Đáng lẽ ra phải là thế

Một phần của tài liệu Phuong-Phap-Hoc-Tap-Sieu-Toc (Trang 30 - 32)

3. SỨC MẠNH CỦA WIFIM – “ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI MÌNH”

3.4. Đáng lẽ ra phải là thế

Điều sau đây có hay xảy ra đối với bạn không: Bạn đang ngồi dự một cuộc họp hoặc ngồi nghe giảng, nhưng lại nhìn chăm chăm ra cửa sổ và bên tai như văng vẳng một giọng nói: “Đáng lẽ ra mình khơng nên ngồi đây tốt hơn là mình làm một điều gì khác”.

Chúng ta thường hay có cảm giác như vậy, và thường hay mong muốn làm một điều gì khác hoặc ở một nơi nào đó mà khơng phải là nơi chúng ta đang ở.

Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ tương tự như thế chưa? Khi bạn đang học ở trường tiểu học, bạn nghĩ: “Đây khơng phải là chỗ của mình, mà phải là trường trung học cơ sở”, rồi khi bạn đang học ở trường phổ thông cơ sở bạn lại nghĩ: “Trường trung học phổ thơng mới là chỗ dành cho mình”. Rất nhiều người nhớ lại là đã có những suy nghĩ như thế. Khi họ học đến trung học phổ thông, họ nhận thấy rằng, học sinh năm thứ nhất của trường trung học không phải là chỗ của họ, mà phải là học sinh năm cuối. Đến khi là học sinh năm cuối, họ lại nghĩ đáng lẽ ra họ phải vào học trường cao đẳng. Rồi khi bước vào cuộc sống, họ tiếc nuối hồi tưởng lại những ngày tháng ở trường cao đẳng và nghĩ rằng, trường học mới thực sự là nơi đem lại cho họ niềm vui.

Nếu bạn cũng giống như những người này, bạn sẽ sống một cuộc sống với suy nghĩ là mọi việc đáng lẽ ra không diễn ra như thế. Điều này ảnh hưởng như thế nào đối với bạn? Bạn phải trả giá bằng chất lượng cuộc sống của chính mình. Bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian khi không tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Đang dự họp, nhưng lại mơ tưởng về một cuộc đi câu cá hay chơi gơn, lúc đó bạn sẽ cảm thấy mình có lỗi, bởi trước mắt bạn là một khối lượng cơng việc khổng lồ cần phải hồn thành. Giọng nói trong đầu ln kéo bạn khỏi cuộc sống hiện tại là giọng nói của “cái tơi”. Nhưng sự khơng thoải mái và khơng thuận tiện cũng có giá trị nhất định. Một mặt, nó bắt trí óc của bạn phải họat động. Mặt khác nó mở rộng sự hiểu biết và kinh nghiệm của bạn.

Đáng lẽ ra phải là thế - thái độ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn

Khi bạn phải tham dự một cuộc họp buồn tẻ, bạn hãy nghĩ về những điều đáng giá mà bạn sẽ nhận được nếu như bạn thực sự tập trung, say mê và tích cực tham gia thảo luận. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về kết quả đạt được. Tương tự như vậy, khi bạn đang chơi gôn và tham gia vào các họat động vui chơi giải trí khác, nên vui chơi thoải mái, đừng bao giờ nghĩ về khối lượng công việc trên bàn đang chờ bạn.

Nếu bạn vẫn cảm thấy “đáng lẽ ra khơng phải như thế”, bạn hãy thử tự nói “nó là thế đấy!”. Bạn hãy tự tin nói thật to. Hãy làm những công việc như rửa bát đĩa, dắt chó đi dạo, lau chùi bàn ghế. Sống trong những phút giây như thế, bạn sẽ nhận thấy giá trị trong cơng việc của mình đang làm. Hãy cố gắng làm việc một cách hiệu quả và hoàn thiện, những kiến thức ít ỏi đó sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn trước.

Nếu bạn có thể học được cách xây dựng một tình huống thật nhất hoặc học một cách chi tiết có nghĩa là bạn đã học được cách đưa mình vào một phạm vi tri thức lý tưởng cho việc học - nhận những chi tiết nhỏ, cảm thấy tích cực và cam kết trở thành người học tốt nhất. Thái độ tích cực mà bạn xây dựng được khơng mấy khó khăn đó trong đời sống của bạn, từ những vấn đề đơn giản như các buổi họp cho đến những vấn đề lớn như những dự án phức tạp. Hơn nữa, bạn sẽ tận hưởng thời gian rảnh rỗi của mình một cách hiệu quả hơn.

Nào bây giờ, trước khi bắt đầu nghiên cứu tiếp phần cịn lại của cuốn sách, bạn hãy nói: “Đây chính là điều mình cần! Mình sẽ tiếp thu tất cả những gì mình đọc được trong từng trang sách. Mình sẽ làm tất cả các bài tập quan trọng. Mình sẽ dành 100% thời gian và công sức để trở thành một người học siêu tốc. Khi mình đọc xong và hấp thụ được hết những lợi ích mà cuốn sách này đem lại, mình sẽ tổ chức một “lễ biểu dương” đánh dấu sự kiện này”.

Tôi biết, tôi biết

Hãy đánh dấu vào ô trống nếu bạn hiểu k hái niệm:

o Tơi biết “học tích cực” có nghĩa là gì và tại sao tơi muốn trở thành một “người học tích cực”. o Tơi nắm được phương pháp “tạo niềm say mê” trong các tình huống học tập của mình. o Tơi biết cách đưa mọi vấn đề trở nên cần thiết đối với tôi.

o Tơi biết động cơ của mình k hi đọc cuốn sách này.

........................................................................................................................

o Sau k hi đọc xong cuốn sách, tôi sẽ k ỷ niệm sự k iện này dưới hình thức: ...........................................................................................................................

Một phần của tài liệu Phuong-Phap-Hoc-Tap-Sieu-Toc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)