Các hoạt động chính của VCCI chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phát triển hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp chi nhánh Thanh Hóa đến năm 2030 (Trang 27)

5. Kết cấu chuyên đề

2.1. Tình hình hoạt động của VCCI chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2021

2.1.2. Các hoạt động chính của VCCI chi nhánh Thanh Hóa

2.1.2.1. Hoạt động đào tạo

Hoạt động đem lại nguồn thu chính cho VCCI từ trước đến nay là hoạt động đào tạo.

Cụ thể VCCI sẽ mời những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có kinh nghiệm ở một mảng kinh doanh nào đó để tham gia giảng dạy cho những người có nhu cầu. Những khóa đào tạo được mở ra có thể giúp những startup có thêm những kinh nghiệm thực tiễn, hoặc có thể những khóa đào tạo sẽ hỗ trợ những người dân trên địa bàn tìm kiếm cơ hội việc làm cho các doanh nghiệp.

Hiện nay, hoạt động đào tạo vẫn đang được duy trì và được chú trọng. Mỗi khóa đào tạo được đặt ra mục tiêu tập huấn, mục tiêu cụ thể và kết quả mong đợi vè đều được đầu tư kĩ lưởng từ trang thiết bị đến công tác tuyển chọn giảng viên. Hiện mỗi khóa đào tạo của VCCI có giá giao động khoảng từ 500.000 – 1.500.000 đ/học viên và có ưu đãi dành cho doanh nghiệp hội viên.

2.1.2.2. Hoạt động cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)

C/O là một trong những chứng từ vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại

quốc tế. C/O sẽ quyết định đến mức thuế của lơ hàng, từ đó ảnh hưởng đến những quyết định trong mua – bán hàng hóa giữa hai bên. Hiện nay cơ quan cấp C/O là Bộ Công Thương và VCCI.

Tại VCCI, doanh nghiệp sau khi hồn thành các thủ tục cấp C/O thì sẽ được phịng Pháp chế - Quan hệ quốc tế của VCCI kiểm tra và xử lí. Cùng với đó VCCI sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc giao thương, xuất nhập khẩu khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

2.1.2.3. Phát triển hội viên

Phát triển hội viên được coi là hoạt động chính của VCCI. Để trở thành hội viên

chính thức, tổ chức quan tâm cần gửi đến Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tại Hà Nội hoặc các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Phòng hồ sơ đăng ký gia nhập gồm: Đơn đăng ký làm hội viên chính thức, giấy phép thành lập hoặc quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, mã số thuế doanh nghiệp. Sau khi nhận được hồ sơ, Phịng Hội viên của VCCI sẽ xét và thơng báo cho tổ chức liên quan về quyết định chấp nhận. Chỉ khi nào

tổ chức đóng lệ phí gia nhập mới được coi là hội viên chính thức.

Hoạt động phát triển hội viên còn bao gồm tổ chức các hội nghị hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp hội viên giải quyết khó khăn. Cùng với đó, VCCI cũng phát triển thêm những dịch vụ cho hội viên sao cho doanh nghiệp hội viên sử dụng dịch vụ sẽ đạt được sự hài lịng qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.1.3. Tình hình tổ chức các hoạt động phát triển hội viên

Năm 2017- 2022 VCCI Thanh Hóa liên tục tổ chức các hoat động phát triển hội viên

trong đó có các hoạt động hỗ trợ phi tài chính như đào tạo, tổ chức diễn đàn, hội nghị hội thảo miễn miễn phí, tư vấn và các hoạt động khác nhằm giải quyết những khó khăn nội bộ của doanh nghiệp. Ngồi ra có những hoạt động thu phí như hỗ trợ thuê địa điểm trưng bày, đào tạo nâng cao…

Cụ thể từ năm 2017- 2019 các hoạt động chủ yếu của VCCI Thanh Hóa nhằm mục đích phát triển hội viên là các hoạt động liên quan đến hỗ trợ pháp lí và tư vấn pháp luật. Giai đoạn này VCCI Thanh Hóa cũng liên tục tổ chức các hội nghị tọa đàm với mục tiêu kết nối các doanh nghiệp, giải đáp thắc mắc. Cuối mỗi năm VCCI đều có hội nghị tổng kết và vinh danh các doanh nghiệp hội viên có thành tích kinh doanh xuất sắc và có đóng góp lớn với tỉnh.

