Định hướng và mục tiêu phát triển hội viên VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phát triển hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp chi nhánh Thanh Hóa đến năm 2030 (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu chuyên đề

3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển hội viên VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa

3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hội viên VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa 3.2.1.1. Phát triển và kết nối hệ thống các HHDN, nâng cao năng lực các HHDN

Để phát huy vai trò là tổ chức quốc gia, trung tâm liên kết các DN, HHDN, tạo sự đoàn kết và phát huy sức mạnh chung để xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh, tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là:

- Tăng cường kết nối giữa các DN, HHDN, chú trọng thúc đẩy phát triển và tăng cường liên kết các DN đầu ngành. Phát huy vai trò đầu tầu dẫn dắt của các DN lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trong dẫn dắt thị trường, phát triển các lĩnh vực ngành hàng, chuỗi giá trị, vận động chính sách và thực thi chính sách.

- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội, Hội, các CLB doanh nhân. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng DN, thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp nói chung và hội viên nói riêng; thực hiện tốt hơn nữa vai trị đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, coi đây là điểm then chốt để thu hút đông đảo DN hội viên tham gia.

3.2.1.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực giới sử dụng lao động

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng lao động. Nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp - người sử dụng lao động trong các vấn đề liên quan đến lao động, hướng đến việc Doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trong nước và quốc tế, tham gia vào công tác giáo dục nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với cộng đồng, đáp ứng yêu cầu và xu thế chung của hội nhập.

- Tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động thông qua việc tham vấn ý kiến của người sử dụng lao động, xác định các vướng mắc, bất cập, chồng chéo và kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Liên đoàn lao động, Sở Lao động và Thương binh Xã hội và các bên có liên quan trong việc thực hiện cơ chế 3 bên, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất, giải quyết các xung đột giữa NLĐ và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng hỗ trợ hội viên

- Hoàn thiện dữ liệu bigdata về DN để phục vụ cho công tác nắm bắt thông tin hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

- Phân loại hội viên theo các tiêu chí khác nhau để có chính sách chăm sóc và giải pháp phát triển hội viên phù hợp; Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến, hỗ trợ hội viên.

3.2.1.4. Tăng cường liên kết vùng và hợp tác với chính quyền địa phương trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp động hỗ trợ doanh nghiệp

- Phát huy tốt vai trò là cầu nối doanh nghiệp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp với doanh nghiệp; đầu mối tổ chức giao ban thường xuyên với các hiệp hội doanh nghiệp trong khu vực, địa bàn phụ trách.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức trên địa bàn tỉnh với vai trò là thành viên, như: Tham gia vào các hoạt động của Uỷ ban MTTQ VN tỉnh Thanh Hóa; ủy viên BCH Liên hiệp các KHKT Thanh Hóa, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hóa; Thành viên Ban chỉ đạo phát triển DN tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng Trọng tài lao động tỉnh; Hội đồng an tồn vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa; Hội đồng tư vấn, ban giám khảo chương trình khởi nghiệp trong đồn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa; Hội đồng xét chọn sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa; Hội đồng khoa học tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, Hội thẩm ND tòa án Tỉnh…

- Tiếp tục làm tốt cơng tác tham mưu cho chính quyền địa phương về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của DN.

3.2.1.5. Tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế

- Đổi mới công tác xúc tiến thương mại - đầu tư theo hướng kết hợp mở rộng và nâng

cao chất lượng các hoạt động truyền thống với việc đầu tư triển khai các hoạt động mới, các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập.

- Thơng qua các Phịng Thương mại, các Tổ chức giới chủ các nước, các tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư trong nước và quốc tế để tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp hội viên Thanh Hóa, Ninh Bình với các đối tác nước ngồi trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ;

- Quảng bá, giới thiệu các doanh nghiệp hội viên và sản phẩm hàng hóa tại Trung tâm Trưng bày sản phẩm hàng hóa đến các doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chắp nối giao thương và kêu gọi đầu tư. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ; xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

- Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế, tập trung vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức hội nhập, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên khai thác tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do. Tăng cường các hoạt động cảnh báo, hỗ trợ, tư vấn cho cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về cách thức ứng phó, xử lý, giải quyết các rào cản thương mại…

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp thơng tin, phân tích và nghiên cứu thị trường đến các doanh nghiệp hội viên.

3.2.3. Mục tiêu đề ra đến năm 2030

Mục tiêu đề ra đến năm 2030 là VCCI Thanh Hóa sẽ có khoảng 2500 doanh nghiệp

hội viên. Cùng với đó là nâng cao chất lượng hội viên thu hút thêm những tập đồn, tổng cơng ty. Song song với việc phát triển số lượng hội viên, mục tiêu đề ra là đảm bảo tất cả các doanh nghiệp hội viên đều đạt được những kết quả thuận lợi khi đồng hành cùng VCCI

Thanh Hóa. VCCI Thanh Hóa hướng tới trở thành chi nhánh hàng đầu trong công tác phát triển hội viên.

Đến năm 2030 VCCI Thanh Hóa đặt mục tiêu tăng 20% so với cùng kì. Đạt tỷ lệ 100% doanh nghiệp lớn có quy mơ vốn trên 20 tỷ của tỉnh đều là doanh nghiệp hội viên. 95% doanh nghiệp hội viên sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2030. Cùng với đó 100% hội viên phải hài lịng với chất lượng dịch vụ mà VCCI cung cấp.

Tổng doanh thu từ hội viên đặt ra là trên 20 tỷ trong đó thu hội phí đạt khoảng 900 triệu đến năm 2030.

Đạt tỷ lệ 90% doanh nghiệp hội viên hợp tác với nhau vào năm 2030.

Một phần của tài liệu Phát triển hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp chi nhánh Thanh Hóa đến năm 2030 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)