Thứ nhất, Nâng cao chất lượng lao động tạo nên phúc lợi cho người lao động Lao động khi được đánh giá là có chất lượng, xét về khía cạnh tài chính, họ có thể tạo ra thu nhập cao hơn, từ đó sẽ có khả năng thoả mãn những nhu cầu cá nhân. Ngồi ra, người lao động có chất lượng cao sẽ chịu rủi ro ít hơn hơn từ sự thay đổi, phát triển của thị trường lao động. Không những vậy, khi chất lượng lao động được cải thiện, họ có thể nhận được phúc lợi xã hội cao hơn như sự ổn định, bảo đảm công việc, sự an tồn lao động, v.v. Khi cơng việc việc mang tới nhiều phúc lợi, người lao động sẽ làm việc với thái độ nhiệt tình hơn, tự nguyện cống hiến và có thái độ thối mái trong q trình làm việc.
Thứ hai, Ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc
Khi chất lượng lao động được nâng cao, nó khơng chỉ tạo nên phúc lợi cao hơn cho người lao động, mà nó cịn tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Mặc dù, việc nâng cao chất lượng lao động sẽ tạo thêm một khoản chi phí cho các doanh nghiệp, nhưng một đội ngũ lao động có chất lượng được đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi nhuận tích cực hơn. Người lao động được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ sẽ có hiệu quả làm việc cao hơn đáng kể so
với người lao động chưa qua đào tạo, từ đó góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi người lao động được đào tạo, họ sẽ cảm thấy mình được đánh giá cao, từ đó họ cũng sẽ nỗ lực và cố gắng hơn trong công việc.
Thứ ba, Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế
Con người là chủ thế sáng tạo nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người cần lao động sản xuất ra của cải vật chất, và tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội. Việc nâng cao chất lượng lao động sẽ góp phần thúc đẩy q trình lao động và sáng tạo của họ, từ đó người lao động sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, người lao động là nguồn lực sản xuất chính trong các hoạt động kinh tế, là động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người lao động với chất lượng cao đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Thứ tư, Tạo cơ hội phát triển cho thị trường lao động
Nâng cao chất lượng lao động, bên cạnh đó cịn tạo nên những hiệu ứng tích cực tới các hoạt động kinh tế và thị trường lao động. Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày càng nhanh, thị trường lao động u cầu người lao động có trình độ cao hơn, năng lực quản lý tốt hơn, cũng như tác phong, thái độ chuyên nghiệp. Ngược lại, khi người lao động có trình độ ngày càng cao cũng sẽ tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển hơn.