Giai đoạn 2019-2021 VCCI Thanh Hóa thay nhiệm kì mới và có nhiều những bổ sung trong công tác hội viên. Tuy nhiên trong thời kì dịch bệnh. hội nghị tổng kết khơng được duy trì. Đó được coi là hạn chế và cũng là khó khăn với VCCI Thanh Hóa. Những hoạt động nổi bật có thể kể đến như

Triển khai trung tâm trưng bày: Trung tâm trưng bày tại tầng 1, tòa nhà VCCI - 91 Nguyễn Chí Thanh - Phường Đơng Thọ - Thành phố Thanh Hóa. Trung tâm trưng bày dành cho doanh nghiệp hội viên VCCI Thanh Hóa gồm các gian hàng trưng bày sản phẩm và các nhân viên hỗ trợ nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp hội viên tới người tiêu dùng trong tỉnh. Một số doanh nghiệp đang có gian hàng tại đây là: Cơng ty cổ phần và thương mại Sao Khuê, Công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa, Xi măng Long Sơn, Nội thất Hồng Đức, VNPT Thanh Hóa, … Đây là hoạt động nổi trội của VCCI Thanh Hóa so với các chi nhánh khác. Hoạt động này khơng chỉ giúp VCCI Thanh Hóa đem lại nguồn thu mà còn giúp các doanh nghiệp hội viên đưa sản phầm của mình gần hơn với người tiêu dùng và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác ghé thăm văn phịng VCCI Thanh Hóa.

Chăm sóc hội viên: Chi nhánh duy trì cơng tác thăm hỏi, hiếu hỷ, chúc mừng sinh nhật DN hội viên. Đồng thời, tăng cường cơng tác chăm sóc hội viên thơng qua việc thường xuyên gặp gỡ trực tiếp, gọi điện nắm bắt thơng tin và chia sẻ khó khăn với DN; kịp thời cập nhật các chính sách, các quy định của địa phương lên nhóm zalo hội viên, fanpage VCCI Thanh Hóa và website của Chi nhánh; tư vấn trực tiếp để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN.

2.2. Tình hình phát triển hội viên của VCCI chi nhánh Thanh Hóa 2.2.1. Phát triển về số lượng hội viên tham gia 2.2.1. Phát triển về số lượng hội viên tham gia

2.2.1.1. Số lượng hội viên qua các năm

Bảng 2.1: Số lượng Hội viên

Số lượng Hội viên

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 794 936 981 1,039 1,145 Dự kiến 1280 Từ năm 2017-2021 số lượng hội viên Phịng Thương mại và Cơng nghiệp chi nhánh

Thanh Hóa liên tục tăng bất chấp dịch bệnh hoành hành khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Điều đó chứng tỏ cơng tác phát triển hội viên về mặt số lượng vẫn đang được đảm bảo. Các năm đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra duy chỉ có năm 2019 khi mà Covid 19 mới bắt đầu tác động đến các hoạt đông kinh doanh sản xuất, số hội viên phát triển thêm đã không đạt được đúng kế hoạch.

2.2.1.2. Phát triển số lượng hội viên so với cùng kỳ

Bảng 2.2: Phát triển số lượng hội viên so với cùng kỳ

Phát triển số lượng hội viên so với cùng kỳ (%)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 15,6% 17,9% 4,8% 5,9% 10.2% 11,8%

Có thể nhận thấy năm 2017 và năm 2018 việc phát triển hội viên đang trền đà thuận lợi doc các hoạt động được duy trì. Đến năm 2019 và năm 2020 do tác động của đại dịch việc phát triển hội viên trở nên khó khăn và các cơng tác phát triển trở nên kém hiệu quả

khi hoạt động tư vấn trực tiếp và các hội nghị, diễn đàn đối thoại khơng được tổ chức cùng với đó hoạt động đào tạo cũng khơng thu hút khi chỉ có thể đào tạo bằng hình thức online. Trong năm 2021, VCCI Thanh Hóa tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển hội viên đến từng đơn vị trong Chi nhánh, coi việc chăm sóc và phát triển hội viên là nhiệm vụ chung của tất cả các phịng, khơng phải là nhiệm vụ của riêng phịng hội viên. Do vậy, cơng tác phát triển hội viên năm 2021 tăng 10,2% so với cùng kỳ và đạt 132% kế hoạch.

