Khuất Phương Thảo-
Học sinh khóa văn 2020- lớp văn thầy Nhật
Đề1: Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó nhận xét tính triết lí trong câu chuyện.
Nhà văn Pautopxki từng nói “ Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Quả thật một chi tiết cũng có thể tạo nên những ấn tượng mạnh cho người đọc cũng như làm câu chuyện trở nên thay đổi. Một trong số đó phải kể đến tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu với những chi tiết độc đáo làm thay đổi cả câu chuyện. Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ mang trong mình mối quan hoài sâu sắc trước những vấn đề của đời sống, của con người. “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thốt ra từ những kiếp lầm than”. Vì vậy, văn chương khơng chỉ được tạo nên bởi sự mĩ miều với những giá trị tuyệt đích mà phải là những tác phẩm mang đến cho người đọc một nội dung ý nghĩa có tính thơng điệp, và hơn hết phải làm rung động hàng triệu tâm hồn, có chỗ đứng qua thời gian và năm tháng. Từ chính những điều giản dị, đời thường mà tác đã đã khai thác mọi khía cạnh và phản ánh cuộc sống đa chiều, mn màu mn vẻ, từ đó khơi sâu và làm hiện lên cả những góc khuất của đời sống xã hội, của bản chất con người đặc biệt là nhân vật người đàn bà hàng chài.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới, là “người mở đường tinh anh và tài năng”. Sinh thời, ông từng quan niệm rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Nếu trước năm 1975, nhà văn đi tìm hạt ngọc ấy trong chất sử thi anh hùng với những tác phẩm tên tuổi như“Mảnh trăng cuối
rừng”, “Dấu chân người lính”, “Cửa sơng”,…thì sau năm 1975, bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng sáng tạo chân chính và bản lĩnh dũng cảm, ơng vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm khơng ngừng nghỉcủa mình về cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức, nhân sinh, để từ đó khám phá ra vẻ đẹp của những “hạt ngọc ẩn giấu” trong những con người đời thường lam lũ, nhọc nhằn. Và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng và tấm lòng của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ mang trong mình mối quan hồi sâu sắc trước những vấn đề của đời sống, của con người.
Chiếc thuyền ngoài xa bắt đầu bằng một tình huống độc đáo và bất ngờ. Nếu nói mạch cảm xúc và
cấu tứ là cái để người ta vịn vào tìm hiểu nội dung của một văn bản thơ, thì tình huống truyện chính là một khởi điểm chắc chắn để khai thác, tìm tịi những cái đặc sắc của một tác phẩm văn xi. Đó là những sự kiện éo le, bất ngờ, khác lạ để mở ra một câu chuyện dài ở phía sau, mà theo như ý của Nguyễn Minh Châu thì tình huống truyện là “cái tình thế mà ở đó sự sống hiện ra một cách đậm đặc, cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người”. Từ tình huống truyện, tính cách, số phận của nhân vật được gợi mở, cũng từ tình huống truyện mà chủ đề cũng như những giá trị mà tác giả xây dựng được hé lộ một cách tinh tế và độc đáo.
Nghịch lý cuộc đời bắt đầu từ đây, khi chiếc thuyền tiến gần vào bờ, hình ảnh một cặp vợ chồng đang rời thuyền, họ lội qua một quãng bờ phá, nước ngập tới tận đầu gối. Trong giây lát tiếng người đàn ông cất lên văng vẳng quát tháo những đứa con đang ở trên thuyền. Hình ảnh cặp vợ chồng lam lũ bước ra từ chiếc thuyền vốn đẹp như thiên đường, người chồng cao to, thô lỗ, vẻ mặt dữ tợn, còn người đàn bà khn mặt thơ kệch tốt lên đầy sự mệt mỏi.
Tác giả đã dùng những ngôn từ rất đắt giá để miêu tả về ngoại hình người đàn bà hàng chài có thân hình xấu xí tàn tạ “trạc ngồi 40, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Vì cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch. Không những thế tác giả còn tập trung miêu tả ánh mắt của người đàn bà: “Chị đưa mắt nhìn xuống chân,… nhìn ra ngồi bờ phá”. Cách miêu tả của nhà văn không chỉ cho thấy sự tủi cực, vất vả của người phụ nữ ấy mà còn hé mở những đau khổ tinh thần đang giày xéo tâm can.
