Mỏ sắt Bản Cuôn do cơng ty cổ phần vật tư và thiết bị tồn bộ Matexim làm chủ đầu tư, với tổng trữ lượng khai thác tồn mỏ đạt 2.353.881 tấn, cơng suất khai thác 285.000 tấn quặng thô/năm. Công suất chế biến của nhà máy là 200.000 tấn quặng tinh/năm (Thăng Thị Minh Hiến, 2014). Sản phẩm chính gồm 2 loại quặng là limonit và quặng manhetit.
Quặng nguyên khai sau khi khai thác được chở về xưởng tuyển, sau đó được đập nhỏ và tuyển từ. Nước sản xuất của mỏ sắt Bản Cuôn chủ yếu là từ khâu tuyển rửa quặng vào khoảng 1.500m3/ngày và nước thải sinh hoạt ước tính 50m3
/ngày. Nước thải từ khâu sản xuất có hàm lượng cặn lơ lửng lớn (chủ yếu là cặn bùn sét, độ đá, cát sạn và cặn vô cơ), độ đục và hàm lượng dầu mỡ cao. Khối lượng bùn thải của xưởng tuyển hàng năm khoảng 3.000 m3 đến 3.500m3/năm. Hồ lắng có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ lượng nước tuyển rửa quặng, quặng đuôi của công nghệ tuyển (Thăng Thị Minh Hiến, 2014).