Cấu hình đường liên kết dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật truyền số liệu (Trang 68 - 70)

III: X4  X5  X6  X7 =

2.1.Cấu hình đường liên kết dữ liệu

1: Pha thiết lập cuộc gọi 2: Pha trao đổi dữ liệu 3: Pha kết thúc cuộc gọ

2.1.Cấu hình đường liên kết dữ liệu

Cấu hình đường gồm 3 đặc tính chủ yếu: * Topo đường (đồ hình đường)

* Tính đơn công – song công * Quy tắc, nội quy đường

Topo đường:

Topo của một liên kết dữ liệu đề cập tới cách thức vật lý mà các trạm tham gia vào liên kết. Nếu chỉ có hai trạm tham gia vào liên kết, đó là liên kết điểm - điểm. Nếu có nhiều hơn hai trạm tham gia vào liên kết, ta sẽ có topo đa điểm. Thông thường, một liên kết đa điểm phổ biến là một máy tính (trạm sơ cấp_ và nhiều thiết bị đầu cuối (các trạm thứ cấp). Một dạng phức tạp hơn của topo đa điểm là mạng nội hạt.

Lưu hành nội bộ -71- Computer Cổng Cổng Cổng Modem Modem Modem Modem Modem Terminal Terminal Modem Terminal Terminal

a. Topo điểm - điểm Computer Cổng Modem Modem Terminal Modem Terminal Modem Terminal Modem Terminal b. Topo điểm - đa điểm

Hình 2.1. Cấu hình điểm - điểm và điểm - đa điểm

Trong liên kết đa điểm, chỉ duy nhất một trạm có thể được phát tại một thời điểm. Hình 2.1 chỉ rõ ưu điểm của cấu hình đa điểm. Nếu mỗi đầu cuối đều có một liên kết điểm - điểm với máy tính, máy tính phải có bấy nhiêu cổng I/O tương ứng, và cũng cần tương ứng như vậy số đường truyền tách biệt. Ngược lại, với cấu hình đa điểm, máy tính sẽ rẻ hơn về cấu trúc phần cứng do chỉ cần một cổng I/O, và đáng kể hơn là chỉ cần một đường truyền chung. Hai điều này làm giảm đáng kể giá thành.

Tính đơn công song công

Tính đơn công – song công đề cập tới đặc tính hướng và thời gian trao đổi các luồng dữ liệu giữa hai đối tượng. Với việc truyền đơn công, luồng dữ liệu chỉ đi theo một hướng. Một trạm chỉ thu và một trạm chỉ phát. dạng đơn công không được dùng rộng rãi do trạm nhận không thể gửi tín hiệu điều khiển hay báo lỗi ngược lại theo đường kết nối tới nguồn dữ liệu. Đơn công có thể ví như cầu chỉ đi theo một chiều.

Liên kết bán song công có thể thu, phát song không đồng thời. Trong liên kết song công, cả hai trạm đều có thể phát dữ liệu đi đồng thời thu dữ liệu từ trmạ khác.

Quy tắc đường truyền

Cần thiết phải có một só các quy tắc để sử dụng một liên kết. Trên một đường bán song công, tại một thời điểm chỉ một trạm có thể được phát. Với cả đường bán song công và hoàn toàn song công, một trạm chỉ có thể phát khi biết rằng trạm cần thu đã chuẩn bị để thu nó.

Với liên kết điểm - điểm

Với liên kết điểm - điểm, quy tắc là khá đơn giản. Ta giả thiết có một kết nối bán song công trong đó một trạm bất kỳ đều có thể khởi đầu việc trao dổi thông tin như ví dụ trên hình 2.2. Nếu một trạm muốn gửi dữ liệu tới trạm khác, trước tiên nó hỏi thăm (Enquire – viết tắt là Enq) trạm kia để xem trạm đó đã chuẩn bị thu chưa. Trạm này trả lời (Response - Đáp ứng) với một phúc đáp tích cực (ACK) để chỉ thị rằng nó sẵn sàng. Trạm đầu tiên bấy giờ sẽ gửi dữ liệu dưới dạng các khung (Frame).

Trong thông tin không đồng bộ, dữ liệu được gửi như một luồng không đồng bộ các ký tự. Trong mọi trường hợp, sau khi một vài đơn vị dữ liệu đã được gửi đi, trạm thứ nhất sẽ tạm nghỉ để chờ kết quả. Trạm thứ hai sẽ phản hồi việc thu tốt dữ liệu (ACK). Trạm thứ nhất sẽ gửi thông báo kết thúc truyền (End of Transmission EOT). Thông báo này sẽ kết thúc việc trao đổi và làm hệ thống quay trở về vị trí ban đầu.

Một vài chức năng bổ sung được cộng thêm vào hình 2.2 để đảm bảo việc thu nhân tin không bị sai lỗi. Một phúc đáp phủ định (NAK) dùng đê báo rằng trạm không sẵn sàng để thu hay trong dữ liệu đã thu được có sai lỗi. Một trạm cũng có thể bị hỏng không đáp ứng được hay trong thông báo đáp ứng bị sai lỗi. Các trường hợp trên được mô tả bằng đường nhạt trên hình vẽ, trong đó các đường đậm mô tả các hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Trạm 1 sang trạm 2 EQR

Thiết lập

Trạm 2 sang trạm 1

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật truyền số liệu (Trang 68 - 70)