Phối ghép Interfacing

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật truyền số liệu (Trang 58 - 60)

III: X4  X5  X6  X7 =

1.3.Phối ghép Interfacing

1.3.1. Khái niệm:

Phần lớn các thiết bị xử lý dữ liệu chỉ có sẵn trong mình một khả năng truyền dữ liệu hạn chế. Chúng thường tạo ra các dữ liệu số ở dạng đơn giản, hay gặp nhất là NRZ-L hoặc biến dạng của nó. Các dữ liệu này chỉ có thể truyền đi với một khoảng cách gần, bởi vậy rất ít khi chúng được nối trực tiếp với môi trường truyền. Trường hợp thường gặp hơn được minh hoạ trên hình 1.25. Các thiết bị xử lý dữ liệu như ta nói ở trên, ví dụ như các thiết bị đầu cuối dữ liệu hay máy tính được gọi chung là thiết bị đầu cuối dữ liệu (Data Terminal Equipment), viết tắt là DTE. DTE tham gia vào hệ

Lưu hành nội bộ -61-

thống truyền qua thiết bị trung gian gọi là thiết bị kết cuối mạch số liệu (Data Circuit – terminating Equipment), viết tắt là DCE.

Bộ thu/phát dữ liệu số .. . . . Bộ phối ghép đường truyền Bộ phối ghép đường truyền .. . . . Bộ thu/phát dữ liệu số Môi trường

truyền dẫy bit Các đường tín hiệu

và điều khiển

Hình 1.25

Trên một hướng, DEC đảm nhiệm phát hay thu các bit trên môi trường truyền. Trên hướng kia, DCE bắt buộc phải phối hợp với DTE. Thông thường điều nàyđòi hỏi phải trao đổi cả dữ liệu và thông tin điều khiển. Nhiệm vụ này được thực hiện bằng một bộ đường nối, gọi chung là cấcmchj trao đổi. Để hoạt động được, các thiết bị phải hợp tác với nhau ở mức độ rất cao. Hai DCE tại hai đầu phải hiểu nhau, ví dụ như đầu thu phải dùng chung loãi mã (AMI, Manchster ) như ở bên phát. Ngoài ra, mỗi cặp DTE-DCE phải ghép nối với nhau như thế nào đó để có thể tương tác một cách đúng và hiệu quả.

Để dễ dàng cho các nhà sản xuất và người sử dụng, các chuẩn đã được thiết lập, quy định một cách chính xác bản chất phối ghép giữa DTE và DCE. Các chuẩn này chính là các giao thức lớp vật lý trong mô hình OSI mà ta đã nhắc tới trong chương 1.

Các Interface có 4 đặc tính quan trọng: * Cơ khí

* Điện khí * Chức năng * Thủ tục

Các đặc tính cơ khí gắn với việc nối ghép vật lý cụ thể giữa DTE và DCE. Thông thường, các dây tín hiệu và điều khiển được tập trung vào một cáp với đầu nối đực hay đầu nối cái ở cuối. DTE và DCE bắt buộc phải có kiểu đầu (đực hay cái) ngược với nhau tại đầu cuối để có thể nối trực tiếp với nhau.

Đặc tính điện liên quan tới mức điện áp và định thời điểm thay đổi điện áp. Cả DTE và DCE phải dùng chung một loại mã (ví dụ NRZ-L), dùng các mức điện áp như nhau để mô tả cùng một thứ, và phải có cùng thời gian tồn tại của tín hiệu phần tử. Các đặc tính này quyết định tốc độ dữ liệu và khoảng cách lớn nhất có thể truyền.

Đặc tính chức năng nói tới các chức năng cần thực hiện bằng cách gán nội dung cho các mạch trao đổi. Các chức năng có thể chia thành các nhóm: Dữ liệu, điều khiển, định thời và đấu đất.

Đặc tính thủ tục quy định trình tự các sự kiện khi truyền dữ liệu, dựa trên các đặc tính chức năng của giao diện. Các ví dụ tiếp sau sẽ minh hoạ điều này.

Có nhiều chuẩn cho giao diện. Chúng ta sẽ xem xét một vài chuẩn sau: * EIA 232

* ISDN Physical Interface

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật truyền số liệu (Trang 58 - 60)