Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ thuế_3 pdf (Trang 28 - 30)

Thu nhập chịu thuế là một căn cứ quan trọng để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là quản lý thu nhập chịu thuế. Việc quản lý thu nhập chịu thuế đòi hỏi phải quản lý chính xác các yếu tố: doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý và thu nhập chịu thuế khác. Để quản lý đ−ợc các yếu tố này, cơ quan thuế cần nắm đ−ợc tình hình kinh doanh thực tế của các cơ sở kinh doanh. Điều này đ−ợc thực hiện thông qua việc kiểm tra tờ khai thuế và báo cáo quyết toán thuế hàng năm (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai). Trong đó, trọng tâm là kiểm tra báo cáo quyết toán thuế.

Quản lý doanh thu tính thuế

Mục tiêu của công tác quản lý doanh thu tính thuế là phải xác định đầy đủ các doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh. Ph−ơng pháp xác định doanh thu chủ yếu là kiểm tra sổ kế toán và đối chiếu, so sánh (so sánh giữa số liệu trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh với số liệu của khách hàng; so sánh giữa số liệu trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh với các chứng từ gốc quan trọng nh− hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho; so sánh giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết; so sánh giữa l−ợng hàng nhập kho với l−ợng hàng xuất kho…).

Các tài liệu chủ yếu cần kiểm tra là: báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh; sổ nhật ký bán hàng; sổ chi tiết tài khoản 131- Phải thu của khách hàng; sổ cái, sổ doanh thu (tài khoản 511); các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng; các hoá đơn bán hàng; biên bản đối chiếu công nợ phải thu; sổ kho hàng hoá, thành phẩm; phiếu xuất kho, nhập kho…

Quản lý chi phí hợp lý

Để trốn thuế, các cơ sở kinh doanh có xu h−ớng hạch toán tăng chi phí so với chi phí kinh doanh thực của doanh nghiệp hoặc đ−a vào chi phí hợp lý tính thuế thu nhập doanh nghiệp những khoản không đ−ợc Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép khấu trừ hoặc xác định sai chế độ quy định. Công tác quản lý chi phí hợp lý phải loại bỏ đ−ợc các thủ đoạn trên.

Ph−ơng pháp chủ yếu để quản lý chi phí hợp lý là:

- Kiểm tra các khoản chi phí theo kê khai của cơ sở kinh doanh có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập và doanh thu hay không; chi có đúng định mức quy định không…

- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ chi.

- Kiểm tra các điều kiện xác định cho khoản chi, chẳng hạn nh− nếu doanh nghiệp có trích khấu hao nhanh thì tài sản trích khấu hao nhanh có đủ điều kiện không; việc trích lập dự phòng có đúng chế độ quy định không, có v−ợt quá mức khống chế không, có đáp ứng các điều kiện về trích lập dự phòng không…

- So sánh, đối chiếu số liệu các chứng từ chi quan trọng của cơ sở kinh doanh với số liệu của các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho cơ sở kinh doanh.

Các tài liệu hồ sơ chủ yếu có liên quan đến xác định chi phí hợp lý của cơ sở kinh doanh cần kiểm tra là: các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; các sổ kế toán liên quan đến xác định chi phí nh−: tài khoản 211; 214, 627, 641, 642, 152, 156, 334, 622, 139, 159, 111…; các hợp đồng kinh tế của cơ sở kinh doanh…

Quản lý thu nhập chịu thuế khác

Công tác quản lý thu nhập chịu thuế khác cần bao quát hết các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà cơ sở kinh doanh đ−ợc h−ởng. Muốn vậy, cán bộ thuế cần nắm đ−ợc thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với công tác kiểm tra các tài liệu kê khai để xác định đúng và đầy đủ các thu nhập chịu thuế khác để đ−a vào tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Các tài liệu, hồ sơ của cơ sở kinh doanh cần kiểm tra để xác định chính xác thu nhập chịu thuế khác là: sổ doanh thu (tài khoản 511); sổ quỹ tiền mặt (tài khoản 111); sổ chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng (tài khoản 131); sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng 112…

Ngoài ra, để quản lý tốt căn cứ tính thuế, cần quản lý tốt việc miễn, giảm thuế của cơ sở kinh doanh. Trọng tâm của mặt công tác này là xác định đúng tr−ờng hợp và điều kiện đ−ợc miễn, giảm thuế của cơ sở kinh doanh.

Riêng các hộ kinh doanh nộp thuế khoán, cần thực hiện đúng quy trình điều tra và ấn định doanh số; th−ờng xuyên nắm bắt tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh và kịp thời điều chỉnh doanh thu khoán cho phù hợp với tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh.

Ch−ơng 6

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ thuế_3 pdf (Trang 28 - 30)