FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước và ngân sách Thành phố

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng. (Trang 47)

Sự hoạt động của các“doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn Hải Phịng trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp đáng kể vào ngân sách của nhà nước nói chung và ngân sách của thành phố nói riêng.”

Theo báo cáo của UBND TP. Hải Phịng, tính đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng đã thu hút được gần 20 tỷ USD đầu tư nước ngồi (FDI), đóng góp tới 35% tổng đầu tư tồn xã hội, hơn 50% thu ngân sách của Thành phố trong khối doanh nghiệp. Trong khi đó, tính bình qn cả nước, FDI đóng góp 13,6% thu ngân sách, 20% GDP nhưng chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu hàng hố. Vì vậy, Hải Phịng đang được đánh giá là một điển hình về thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam.

Mức đóng góp của nguồn vốn FDI vào ngân sách thành phố Hải Phòng ngày càng tăng. Năm 2018, khối FDI của Hải Phịng nộp ngân sách 3.965 tỷ đồng trong đó phần lớn là thuế nhà thầu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy Vinfast, vượt gần 2% dự toán và chiếm 35% tổng thu ngân sách.

Năm 2020 các dự án cơng nghiệp của tập đồn LG Hàn Quốc tại Hải Phòng cũng bắt đầu mang lại số thu lớn cho thành phố. Trong đó Cơng ty TNHH LG Electronics Hải Phịng ước tính năm 2020 nộp hơn 400 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2020, VinFast đóng góp vào ngân sách thành phố gần 5.000 tỷ đồng ghi dấu ấn đặc biệt, lập nên kỉ lục mới trong lịch sử nộp ngân sách của một doanh nghiệp Hải Phòng. Hơn thế, theo lãnh đạo cục thuế Hải Phịng, nếu khơng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, năm 2020, VinFast có thể nộp ngân sách hơn 7000 tỷ đồng, bằng số thu ngân sách nội địa cả năm của thành phố những năm trước.

Cuối năm 2021, Hải Phòng đã vượt Long An vươn lên trở thành địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2021, với tổng vốn đầu tư gần 5,3 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

2.3.3 FDI cải thiện trình độ cơng nghệ các ngành kinh tế của thành phố

Đầu tư trực tiếp nước ngoài“dưới tác động của mơi trường đầu tư đã góp phần thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ, cải thiện trình độ cơng nghệ các ngành kinh tế của thành phố. Một số ngành kinh tế quan trọng như: viễn thơng, hóa chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ơ tơ, xe máy…của các tập đồn hàng đầu thế giới đã tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy mạnh mẽ vào việc đổi mới công nghệ tại nhiều doanh nghiệp thành phố. Việc đổi mới và chuyển giao công nghệ được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp và xây dựng như: công nghệ cáp điện, cáp thông tin của Công ty LG (Hàn Quốc), công nghệ chế tạo tuabin, máy biến thế tại Công ty TNHH GE (Mỹ), công nghệ chế tạo robot tại Công ty Robotech (Nhật Bản), cơng nghệ hóa dầu tại các nhà máy hóa dầu khu cơng nghiệp Đình Vũ…Trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, sân gơn đều sử dụng trang, thiết bị hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến như: Khu du lịch quốc tế Đồ Sơn, Khu vui chơi giải trí và sân golf Sơng Giá (Thủy Ngun)…Nhìn chung, trình độ cơng nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cao hơn so với cơng nghệ trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao.”

2.3.4 FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác. Tổng số lao động khu vực FDI năm 2011 là 70.948 người, chiếm 6,73% tổng lao động thành phố, chiếm 22,05% tổng lao động khu vực doanh nghiệp; năm 2018 là 194.844 người, chiếm 17,55% tổng lao động thành phố, chiếm 41,4% tổng lao động khu vực doanh nghiệp. Thu nhập bình quân năm 2011 là 4,49 triệu đồng/người/tháng, năm 2018 là 8,71 triệu đồng/người/tháng.

Thông qua“sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tại thành phố đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, cơng nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, cơng nghệ cao, và có

quản lý tiên tiến. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tích cực đổi mới cơng nghệ, phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Cán bộ, nhân viên Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề, dần thay thế các chun gia nước ngồi đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp, và điều khiển các quy trình, cơng nghệ hiện đại.”

