III: X4 X5 X6 X7 =
1: Pha thiết lập cuộc gọi 2: Pha trao đổi dữ liệu 3: Pha kết thúc cuộc gọ
2.4. Điều khi khiển liên kết dữ liệu dùng giao thức HDLC
Giao thức hướng bít quan trọng nhất là giao thức HDLC. (Điều khiển liên kết số liệu mức cao – High Level Data Link Control). Ngoài tính phổ biến, HDLC còn là cơ sở cho nhiều giao thức quan trọng khác được sử dụng trong viễn thông.
Giao thức HDLC đưa ra một số các tuỳ chọn để phù hợp với một dải rộng các yêu cầu của người dùng. Chúng có thể dùng cả với các kênh bán song công hay song công, với các cấu hình điểm tới điểm hay điểm tới đa điểm, trong cả mạng chuyển mạch và mạng không chuyển mạch.
2.4.1. Đặc tính
Để phù hợp với các ứng dụng khác nhau, HDLC phân chia ra các loại trạm, loại cấu hình đường dây và các chế độ trao đổi dữ liệu khác nhau.
Các trạm HDLC được chia thành 3 loại:
* Trạm sơ cấp: Là trạm điều khiển đường liên kết dữ liệu. Trạm này đóng vai trò như trạm chủ và phát các khung tin (được gọi là các lệnh) tới các trạmt hứ cấp trên kênh. Nó cũng thu các đáp ứng từ các trạm thứ cấp trên kênh. Trong các đường đa điểm, trạm sơ cấp có trách nhiệm duy trì các phiên làm việc (session) tách biệt với mỗi trạm tham gia vào tuyến kết nối.
* Trạm thứ cấp: Đóng vai trò như trạm tớ đối với trạm sơ cấp. Nó trả lời với các lệnh từ trạm sơ cấp ở dạng các đáp ứng. Nó duy trì chỉ phiên làm việc với trạm sơ cấp và không có trách nhiệm gì với đường kết nối. Các trạm thứ cấp không thẻ thông tin trực tiếp với mỗi trạm thứ cấp khác.
* Trạm tổ hợp Tổ hợp các đặc tính của cả trạm sơ cấp và trạm thứ cấp. Nó phát ra cả lệnh và đáp ứng, đồng thời thu cả lệnh và đáp ứng từ một trạm tổ hợp khác. Trạm tổ hợp duy trì một phiên làm việc với một trạm tổ hợp khác.
HDLC đưa ra 3 phương pháp cấu hình kênh cho việc dùng các trạm sơ cấp thứ cấp và tổ hợp.
* Cấu hình không cân bằng đưa ra cho một trạm sơ cấp và một hay nhiều trạm thứ cấp. Các hình này gọi là không cân bàng do vị thế các trạm sơ cấp và thứ cấp là không ngang bằng nhau.
* Cấu hình đối xứng hiện được sử dụng rất ít. Cấu hình này đưa ra đối với 2 trạm không cân bằng, độc lập, điểm tới điểm. Mỗi trạm đều có trạng thái sơ cấp và trạng thái thứ cấp, và cả 2 trạng thái của trạm này là ngược lại so với trạm kia. Thậm chí các trmạ có cả 2 khả năng: Sơ cấp và thứ cấp, các lệnh và đáp ứng được ghép kênh lại trên kênh chung.
* Cấu hình cân bằng gồm 2 trạm tổ hợp
Thuật ngữ cân bằng hay không cân bằng ở đây không có gì liên quan tới đặc tính điện của mạch.
Khi các trạm trao đổi dữ liệu, chúng thực hiện thông tin theo 1 trong 3 chế độ sau:
* Chế dộ đáp ứng bình thường NRM đòi hỏi trạm thứ cấp phải nhận được phiếu cho phép từ trạm sơ cấp trước khi phát. Sau khi nhận được cho phép, trạm thứ cấp có thể phát 1 hay nhiều khung chứa dữ liệu. Sau khung cuối cùng, trạm thứ cấp bắt buộc phải có lại phiếu cho phép trước khi phát.
* Chế độ đáp ứng không đồng bộ ARM cho phép trạm thứ cấp có thể khởi đầu việc truyền mà không cần có phiếu cho phép của trạm sơ cấp ARM có thể giảm được tiếp đầu vì trạm thứ cấp không cần thiết đoạn thăm dò để gửi dữ liệu.
Tuy nhiên, trạm thứ cấp làm việc trong chế độ ARM chỉ có thẻ phát khi nó phát hiện được kênh rỗi trong chế độ bán song công. Trạm sơ cấp đảm trách nhiệm vụ như hồi phục sai lỗi, thiết lập và ngắt kết nối.
* Chế độ cân bằng không đồng bộ ABM dùng cho các trạm tổ hợp.
Chế độ đáp ứng bình thường NRM thường dùng cho các đường đa điểm. Trạm sơ cấp điều khiển kết nối nhờ dùng thăm dò tới các trạm thuộc quyền ARM, ABM dùng cho đường điểm nối điểm do nó không cần tiếp đầu và không bị giữ chậm do thăm dò.
Lưu hành nội bộ -83-