Năm 2022 dự báo vẫn sẽ là một năm khó khăn nữa nhưng VCCI Thanh Hóa vẫn đưa ra chỉ tiêu phát triển vượt mức năm 2021 do những thuận lợi về việc triển khai các đề án đang nâng cao được uy tín của VCCI cũng như phong trào khởi nghiệp của tỉnh đang diễn ra và dự kiến sé có nhiều doanh nghiệp mới được hình thành sẽ là hội viên của VCCI.

2.2.1.3. Số lượng doanh nghiệp, tổ chức hài lòng và tiếp tục duy trì là hội viên của VCCI VCCI

Bảng 2.3: Số hội viên duy trì

Số hội viên duy trì

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 88,3% 89,7% 72% 70,3% 79,7% 84%

Từ mốc 89,7% năm 2018 xuống còn 72% năm 2019 cho thấy ảnh hưởng của đại

dịch đến hội viên VCCI nặng nề như thế nào. VCCI vẫn duy trì cơng tác thăm hỏi động viên các hội viên gặp khó khăn và nhận được những phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, với việc nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và thậm chí phá sản trong đỉnh điểm của dịch thì việc duy trì là hội viên VCCI rất khó khăn. Điều này dẫn đến phát triển về số lượng hội viên của chi nhánh gặp những bất lợi.

2.2.2. Đánh giá tác động của doanh nghiệp sau khi là hội viên 2.2.2.1. Tổng doanh thu từ doanh nghiệp hội viên 2.2.2.1. Tổng doanh thu từ doanh nghiệp hội viên

Bảng 2.4: Hội phí

Hội phí (triệu)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

369 405 443 519 581 680

Bảng 2.5: Tổng thu từ doanh nghiệp hội viên

Tổng thu từ doanh nghiệp hội viên (tỷ)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

6,9 7,7 7,5 8,2 9,4 10,5

Năm 2021 cho thấy chuyển biến tích cực từ cơng tác thu hội phí. Điều đó chứng tỏ

có những doanh nghiệp hội viên đã phục hồi được việc kinh doanh nhờ vào VCCI và đã chủ động đóng thêm hội phí ủng hộ VCCI trong các hoạt động sắp tới. Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng với khó khăn của Doanh nghiệp, các hoạt động của Chi nhánh cũng gặp khơng ít khó khăn do nguồn thu từ các hoạt động như cho thuê văn phòng, cấp bù C/O... giảm. Mặc dù vậy, hoạt động của Chi nhánh vẫn được duy trì ổn định. Tất cả các hoạt động từ nguồn NSNN do VCCI phân bổ đều được Chi nhánh triển khai thành cơng, giải ngân đúng tiến độ và đảm bảo hồn thành 100% kế hoạch. Các hoạt động khác từ nguồn kinh phí của UBND tỉnh Thanh Hóa và từ nguồn đóng góp của doanh nghiệp hội viên cũng được triển khai hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của DN, được cộng đồng DN trên địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình đánh giá cao.

Với những dịch vụ mới mà VCCI đã phát triển năm vừa qua đã thu hút được nhiều doanh nghiệp sử dụng và có những phản hồi tốt điều đó được chứng minh bởi doanh thu tăng vượt trội so với 2020. Thêm vào đó, hoạt động đào tạo cũng thu hút nhiều hội viên tham gia khi được tổ chức tại chỗ đem lại nguồn thu không nhỏ cho VCCI.

2.2.2.2. Số doanh nghiệp hội viên đã hợp tác với nhau

Bảng 2.6: Hội viên đã hợp tác với nhau

Hội viên đã hợp tác với nhau (%)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

32,4% 41,8% 43,8% 46,7% 52,3% 60%

Có thể thấy trong thời gian dịch bệnh hồnh hành số doanh nghiệp hội viên tham

gia hợp tác với nhau vẫn không giảm. Điều này một phần do công tác liên kết các hội viên, tổ chức sân chơi cho hội viên của VCCI Thanh Hóa đang được thực hiện tốt. Tỷ lệ này cũng cho thấy với sự phát triển của doanh nghiệp hội viên ngày càng tăng quy mơ đa lĩnh vực, đa ngành nghề thì cơ hội hợp tác cũng ngày càng được mở rộng. Năm 2021 là năm đầu tiên VCCI Thanh Hóa đạt được số lượng hội viên cùng nhau hợp tác đạt con số trên 50%. Đây là một con số đáng khích lệ vào thời điểm này.