Người đàn bà hàng chài bất hạnh ấy không chỉ phải chịu thiệt thịi về ngoại hình mà tạo hóa mang lại mà dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ… Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh đã vậy chị lại cịn có khn mặt rỗ là hậu quả của trận dịch đậu mùa nên không ai thèm để ý, suốt từ khi cịn nhỏ. Rồi chị có mang với một anh hàng chài đến mua bả về đan lưới và thành vợ chồng.
Đọc hết câu truyện người đọc cũng không biết tên thật của người đàn bà ấy là ai, tác giả đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta…. như một sự xóa mờ nhằm tơ đậm thêm số phận của chị. Khi người đàn bà này xuất hiện ở tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn “nghèo” ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam. Điều đó chỉ ra một thực tế rằng, khơng phải chỉ mình người đàn bà đó gặp bất hạnh mà có rất nhiều phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ chịu những bất hạnh như thị. Nhân vật người đàn bà hàng chài ít nhiều cũng làm ta nhớ đến nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Phải chăng vẫn là những số phận của con người đang sống giữa cuộc đời mà sự sống thật mong manh. Cảm thương thay cho số phận những con người.
Cứ ngỡ tưởng có một cuộc sống gia đình thì sẽ có hạnh phúc và ấm êm. Nhưng cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh. Gia đình nghèo lại cịn đơng con, thuyền thì chật,… Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ thường xuyên cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Cứ khi nào lão chồng thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh một con thú với lời lẽ cay độc “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Quả thực, người đàn bà hàng chài có cả một cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn, khốn khổ. Chị là nạn nhân của sự nghèo đói, thất học và lạc hậu. Số phận, cuộc đời chị dần dần hiện ra rõ nét khi chị đến toà án huyện. Số phận đầy bi kịch ấy được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.
Chỉ bằng một vài câu văn miêu tả ngoại hình tác giả phần nào đã khiến cho người đọc vỡ mộng, đằng sau vẻ hào nhoáng kia của chiếc thuyền thì con người lại hiện ra chân thực, chẳng hề mang vẻ đẹp hoa mĩ nào. Nhưng nghiệt ngã hơn chính là cảnh bạo hành vợ của gã đàn ông thô bạo kia, hắn rút ra “một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa”, chẳng ai nói với nhau lời nào, hắn trút cơn giận như lửa cháy dùng hết sức lực quật tới tất vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, răng nghiến ken két. Mỗi một nhát quất xuống hắn lại cất lên những câu chửi nguyền rủa bằng cái giọng “rên rỉ, đau đớn”: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Người đàn bà vẫn ngồi im “cam chịu, nhẫn nhục”, không một lời van xin hay oán trách, chẳng chống trả cũng không hề chạy trốn. Sự việc xảy đến quá nhanh, quá bất ngờ đến nỗi nghệ sĩ Phùng không thể tin vào chuyện gì đang diễn ra trước mắt. Anh bàng hoàng, sửng sốt trong mấy phút đầu chỉ biết “đứng há mồm ra mà nhìn”. Thằng Phác từ đâu lao đến nhanh hơn cả mũi tên, giật lấy chiếc dây lưng quất vào “tấm ngực trần vạm vỡ cháy nắng” của cha nó. Cảnh tượng người chồng đánh đập vợ dã man, người vợ cam chịu, đứa con đánh lại cha trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp của con thuyền ngư phủ.
Tác giả đã vẽ nên bức tranh hiện thực cuộc sống ẩn sau vẻ đẹp hào nhoáng bằng một hiện thực nghiệt ngã. Qua những gì được chứng kiến, Phùng như được giác ngộ về những nghịch lí vẫn cịn tồn tại trong cuộc sống. Từ chiếc thuyền ngoài xa rất đẹp, rất thơ mộng, cho đến khi con thuyền tiến lại gần, khi khoảng cách khơng cịn nữa, bản chất cuộc đời mới được biểu hiện một cách rõ ràng và chân thực. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng hình ảnh người đàn bà hàng chài hiện lên là một nạn nhân khốn khổ của bạo hành gia đình. Đó là một người đàn bà không tên, lẫn vào trong đám đông vất vả, lam lũ, khốn khổ của đời sống hiện thực, một con người không hề cá biệt, một cuộc đời tiêu biểu cho nhiều cuộc đời khác. “Người đàn bà trạc ngồi bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch” với khuôn mặt rỗ đầy mệt mỏi.
