5. Kết cấu chuyên đề
3.4. Kiến nghị của VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa
3.4.1. Kiến nghị lên Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Hiện nay, VCCI vẫn đang rất quan tâm đến tình hình phát triển hội viên của các chi
nhánh tuy nhiên vẫn chưa có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả đến từ Nhà nước. Vì thế VCCI Thanh Hóa cần đưa ra những kiến nghị lên Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam để có những đề xuất với Nhà nước cải thiện điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành. cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đẩy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp. Cần nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và mở rộng đầu tư kinh doanh cho giai đoạn mới 2021-2025, nhằm cụ thể hố các chính sách của Đảng và Quốc hội.
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng tập trung, đúng đối tượng và theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, như tiếp tục chính sách tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh như du lịch, vận tải, dệt may, da giày, giáo dục, đào tạo: cho phép cơ cấu lại những khoản vay, tiếp tục giãn nợ, thuế, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới, bổ sung vốn lưu động để giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cần xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp, dịch vụ hỗ trợ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung từ bên ngồi, giảm tình trạng gia cơng đã kéo dài q lâu, mặt khác cũng tạo thêm giá trị gia tăng và vị thế tốt hơn của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, thêm cơ hội hưởng lợi từ các FTA đòi hỏi hàm lượng xuất xứ nội địa/nội khối cao.
- Cần Chính phủ rà sốt, miễn và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp trong thời buổi khó khăn.
- Cần quan tâm hơn nữa các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, siêu nhỏ bởi khả năng chống chịu kém của nhóm doanh nghiệp này. Nghiên cứu áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác hiện đang áp dụng như hỗ trợ chính cho các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động.
- Cần có chính sách hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch COVID-19, đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới.
- Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm, nguồn lực để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, rà soát các điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa đến tối đa các thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch, loại bỏ rào cản bất hợp lý.
3.4.2. Kiến nghị lên Chính quyền tỉnh
Để hoàn thành phương hướng, mục tiêu và kế hoạch năm 2022 đã đề ra, Chi nhánh
VCCI Thanh Hóa rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Ban Thường trực, sự phối hợp hiệu quả của các Ban Chuyên môn để Chi nhánh thực hiện tốt chức năng đại diện hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nói chung doanh nghiệp hội viên VCCI Thanh Hóa nói riêng. Tơi xin đưa ra những kiến nghị lên lãnh đạo UBND Tỉnh Thanh Hóa như sau:
Thành lập tổ cơng tác rà sốt các dự án đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện thủ tục đầu tư, ... nhằm giải quyết sớm hơn về mặt thủ tục so với thời gian quy định để giúp doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện dự án, sớm triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kiến nghị chỉ đạo hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trong bối cảnh đang phải nỗ lực khắc phục những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Đồng thời khoanh nợ, dãn thời gian nộp thuế, dãn tiến độ nộp tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất và mặt
bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh. Cùng với đó là việc chỉ đạo các sở ban, ngành tiếp tục rà sốt cắt giảm bớt quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư để khơi dậy tinh thần đầu tư của doanh nghiệp.
Kiến nghị chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của doanh nghiệp đang vay vốn tại ngân hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cơ cấu lại thời gian hạn trả nợ; xem xét miễn giảm lãi vay; giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; ... đồng thời xem xét có gói vay ưu đãi cho các doanh nghiệp vực dậy hoạt động hậu dịch bệnh.
KẾT LUẬN
Qua q trình thực tập tại Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa em đã tích luỹ được kinh nghiệm và tìm hiểu rõ hơn các hoạt động phát triển hội viên tại Phòng Hội viên. Em nhận thấy việc phát triển hội viên đóng vai trị rất quan trọng đối với VCCI Thanh Hóa và cũng tác động khơng nhỏ đến việc phát triển của doanh nghiệp. Chính Phát triển hội viên không chỉ phụ thuộc vào bản thân VCCI mà còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước và từ chính các doanh nghiệp. Với mục tiêu nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển hội viên VCCI Thanh Hóa đến năm 2030 chuyên đề đã giải quyết các câu hỏi đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể chuyên đề đã đạt được một số kết quả như sau:
Trong chương 1, nêu được lý thuyết về phát triển hội viên và các khái nhiệm liên quan. Sự cần thiết của nghiên cứu phát triển hội viên VCCI tỉnh Thanh Hóa
Trong chương 2, chuyên đề đã nêu lên thực trạng của phát triển hội viên VCCI Thanh Hóa đưa ra nhận định về những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế
Trong chương 3, đưa ra một số định hướng phát triển hội viên VCCI Thanh Hóa và giải pháp dựa trên hạn chế của phát triển hội viên VCCI Thanh Hóa cùng với đó là những kiến nghị phù hợp lên VCCI Việt Nam và chính quyền tỉnh.
Phát triển hội viên Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam là một đề tài bao gồm nhiều khía cạnh về cả chính trị, kinh tế, xã hội vì thế chun đề khơng thể tránh nổi những thiếu sót. Kính mong Q Thầy Cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp (2022), Chủ tịch VCCI: VCCI hoạt động vì một
cộng đồng doanh nghiệp bền vững, https://vcci.com.vn/
2. VCCI Đà Nẵng đồng hành vượt khó cùng cộng đồng doanh nghiệp (2021),
https://vcci.com.vn/
3. Thảo Nguyên (2018), VCCI Hải Phòng: Chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng các doanh nghiệp, https://hoivien.vccidanang.vn/portal.html
4. Thành Vân (2020), Giám đốc VCCI Đà Nẵng: 'Doanh nghiệp mất rất nhiều thời
gian để khôi phục lại sản xuất' ,cafef.vn/giam-doc-vcci-da-nang-doanh-nghiep-
mat-rat-nhieu-thoi-gian-de-khoi-phuc-lai-san-xuat-20201005150337693.chn 5. Phạm Bằng (2016), VCCI chi nhánh Nghệ An: Kết nạp 63 hội viên mới
http://vccinghean.com.vn/
6. Báo Thanh Hóa (2022), Cơ hội cải cách đồng bộ chất lượng điều hành kinh tế từ
cấp cơ sở, https://baothanhhoa.vn/ddci-thanh-hoa/co-hoi-cai-cach-dong-bo-chat-
luong-dieu-hanh-kinh-te-tu-cap-co-so/155051.htm
7. Nguyễn Hải (2020), Trả lời Cơng văn của VCCI về tình hình hoạt động và kiến
nghị của cộng đồng doanh nghiệp,
http://vibonline.com.vn/tra-loi-cong-van-cua-vcci-ve-tinh-hinh-hoat-dong-va-kien- nghi-cua-cong-dong-doanh-nghiep.html
8. Thanh Hóa: Doanh nghiệp mong muốn tinh gọn hơn thủ tục thuế và hải quan, https://diendandoanhnghiep.vn/thanh-hoa-doanh-nghiep-mong-muon-tinh-gon- hon-thu-tuc-thue-va-hai-quan-212727.html
9. Thanh Hóa: Sau đại dịch, doanh nghiệp cần bơm 'ơxy tín dụng',
https://tintucvietnam.vn/amp/thanh-hoa-sau-dai-dich-doanh-nghiep-can-bom-oxy- tin-dung-d278833.html