3.2.2 Phân tích tài sản nợ
♦Hoạt động huy động vốn
• Năm 2021, quy mơ tiền gửi khách hàng cả nước nói chung và ACB nói riêng đều có tốc độ tăng thấp hơn so với các năm trước. Quy mô tiền gửi khách hàng của ACB cuối năm 2021 đạt 380 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020, chiếm 72% tổng nguồn vốn, hoàn thành 99% so với kế hoạch đặt ra. Tốc độ tăng kép bình quân năm đạt 13% trong giai đoạn 2017-2021.
• ACB có ưu thế về ngân hàng bán lẻ, tập trung vào khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân lên đến 80% tổng huy động. Trong năm 2021, trước áp lực về việc giảm lãi suất huy động, ACB đã đưa ra các sản phẩm/chương trình ưu đãi phù hợp với từng phân khúc khách hàng với lãi suất cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh ngân hàng số với mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn so với tiền gửi tại quầy. Huy động không kỳ hạn tăng trưởng ấn tượng với mức 27%, đưa tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn từ 22% lên 25% trên tổng tiền gửi, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn và cải thiện biên sinh lời.
Tiền gửi khách hàng
Huy động theo kỳ hạn
♦Quy mơ vốn chủ sở hữu
• Vốn chủ sở hữu tăng 27% so với năm 2020 và đạt 45 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ tăng 25% chủ yếu từ việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. Lợi nhuận chưa phân phối đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2020 chủ yếu do kết quả kinh doanh tốt.
Chỉ tiêu 2020 2021 % tăng giảm
Vốn điều lệ 21.616 27.019 25%
Thặng dư vốn cổ phần 272 272 0%
Cổ phiếu quỹ - - 0%
Quỹ của Tổ chức tín dụng 5.742 7.164 25%
Chênh lệch tỷ giá 0 - 0%
Lợi nhuận chưa phân phối 7.819 10.445 34%
Tổng VCSH 35.448 44.901 27%
Đơn vị tính: tỷ đồng
3.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh
♦Thu nhập
• Lợi nhuận trước thuế trong năm 2021 là 11.998 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020 và vượt 13% so với mức kế hoạch.
• Tổng thu nhập trong năm của ACB đạt 23.564 tỷ đồng, tăng 30%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 30%, đạt 18.945 tỷ đồng. Biên sinh lời (NIM) được cải thiện so với năm 2020 nhờ vào tiết kiệm chi phí vốn từ việc cơ cấu lại danh mục nguồn vốn huy động và tín dụng tăng trưởng sớm trong những tháng đầu năm.
Chỉ tiêu20202021% tăng giảmTỷ trọng 2021
Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí16 11 -33%0%
Chi phí cho nhân viên4.337 5.129 18%62%
Chi về tài sản1.750 1.692 -3%21%
Chi cho hoạt động quản lý công vụ1.793 1.737 -3%21%
Chi nộp phí bảo hiểm, bảo tồn tiền gửi của khách hàng374 420 12%5%
Chi phí dự phịng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn và dự
phịng nợ khó địi (647) (758) 17% -9%
• Thu nhập ngồi lãi năm 2021 tăng 29%, cao nhất trong ba năm gần đây, đóng góp 20% trên tổng doanh thu. Thu nhập ngoài lãi cải thiện chủ yếu từ thu nhập phí tăng 71% so với cùng kỳ nhờ bancassurance, thẻ và thanh toán quốc tế. Một số mảng tăng tốt như thu nhập từ bán chứng khoán kinh doanh tăng 170%, đạt 450 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 872 tỷ đồng, tăng 27% và thu nhập từ bán chứng khoán đầu tư đạt 244 tỷ đồng.
• Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện thỏa thuận bảo hiểm nhân thọ giữa ACB và Sun Life Việt Nam. Doanh thu phí bảo hiểm tăng 131% so với năm 2020, đóng góp 52% tổng phí dịch vụ.
• Hoạt động kinh doanh thẻ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giãn cách xã hội, dẫn đến số lượng thẻ mở mới tăng 19% và doanh số giao dịch thanh toán tăng 19% so với năm 2020, thấp hơn mức tăng các năm trước. Tuy nhiên, ACB đã cho ra các dịng thẻ mới với những tính năng và ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền chi tiêu tại siêu thị cùng thẻ tín dụng ACB Visa Platinum; đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng qua việc cấp mã PIN giấy chuyển qua
hình thức E-PIN, chuyển đổi trả góp thẻ tín dụng qua mobile app, thẻ phi vật lí, rút tiền tại ATM khơng cần thẻ, v.v.
• Hoạt động xuất nhập khẩu cả nước là một điểm sáng với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục với con số gần 670 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước. Doanh số thanh toán quốc tế của ACB cũng đạt mức tăng cao là 24% so với năm 2020. Trong năm, ACB đã đưa ra các chương trình khuyến mại và ưu đãi phí thanh tốn quốc tế, phát triển các tiện ích về thanh toán quốc tế trực tuyến nhằm giảm bớt thời gian xử lý, từ đó đóng góp 13% vào tổng phí dịch vụ.
