III. Nhà Bác Học: Ông Hồ Hữu Tường
Trước cơ tận-diệt hầu kề và Hội Long-Hoa sắp mở chúng-sanh liệu thế nào?
chúng-sanh liệu thế nào?
Từ Cơ-Đốc-giáo trải qua Phật-giáo, Cao-Đài-giáo, phái Phật-Thầy Tây An, Phật-giáo Hòa-Hảo, cho đến nhiều dị-nhân ra đời gần đây đều cho biết cơ tận-diệt đã gần và Hội Long-Hoa sẽ mở. Vậy đối với lời cảnh-thế của Phật Tiên, chúng-sanh phải liệu cách nào?
Như chúng ta đã biết: vì người đời cứ mãi dấn thân trên con đường tội lỗi, nên chi Đức Ngọc-Đế định xử tiêu. Nhưng trước khi phán-quyết lần cuối cùng. Ngài đồng ý với Đức Phật cho các vị Thánh Tiên lâm phàm kêu gọi chúng-sanh hướng thiện quày đầu một lần chót. Từ cơ bút của Cao-Đài-giáo cũng như Sấm-Giảng của phái Phật-Thầy Tây-An và Phật-giáo Hòa-Hảo, đều gấp rút dạy bảo chúng-sanh tu sao cho kịp kỳ Đại-Hội Long-Hoa. Cái mục-đích là đạt đến Hội Long-Hoa để rồi qua thời-kỳ Thượng-Nguơn có đủ cơ- hội thuận-tiện, như được Phật Di-Lặc mở trường phổ-hóa mà tu cho đắc chánh quả. Đã là thời-kỳ gấp rút thì khơng thể tu với những pháp-môn xa vời để đắc ngay quả Phật Bố-Tát hay La-Hán được, mà phải tu tắt, tu để được sống cịn trong ngày Hội Long-Hoa.
Đây chúng tơi xin đưa ra một tỷ-dụ dễ hiểu:
Ai cũng biết bất cứ pháp-môn tu-hành nào cũng để đạt đến cứu-cánh là đáo bỉ- ngạn, nghĩa là đến bờ bên kia, bờ của Cực-Lạc Niết-Bàn hay Thiên-Đàng Tiên-Cảnh. Con
đường từ bờ bên này đến bờ bên kia là một cái đại dương to lớn. Như thế muốn đi đến bờ bên kia, phải đóng những thuyền lớn, tất nhiên phải nhiều công phu. Về phương-diện tu- hành phải dày công tu luyện.
Nhưng trong lúc gia cơng đóng một chiếc thuyền cho lớn mà chưa xong, thì có người cho biết là sắp có trận bão to lụt lớn, mà ngồi đại dương kia có một đảo giúp cho người ta núp được trận bão lụt ấy, lại rất dễ là ai ai cũng có thể đi đến được với một chiếc xuồng con, thuyền nhỏ chẳng mất nhiều cơng kiến-tạo. Vậy thì người đời, có nên gấp rút đóng một chiếc thuyền nhỏ xuồng con để ra đảo ẩn núp bão lụt, rồi sau sẽ đóng chiếc thuyền có thể đi thẳng đến bỉ-ngạn, hay là cứ ngồi đó lui-cui lo đóng chiếc thuyền cho thật lớn mà khơng rồi để bị trận bão lụt nhận chìm lơi cuốn mất.
Cái ý-nghĩa câu tỷ-dụ này cũng giống ý-nghĩa các đấng siêu phàm cho ta biết về cơ tận-diệt và Hội Long-Hoa. Cơ tận-diệt ví như trận bão lụt, cịn Hội Long-Hoa ví như hịn đảo kia để ẩn núp cơn dơng tố.
Có hiểu như thế, chúng ta mới hiểu tại đâu các đấng siêu-phàm khơng bảo chúng- sanh đóng những chiếc thuyền to mà chỉ bảo đóng những chiếc xuồng con hay thuyền nhỏ, nghĩa là pháp-môn tu tắt, cốt làm sao đạt đến Hội Long-Hoa.
Nhưng thế nào gọi là pháp môn tu tắt?
Sở-dĩ người gây quá nhiều tội lỗi là vì người đời cứ mãi làm ác. Nay muốn cứu với họ chỉ có cách là làm sao cho họ bỏ ác về lành trước đã. Đó là điều căn-bản, bất cứ đạo- giáo nào cũng dạy như thế, Phật làm bài kệ rằng:
Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành; Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo. Nghĩa là: Điều ác đừng làm, Điều lành gồm làm. Tự lắng lấy lòng, Phật dạy như thế.