2.3. Thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hội viên của VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

2.3.1. Nhân tố từ phía VCCI Thanh Hóa 2.3.1.1. Dịch vụ cho hội viên 2.3.1.1. Dịch vụ cho hội viên

- VCCI Thanh hóa duy trì cơng tác thăm hỏi, đến chúc mừng sinh nhật lãnh đạo

doanh nghiệp hội viên và kỉ niệm ngày sinh nhật doanh nghiệp. Cùng với đó, tăng cường cơng tác chăm sóc hội viên thơng qua việc thường xun gặp gỡ trực tiếp, nhắn tin, gọi điện nắm bắt thông tin và chia sẻ khó khăn với DN; kịp thời cập nhật các chính sách, các quy định của địa phương lên nhóm zalo hội viên, fanpage VCCI Thanh Hóa và website của Chi nhánh; tư vấn trực tiếp để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Triển khai hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp phong phú, đa dạng với các mục tiêu: Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh; Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa; Tăng cường năng lực pháp lý cho DN; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp quốc tế; Hỗ trợ DN thực hiện chuyển đổi số …nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong DN.

- Tích cực phát huy vai trị là đơn vị hỗ trợ tư vấn pháp lý có hiệu quả cho doanh nghiệp:

+ Tháo gỡ khó khăn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua việc tiếp nhận xử lý trực tiếp các vướng mắc từ doanh nghiệp hoặc tư vấn qua điện thoại, trả lời bằng văn bản…

+ Tổng hợp khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để phục vụ cho hội nghị Chủ tịch tỉnh gặp mặt doanh nghiệp định kỳ hàng tháng.

+ Hàng tuần cập nhật thơng tin, chính sách, luật mới gửi lên nhóm zalo hội viên để các doanh nghiệp nắm bắt và hoạt động hiệu quả hơn.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tôn vinh- khen thưởng: Giới thiệu doanh nghiệp tiêu biểu tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Cúp Bông hồng vàng, Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa.

- Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế:

+ Cung cấp các thông tin kết nối giao thương từ VCCI trung ương đến các doanh nghiệp hội viên thơng qua các nhóm zalo hội viên, fanpage VCCI Thanh Hóa và website

của Chi nhánh.

+ Thực hiện việc quảng bá, giới thiệu hàng hóa cho các Doanh nghiệp trưng bày sản

phẩm tại Trung tâm trưng bày sản phẩm hàng hóa tỉnh Thanh hóa (tại tầng 1 tịa nhà VCCI Thanh Hóa). Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị này bán hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

+ Nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện chuyển

đổi số, mở rộng kênh phân phối hàng hóa trên mơi trường trực tuyến, VCCI Thanh Hóa đã xây dựng sàn giao dịch Thương mại điện tử với tên sàn là: “Viet sale”.

+ VCCI Thanh Hóa ln tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nguyên tắc xuất xứ hàng hóa, tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ các Hiệp định FTA.

+ Tích cực giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các hoạt động đối ngoại, xúc tiến thương mại, du lịch do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức nhằm thu hút đầu tư, quảng bá sản phẩm.

+ VCCI Thanh Hóa cũng liên tục cập nhật lên website, lên nhóm zalo DN hội viên các thông tin về nhu cầu thị trường, sản phẩm, về các Hiệp định thương mại tự do, về phòng vệ thương mại và các thông tin pháp lý về chế độ, chính sách, về hội nhập, các sự kiện kinh tế chính trị nổi bật...để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin.

+ Xây dựng dữ liệu bigdata về doanh nghiệp để phục vụ cho công tác nắm bắt thông tin và cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp.

b. Hoạt động hỗ trợ theo dự án

Tổ chức các hoạt động phù hợp với mục tiêu từng dự án từ ngân sách của UBND

tỉnh Thanh Hóa và VCCI phân bổ như: Hội nghị, hội thảo.

Một phần của tài liệu Phát triển hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp chi nhánh Thanh Hóa đến năm 2030 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)