2.3.5 FDI có tác động lan tỏa đến sự phát triển của các thành phần kinh tế

Hiệu quả“hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Hải Phịng khơng ngừng được nâng cao, thông qua việc số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc, hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Thơng qua mạng lưới tiêu thụ tồn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại thành phố đã tiếp cận được với thị trường thế giới.”

Bên cạnh đó, thành phố đã chủ động trong mời gọi các nhà đầu tư, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và thế giới đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh, có lợi thế, vai trị dẫn dắt, động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Điển hình“như LG Electronic đã đầu tư dự án sản xuất thiết bị điện, điện tử LG trên dây chuyền tự động, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với số vốn 1,5 tỷ USD tại Khu cơng nghiệp Tràng Duệ. Ơng Lê Trung Kiên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết ngay khi Tập đồn LG đầu tư vào Khu cơng nghiệp Tràng Duệ đã kéo theo hàng chục nhà đầu tư vệ tinh. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy thu hút vốn FDI của Hải Phịng có sự thay đổi về chất, thay vì sử dụng nhiều tài nguyên như trước, đã chuyển hướng sang các ngành công nghiệp cao, công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; từ một dự án lớn có thể kéo theo nhiều dự án khác, tạo thành chuỗi cung ứng liên hoàn và tiện lợi.”

2.4 Đánh giá môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI tại Hải Phòng

2.4.1 Kết quả đạt được

-Mơi trường đầu tư ngày càng hồn thiện góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trên địa bàn thành phố.

Bằng việc vận dụng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngồi năng động, sáng tạo, chính quyền thành phố Hải Phịng đã tạo ra một mơi trường đầu tư thuận lợi với các nhà đầu tư, có bước tiến phù hợp hơn với thực tế và thông lệ quốc tế. Hình ảnh thành phố Hải Phịng thân thiện, hấp dẫn, một vùng đất năng động với chính trị ổn định, an ninh trật tự xã hội an toàn; một thành phố hiện đại đang vươn mình lớn dậy với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị đồng bộ, vượt trội được quảng bá rộng rãi trên thế giới. Môi trường đầu tư ngày càng hồn thiện đã góp phần phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của thành phố trong cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.

- Quy mô thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI được cải thiện

Nhờ sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành trong thành phố, mơi trường đầu tư của Hải Phịng tiếp tục được cải thiện rõ rệt; thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả quan trọng. Các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh có sự chuyển biến tiến bộ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 xếp thứ 10 cả nước, tăng 6 bậc so với năm 2018. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngồi nước quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư vào thành phố. Những kết quả đạt được trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố cả về quy mô lẫn hiệu quả sử dụng vốn. Hải Phòng trở thành một trong những thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Về cơ cấu đầu tư, ngoài các dự án cơng nghiệp, Hải Phịng thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản (khách sạn 5 sao; khu đô thị), sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm thương mại… Một số dự án đầu tư quy mô lớn về sản xuất công nghiệp như LG Electronic, LG Display, LG nnotek…khi đầu tư vào thành phố đã kéo theo hệ thống các công ty vệ tinh đầu tư các dự án công

nghiệp phụ trợ cung cấp linh kiện, phụ kiện, qua đó giúp cho mơi trường đầu tư của thành phố trở nên sôi động hơn. Nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn trong nước và trở thành động lực, tạo ra “cú hích” cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng; gia tăng kim ngạch trong tổng giá trị xuất khẩu của Hải Phịng. Các dự án FDI cịn có tác động mạnh trong giải quyết việc làm cho lao động nội và ngoại thành, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục... Thu hút FDI đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng của Hải Phịng; góp phần rất lớn trong cơng cuộc CNH - HĐH Hải Phòng.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Tuy mơi trường đầu tư thành phố Hải Phịng trong những năm qua đã dần được cải thiện, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

-Về hệ thống cơ sở hạ tầng:

Thành phố Hải Phòng hiện chưa phát huy hết tiềm năng, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, hạ tầng kết nối và các dịch vụ đơ thị hỗ trợ cịn chưa tốt, kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không chưa tối ưu.

- Về nguồn lao động

Hải Phịng là tỉnh có dân số đơng, lực lượng lao động bổ sung vào nguồn lao động hàng năm lớn. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của cả nước, chất lượng lao động chưa cao, lao động có chun mơn và tay nghề cao cịn ít, thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, dễ tổn thương trước những biến động của kinh tế quốc tế.