♦Chi phí hoạt động
• Chi phí trong năm 2021 được kiểm soát chặt chẽ với mức tăng nhẹ 8% so với năm 2020, chủ yếu nhờ giảm chi cơng tác phí, lễ tân khánh tiết, giao tế, các cơng trình cải tạo sửa chữa, thương hiệu mới giãn tiến độ thực hiện do tình hình dịch bệnh. Chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng lớn nhất với 62% tổng chi phí, tăng 18% so với năm 2020.
Kết quả kinh doanh 2021
Doanh thu Thu nhập lãiThu nhập
ngồi lãi
Tổng doanh thu
CPHĐDự phịngLNTTThuếLNST
5455
♦Chi phí dự phịng
• Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (3.336) tỷ đồng, bằng 254% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ACB chủ động trích lập 100% phần chênh lệch dự phịng của các khoản vay được phân loại theo Thông tư số 02/11 và phân loại theo Thông tư số 01/03/14. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chiếm 209%, đây là mức cao trong hệ thống ngân hàng, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro thận trọng.
♦Tỷ suất sinh lời, thu nhập mỗi cổ phần – cổ tức
Trong bối cảnh nền kinh tế có mức tăng thấp về tổng sản phẩm nội địa, ACB vẫn duy trì được tỷ suất sinh lời cao trong ngành. Nhiều năm qua, ACB có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 20%; và đạt 23,9% trong năm 2021, nằm trong tốp 2 ngân hàng dẫn đầu. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tiếp tục tăng qua các năm, cuối năm 2021 đạt 1,98%, tăng 12 điểm so với năm 2020.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) hiện đạt đạt mức ~3.498 đồng/cổ phiếu, giảm so với EPS 2020 (3.511 đồng/CP) do thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, thực hiện trong tháng 6 năm 2021.
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2021 của ACB.
♦Xếp hạng tín nhiệm
ACB luôn là một trong những ngân hàng được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá ở mức cao so với mức trần xếp hạng quốc gia của Việt Nam. Theo cơng bố của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investor Service vào ngày 29/11/2021, ACB được Moody’s đánh giá như sau:
Hạng mụcXếp hạng của Moody’s
Xếp hạng năng lực độc lập (BCA)Ba3
Xếp hạng tiền gửiBa3
Xếp hạng đơn vị phát hành dài hạnBa3
Triển vọngỔn định Hạng mụcXếp hạng của Fitch Xếp hạng phát hành nợ dài hạnBB- Xếp hạng phát hành nợ ngắn hạn B Xếp hạng sức mạnh độc lậpbb- Xếp hạng hỗ trợ của Chính phủb Triển vọngTích cực
Mức xếp hạng tín nhiệm này của ACB là mức cao trong những ngân hàng được Moody’s xếp hạng tại Việt Nam. Ngồi ra, ACB ln được nhận đánh giá cao từ tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings với triển vọng tích cực, cụ thể mức xếp hạng tín nhiệm tại ngày 20/12/2021 là:
♦Vị thế của ACB trong ngành
Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, ACB là một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Tương quan so sánh giữa ACB và một số ngân hàng tốp trên trong ngành là như sau:
• Quy mơ tổng tài sản
Đến cuối năm 2021, quy mơ tổng tài sản của ACB đạt 528 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020, xếp vị trí thứ 7 trong 10 ngân hàng cạnh tranh trực tiếp và xếp vị trí thứ 4 trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ tài sản lớn.
EPS
Quy mơ tổng tài sản của một số ngân hàng – 31/12/2021
Dư nợ cho vay khách hàng của một số ngân hàng – 31/12/2021
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồngĐơn vị tính: nghìn tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2021 của các ngân hàng.
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2021 của các ngân hàng.
♦Quy mô dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay cuối năm 2021 của ACB tăng 16% so với 2020, tồn dụng hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, và xếp vị trí thứ 7 so với các ngân hàng cạnh tranh. Tuy liên tục tăng trưởng mạnh về tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới dòng tiền của khách hàng nhưng ACB vẫn đảm bảo chất lượng nợ, với tỷ lệ nợ xấu thấp thứ 3 so với các ngân hàng cạnh tranh, ở mức 0,77%.
♦Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của ACB liên tục tăng với mức bình quân 18%/năm trong giai đoạn 2017-2021 mà không cần huy động thêm vốn từ cổ đông. Tính đến cuối năm 2021, quy mơ vốn chủ sở hữu tăng 27% so với cùng kỳ 2020, xếp thứ
Quy mô vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng – 31/12/2021
Huy động vốn từ khách hàng của một số ngân hàng – 31/12/2021. Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2021 của các ngân hàng.
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2021 của các ngân hàng.
♦Quy mô tiền gửi khách hàng
Vốn huy động của ngành trong năm 2021 tăng thấp hơn so với các năm trước, nhưng ACB vẫn thuộc tốp 3 có tốc độ tăng tiền gửi bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2017-2021. Trong bối cảnh lãi suất huy động trên thị trường có sự điều chỉnh giảm theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguồn tiền gửi huy động có kỳ hạn có xu hướng tăng trưởng chậm, ACB đã tích cực thu hút nguồn huy động CASA và kết quả là tỷ lệ CASA cuối năm 2021 đạt 25%, tăng 3% so với cùng kỳ 2020.
♦Hiệu quả hoạt động kinh doanh
ACB trong giai đoạn 2017-2021 có mức tăng lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 46%/năm, khẳng định vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Kết thúc năm 2021, lợi nhuận trước thuế ACB đạt được là 11.998 tỷ đồng,