Quản lý đối t−ợng nộp thuế

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ thuế_3 pdf (Trang 27 - 28)

Quản lý đối t−ợng nộp thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Để quản lý tốt đối t−ợng nộp thuế, tr−ớc hết cần phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa các cục thuế và chi cục thuế. Việc phân cấp quản lý thu phù hợp giúp cho việc quản lý đối t−ợng nộp thuế chặt chẽ, tránh bỏ sót đối t−ợng nộp thuế, theo dõi tốt mọi biến động của đối t−ợng nộp thuế; đồng thời, tránh đ−ợc tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Yêu cầu đối với công tác quản lý đối t−ợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và quản lý thu thuế nói chung là phải th−ờng xuyên nắm chắc số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Muốn vậy, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, với chính quyền địa ph−ơng; đồng thời, phải thực hiện tốt công tác cấp mã số thuế cho đối t−ợng nộp thuế cũng nh− đôn đốc các đối t−ợng nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế. Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký mã số thuế, cán bộ quản lý thu cần kiểm tra các chỉ tiêu ghi trên tờ khai đăng ký thuế của đối t−ợng nộp thuế để đảm bảo tính chính xác của tài liệu kê khai.

Cán bộ quản lý cần theo dõi sát tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của đối t−ợng nộp thuế, nắm bắt kịp thời những cơ sở kinh doanh mới ra kinh doanh nh−ng ch−a đăng ký thuế để đôn đốc cơ sở kinh doanh thực hiện quy định về đăng ký thuế; nắm bắt những cơ sở kinh doanh tự ý thay đổi địa điểm kinh doanh, trụ sở làm việc mà không khai báo với cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ thuế_3 pdf (Trang 27 - 28)