Nhưng thế nào gọi là làm lành? Nếu không phải là hành nhân-đạo là mối đạo mà đạo-giáo nào cũng khun làm trịn trước nhứt. Nếu khơng thế, sao lại có câu: Dục tu Tiên-đạo, tiên tu nhân-đạo; nhân-đạo bất tu, Tiên-đạo viễn hỹ; nghĩa là: Muốn tu Tiên- đạo, trước phải tu nhân-đạo, nhân-đạo mà khơng tu thì Tiên-đạo nó đi xa vậy.
Đồng với lý này, Đức Huỳnh Giáo-chủ có viết:
Bạch trinh giữ lấy nghĩa nhân, Muốn về cõi Phật lập thân cõi trần.
Hay là:
Tu đền nợ thế cho rồi,
Như thế đủ hiểu rằng: muốn tu cho thành Phật Tiên chi chi, cũng phải tu cho rồi cái đạo làm người trước đã. Có xem tiền-kiếp của Phật Thích-ca mới thấy trước khi đạt đến quả Phật, Ngài đã trải qua bao nhiêu kiếp hành trịn nhân-đạo.
Trong truyện Lục giả Tiên tung có kể lại rằng: có người lên núi tìm chơn-sư để học
đạo, nhưng khi gặp chơn-sư thì ngài khơng tiếp nhận mà bảo phải trở xuống trần lập cho có cơng-đức rồi trở lên ngài mới truyền giáo cho. Như thế cũng nhận cái lý phải tu nhân-
đạo trước. Trong truyện Hứa-Sử cũng dạy như vậy.
Nhưng đạo làm người gồm những gì? Đức Phật Thầy Tây-An cũng đồng với Phật mà nhận rằng: đạo làm người có bốn cái ân lớn cần phải làm cho trịn là:
1o Ân Tổ-tiên cha mẹ, 2o Ân đất nước,
3o Ân tam-bảo (Phật, Pháp, Tăng),
4o Ân đồng bào và nhân-loại (với kẻ xuất-gia thì ân đàn-na thi chủ).
Nếu bốn cái ân này mà làm khơng trịn thì khó mà tu cho trịn Phật-đạo. Nói thế khơng thể hiểu nên trọng phần nhân-đạo mà bỏ phần Phật-đạo; mà nên hiểu rằng: đồng
thời tu Phật-đạo, phải làm tròn nhân-đạo, nghĩa là cùng với tu huệ phải có tu phước.
Pháp-mơn mà Đức Phật-Thầy Tây-An dạy tu tắt để đi đến Hội Long-Hoa là như thế, nghĩa là pháp-môn: học-Phật tu Nhân. Nhưng đừng vội tưởng pháp-môn ấy chẳng thâu- hoạch được kết quả. Bằng chứng cụ-thể là đã có nhiều mơn–đệ của Phật-Thầy đắc quả và phát huệ tâm. Như trường hợp của ơng Thanh-Sĩ là một và cịn bao nhiêu người mà chúng tôi chưa tiện giới-thiệu ra đây.(1)
Sở-dĩ chúng tơi phải nói đến pháp-mơn của Phật-Thầy là để đáp lại các bạn đã hỏi: Phải làm thế nào khi biết cơ tận-diệt hầu kề Hội Long-Hoa sắp mở?
Nhưng những điều chúng tôi đã dẫn ra, chỉ là trong muôn một pháp-môn của Đức Phật-Thầy mà ở đây chúng tơi khơng thể nói nhiều hơn nữa. (2)
Để giúp q bạn có một ý-niệm tổng-qt về Tận-Thế và Hội Long-Hoa, chúng tơi trích ra đây hai bài thơ khốn thủ của ơng Thanh-Sĩ:
Giờ ân trên định chẳng cịn lâu. Tận đời vạn cảnh lâm tràng mộng, Thế diệt thiên bang cuộc bể dâu
Chập chững nhân-gian nhiều ách nước, Chờn vờn thế-giới lắm oan sầu.
Bên kia bên nọ tranh vô địch, Lưng lửng rồi thôi chẳng đến đâu.
* * *
Tóm thâu ý nghĩa một ngày gần, Tắc diệt cựu phàm lập Thánh tân. Long hội Thần Tiên qui tứ-bộ,
Hoa trì Phật Thánh thống Tam-Nguơn. Ơng Trời biến cải màu thiên-hạ,
Bà Đất chuyển luân sắc thế trần. Để biết huyền-vi cơ báo ứng,
Ý phàm hướng thiện rõ chơn-nhơn.
Viết xong ngày 10-11-1952.
_______________________________________________________________
(1). Kỳ dư cịn nhiều bậc có Huệ và Điễn-lành khơng được nhắc đến, vì lẽ là khơng có sáng-tác về Tận-thế và Hội Long-Hoa.