- Về công tác xúc tiến đầu tư

Thông tin xúc tiến đầu tư chưa theo sát yêu cầu của nhà đầu tư; khá nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư mới dừng lại ở khâu tiếp xúc, giới thiệu mà chưa đeo bám quyết liệt, chưa làm cho nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng, lợi thế và lợi ích kinh tế mang lại cho mình khi đầu tư trên địa bàn thành phố.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế, bất cập này là do đội ngũ cán bộ làm cơng tác xúc tiến đầu tư cịn thiếu về số lượng, tính chuyên nghiệp chưa cao; đầu tư cho công tác xúc tiến đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở hạ tầng của tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ; nhà đầu tư vẫn cịn gặp những rào cản về thủ tục hành chính, đất đai, cơng tác giải phóng mặt bằng…

- Việc sử dụng nhân lực của thành phố vẫn còn nhiều bất cập, môi trường làm việc chưa đủ hấp dẫn, chưa tạo điều kiện để người lao động phát huy hết năng lực nên thực tế ở Hải Phịng vẫn cịn tình trạng khơng những các cơ quan, doanh nghiệp không thu hút được người lao động giỏi của địa phương và các nơi khác mà ngay cả những người lao động của địa phương cũng đi tìm việc ở nơi khác.

- Năng lực cạnh tranh của Hải Phòng chưa cao. Mặc dù thứ hạng chỉ số PCI của thành phố cao nhưng phân tách các chỉ số thì chất lượng chưa ổn định. Trong 10 chỉ số thành phần được khảo sát, Hải Phịng có 02 chỉ số đạt mức độ khá và tốt, giữ ổn định trong nhiều năm. Các chỉ số khác có điểm số thấp và khơng ổn định, thể hiện tính khơng bền vững của những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số của PCI.

CHƯƠNG3:PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPHỒNTHIỆN

MƠITRƯỜNGĐẦUTƯNHẰMTĂNGCƯỜNGTHUHÚTĐẦU

TƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGỒITẠIHẢIPHỊNG

3.1. Phươnghướng,mụctiêuhồnthiệnmơitrườngđầutưnhằmtăngcườngthuhútFDItạiHảiPhịng hútFDItạiHảiPhịng

3.1.1VàinétvềbốicảnhthuhútFDIvàoViệtNamnóichungvàHảiPhịngnóiriênghiệnnay hiệnnay

Xuất phát“từ những bất an về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch COVID-19 mà đến nay vẫn chưa kiểm soát được, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện di dời chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển. Trong đó, 80% doanh nghiệp ngoại rời Trung Quốc là vì cuộc chiến tranh thương mại và 20% cịn lại đưa ra quyết định tương tự là do dịch COVID-19.”

Từ“nhu cầu tìm kiếm thị trường mới để hoạt động, sản xuất của các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ, Trung Quốc, EU và lợi thế từ việc tham gia các hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, PA…), phòng chống tốt dịch Covid-19, Việt Nam được xem là hội tụ đủ các yếu tố để nâng cao hình ảnh, thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, thì đây được xem là cơ hội để Việt Nam đi tắt, đón đầu, bắt kịp với các nước phát triển.”

Thu hút vốn FDI“đang là chủ trương lớn của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chính sách như: ưu đãi về thuế, thủ tục, giá cho thuê đất… là những động thái tích cực, hỗ trợ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngồi.”

Hải Phịng với vị thế là thành phố lớn, một cửa ngõ giao thương quốc tế lớn nhất miền Bắc, luôn nằm trong top đầu của cả nước về thu hút nguồn vốn FDI. Năm 2018, Hải Phòng đứng thứ hai cả nước trong thu hút FDI với tổng vốn đăng ký đạt 2504,174 triệu USD. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, song Hải Phòng

vẫn là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù số dự án tăng thêm giảm nhưng tổng số vốn đầu tư vẫn đạt 1436,87 triệu USD. Năm 2021, Hải Phòng đã vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Phát huy kết quả này, Hải Phòng đã và đang tập trung nhiều giải pháp để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Như vậy, thời điểm này là cơ hội vàng để thu hút FDI của Việt Nam nói chung và Hải Phịng nói riêng. Thu hút đầu tư nước ngồi đang là cơ hội cũng là thách thức mang tính cạnh tranh giữa các quốc gia, các tỉnh, thành phố. Việc định hướng, đề xuất các giải pháp cải cách thể chế, chính sách đóng vai trị cốt lõi, cùng với đó là tư duy mới, giải pháp mới mang tính đột phá, đổi mới sáng tạo sẽ góp phần thu hút FDI có chọn lọc với

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w