Những mẹo nhỏ khi ghi chép

Một phần của tài liệu Phuong-Phap-Hoc-Tap-Sieu-Toc (Trang 88 - 90)

7. KỸ THUẬT GHI CHÉP CÔNG NGHỆ CAO

7.10. Những mẹo nhỏ khi ghi chép

Bất kể bạn vận dụng phương pháp nào, dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn ghi chép có hiệu quả hơn.

Tích cực nghe

Hãy tự hỏi mình: “Người diễn thuyết đang mong chờ mình học điều gì? Tại sao? Ơng ấy đang nói gì vậy? Nó liên quan gì đến vấn đề này? Nó có quan trọng khơng? Đó có phải là điều mình cần phải nhớ khơng?”. Việc đặt ra những câu hỏi này sẽ giúp bạn thấy dễ dàng hơn trong lựa chọn và phân tách những điểm quan trọng.

Nếu bạn sử dụng phương pháp phân tách ghi chép TM, việc tích cực nghe sẽ đảm bảo cung cấp cho bạn những thông tin bạn viết ở cột bên phải.

Thường xuyên tổng kết những thông tin và ý kiến quan trọng, có ý nghĩa mà bạn cần lưu lại, nhớ và sử dụng. Ghi chép nên tập trung vào những kiến thức này, nó đang cần thiết hoặc sẽ rất cần thiết đối với bạn sau này

Tích cực quan sát

Hãy chú ý tới những manh mối mà bạn có thể thu lượm được từ người diễn thuyết và từ những tài liệu mà bạn đang đọc. Những manh mối ở những tài liệu đọc thường nằm ở tiêu đề, những chữ in đậm, in nghiêng, tranh vẽ, đồ thị và biểu đồ. Một số cuốn sách cịn có chương phác họa về những chủ đề quan trọng. Hãy nhìn vào chương này và chương tổng kết. Khi ghi chép kết luận của người diễn thuyết hoặc của tác giả, nên chờ đợi những manh mối tự nhiên từ phía người diễn thuyết. Mỗi người diễn thuyết đều có một phương pháp riêng, bạn có thể lượm nhặt những điểm quan trọng bằng cách ghi chép phù hợp với phương pháp của người đó. Chú ý tới những gì người diễn thuyết nhắc lại và những điều được khi trên bảng. Nên ngồi càng gần với người diễn thuyết càng tốt, nó sẽ giúp bạn dễ nắm được những manh mối quan trọng hơn.

Tham gia

Nếu bạn không hiểu một điều gì đó hoặc nghi ngờ về điều đó, hãy hỏi hoặc tham gia vào thảo luận. Một số người đã khơng dám hỏi vì e ngại. Các quan sát đã chỉ ra rằng, những người ngồi nghe thường thèm muốn lòng dũng cảm của những người tham gia. Song điều đáng nói là, họ bị cho là những người khơng chịu học hỏi kiến thức mới.

Nếu bạn biết đề tài mà người diễn thuyết hoặc giảng viên sẽ thảo luận, hãy đọc trước tài liệu và tìm kiếm thơng tin trước càng nhiều càng tốt. Những kiến thức đã chuẩn bị này sẽ giúp bạn xác định được những điểm quan trọng trong buổi diễn thuyết hoặc trong bài giảng.

Bạn cũng nên liệt kê ra các khái niệm mà bạn chưa thực sự hiểu và chuẩn bị trước câu hỏi. Khi nghe được một số thông tin, bạn sẽ nhận thấy dễ dàng lắp ghép những thông tin này vào một vấn đề lớn. Đọc trước là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả nhằm đạt được sự thành công và hiểu biết.

Tơi biết, bạn có thể đang nghĩ: “Làm gì có thời gian để xem trước”. Câu trả lời là, đọc trước chỉ mất rất ít thời gian. Bạn thường chỉ mất vài phút để xem qua chương trình hoặc đọc những ghi chép của buổi họp trước. Biến những gì nghe được thành hình ảnh trực quan

Những ghi chép của bạn mang tính cá nhân và có ý nghĩa đối với bạn. Nó giống như những bức ảnh chụp nhanh. Đã bao giờ bạn thấy rằng, những bức ảnh chụp nhanh về một kỳ nghỉ hoặc một sự kiện quan trọng chiếm hết tâm trí của bạn chưa?

Khi tóm tắt thông tin, bạn sẽ chụp ảnh nhanh những thông tin đó bằng cách bổ sung thêm những hình ảnh trực quan như biểu tượng, hình vẽ và mũi tên. Bằng cách này, bạn thậm chí khi xem lại những ghi chép sau nhiều tháng, nó sẽ ngay tức khắc gợi cho bạn nhớ về những kiến thức mà bạn cho là quan trọng vào thời điểm đó và cần thiết phải nhớ lại ngay bây giờ.

Giúp bạn dễ dàng đọc lại những ghi chép

Khi ghi chép/ghi nhận, nên viết ở một phần của tờ giấy. Sử dụng một tờ giấy rời, bạn có thể đặt tờ giấy đó trước mặt hoặc treo lên tường khi cần đọc lại.

Hãy chép lại những gì đã ghi chép được vào 3 đến 5 tấm thẻ mà bạn có thể mang theo mình. Khi đứng xếp hàng, đi xe buýt hay chờ một cuộc hẹn, bạn có thể lấy ra và đọc trong vài phút ngoài thời gian học và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phuong-Phap-Hoc-Tap-Sieu-Toc (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)