Định hướng hoạt động của VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

Một phần của tài liệu Phát triển hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp chi nhánh Thanh Hóa đến năm 2030 (Trang 47 - 50)

5. Kết cấu chuyên đề

3.1. Định hướng hoạt động của VCCI chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

3.1.1. Bối cảnh kinh tế và tình hình của doanh nghiệp hội viên

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế tỉnh Thanh Hóa

Trong nước và trên địa bàn 2 tỉnh do Chi nhánh phụ trách, những kết quả quan trọng đã đạt được trong cơng tác phịng, chống dịch và việc chuyển dịch sang trạng thái thích ứng an tồn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã và đang tạo thuận lợi cho việc phục hồi các hoạt động kinh tế. Đặc biệt, tại tỉnh Thanh Hóa, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh và cộng đồng DN nâng cao vị thế, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ khiến cho chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu trong nước nói chung và địa bàn Chi nhánh phụ trách nói riêng tiềm ẩn nguy cơ bị gián đoạn; giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải, logistics tăng...; cùng với những khó khăn, hạn chế nội tại của tỉnh, như: chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và mức độ thích ứng của doanh nghiệp thấp; những thách thức về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... là những yếu tố tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.1.2. Tình hình của doanh nghiệp hội viên

Về cơng tác thu hội phí năm 2021, VCCI Chi nhánh Thanh Hóa thu được 581 triệu

hội phí của 148 doanh nghiệp hội viên (bằng 112% so với cùng kỳ và bằng 83% kế hoạch). Việc tăng hội phí so với cùng kỳ là do sự tham gia của các hơi viên mới. Tuy nhiên thu hội phí chỉ bằng 83% kế hoạch cho thấy ảnh hưởng từ đại dịch đến doanh nghiệp hội viên.

Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp hội viên trên địa bàn tỉnh phải đối diện với nhiều

khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn vay để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Các nhóm ngành, nghề được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đai dịch Covid-19, cần được tiếp cận nhanh chính sách về vốn từ ngân hàng gồm: Nhóm doanh nghiệp nơng

nghiệp; nhóm ngành xuất nhập khẩu; nhóm doanh nghiệp du lịch lữ hành; nhóm doanh nghiệp vận tải; nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp.

Nhờ những đề xuất của VCCI Thanh Hóa lên chính quyền tỉnh, nhiều doanh nghiệp hội viên đã được dãn thời gian nộp thuế, giảm áp lực về các thủ tục giấy tờ để tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn không thể bám trụ trong thời điểm xảy ra dịch bệnh. Năm 2021 chứng kiến số doanh nghiệp giải thể cao nhất từ trước đến nay trong đó khơng ít doanh nghiệp là hội viên của VCCI Thanh Hóa. Năm 2022 đang cho thấy những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa, số doanh nghiệp hội viên đang cho thấy những động thái tích cực trong việc ổn định doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với đó các doanh nghiệp hội viên cũng tỏ ra quan tâm với các hoạt động do VCCI tổ chức như các hội nghị hội thảo, các khóa đào tạo và trung tâm trưng bày tại tịa nhà VCCI.

3.1.2. Định hướng hoạt động VCCI Thanh Hóa đến năm 2030

Bám sát 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã đề ra để triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng DN, doanh nhân thiết thực và hiệu quả. Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của VCCI, UBND tỉnh Thanh Hóa; tăng cường hợp tác với các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, các tổ chức trong và ngồi nước nhằm đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động xúc tiến thương mại. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực hoạt động của Chi nhánh, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng DN trong bối cảnh mới. Cụ thể năm đến năm 2030 VCCI Thanh Hóa cần triển khai các hoặt động:

- Triển khai dự án Sàn thương mại điện tử đã được lên kế hoạch chuẩn bị cuối năm 2021. Đây là dự án tiềm năng và là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thế mạnh của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, góp phần đưa hoạt động thương mại điện tử của Tỉnh hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế. góp phần quảng bá các đặc sản của tỉnh Thanh Hóa đến với người tiêu dung trong nước. Với hầu hết các doanh nghiệp lớn trong tỉnh đã là hội viên của VCCI

Thanh Hóa, việc phát triển Sàn thương mại điện tử sẽ góp phần lớn cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hội viên và là phương thức hiệu quả để thu hút hội viên cho Phòng. - VCCI Thanh Hóa cần tiếp tục triển khai đề án DDCI – Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Đề án đã trở thành một trong những nội dung ưu tiên trong chỉ đạo và điều hành của các tỉnh nhằm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việc triển khai DDCI theo như kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực nhất lên các chỉ số thành phần: “gia nhập thị trường”, “tính minh bạch thơng tin”, “tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương” và “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”. Và đây là một minh chứng rõ nhất về việc triển khai DDCI hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố giúp cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh, khi địa phương này giữ vững vị trí số 1 về PCI trong 4 năm gần nhất. Đề án dự kiến sẽ đem lại những tác động tích cực trong việc nâng cao uy tín của VCCI Thanh Hóa.

- VCCI Thanh Hóa cũng cần chú ý đến việc tổ chức các hội nghị, hội thảo. Cùng với đó là tổ chức các buổi lễ kết nạp hội viên mới, vinh danh các hội viên có kết quả kinh doanh tốt, vượt chỉ tiêu. Cuối mỗi năm, cần tổ chức những buổi lễ tổng kết chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng, những hạn chế và nguyên nhân, vinh danh những cán bộ có thành tích tốt. Bên cạnh đó, VCCI Thanh Hóa cần tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp tháo gỡ vấn đề với doanh nghiệp hội viên.

- Về kế hoạch đến năm 2030, VCCI Thanh Hóa cần đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi cảu hệ thống pháp luật, các cơ chế mới và các chính sách hỗ trợ để có thể đưa ra được các dịch vụ phù hợp cho hội viên. Ngoài ra việc nâng cao uy tín với doanh nghiệp và với chính quyền địa phương và với Nhà nước cũng phải ln được chú trọng bằng cách hồn thành tốt những nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó, đồng thời phải là đại diện mẫu mực cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp chi nhánh Thanh Hóa đến năm 2030 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)