Chân dung người đàn bà hàng chài là một chân dung rất khác với các nhân vật nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1980. Những người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nhìn chung thường mang vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng. Đó là Nguyệt trong Mảnh trăng
cuối rừng, là Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, … Bước vào thế giới ấy, chân dung
người đàn bà hàng chài là một dị biệt. Chị vốn dĩ đã không đẹp ngay từ nhỏ, lại phải chịu di chứng của trận đậu mùa với vô vàn nốt rỗ trên gương mặt xấu xí. Ngoại hình ấy cịn tiều tuỵ thêm vì cuộc sống lam lũ, vất vả, phải đối mặt với phong ba bão táp hàng ngày trong khi họ chỉ có một con thuyền nghèo túng, chật chội mãi thêm vì đàn con ngày một đơng đúc. Khơng chỉ có vậy, người đàn bà ấy còn phải chịu đực những trận địn thơ bạo như cơm bữa của lão đàn ông hàng chài độc dữ. Tất cả những nét chân dung ấy đã hé mở cho người đọc về một cuộc sống nghèo đói, lam lũ, một thân phận đàn bà khốn khổ, nhọc nhằn.
Khơng chỉ qua nét chân dung về ngoại hình, nhà văn Nguyễn Minh Châu cịn khắc hoạ nỗi đau của người đàn bà hàng chài qua hành động, cử chỉ của chị khi bị chồng đánh. Trước những trận đòn trời giáng của người chồng, người đàn bà không hề kêu than, không hề chạy trốn, cũng không hề chống trả mà chỉ quỳ xuống cầu xin. Phải chăng vì đòn roi nhiều quá, phải chịu đựng nhiều quá khiến chị u mê, hay phải chăng do thất học mà chị không hiểu quyền sống của mỗi người? Với chồng là vậy, cịn với con, chị cũng có những hành động thật trái với lẽ thường: “người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ơm chầm lấy nó rồi lại bng ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”. Tâm trạng của người đàn bà hàng chài được thể hiện rõ nhất qua “những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”. Dòng nước mắt ấy như được chắt ra từ những vết thương đau đớn trong tâm hồn chị, đó là những giọt tủi thân, tủi phận. Chỉ khi khóc, chị mới thấm thía cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: chị là người vơ danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam.
Song ẩn bên trong người đàn bà hình dáng bên ngồi xấu xí, thơ kệch, chịu bao cay đắng, nhọc nhằn ở cuộc đời là những phẩm chất cao đẹp. Trước hết là sự nhẫn nhục, chịu đựng vì hồn cảnh. Chị coi việc mình bị đánh đó như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy cũng như khơng hề có ý định rời bỏ gia đình ấy, rời bỏ người chồng vũ phu của mình.
Mặc dù là một nạn nhân khốn khổ của nạn bạo hành gia đình nhưng thực chất, ẩn sâu bên trong vẻ bề ngồi xấu xí ấy là một người phụ nữ trải đời sâu sắc, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Đó chính là một
“hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” được nhà văn khám phá qua hành trình nhận thức của Phùng và Đẩu. Khi bị đưa về toà án, Phùng và Đẩu đã muốn giúp chị giải thốt khỏi cuộc hơn nhân khơng hạnh phúc ấy, vậy mà chị chỉ xin quan toà: “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó". Đến tận cùng nỗi đau, thế nhưng, khi được quyền lựa chọn giải thoát khỏi số kiếp ấy, chị lại chối bỏ. Chắc hẳn, người đọc sẽ cảm thấy thật khó hiểu và nực cười cho người bà dại dột.
Thế nhưng, sau những lời tâm tình của chị, người ta mới vỡ lẽ và cảm thấy khâm phục người phụ nữ ấy. Cái nhìn của người đàn bà hàng chài như lời minh oan cho lão đàn ông, rằng lão cũng là một nạn nhân, một số phận khốn khổ khác. Bản tính của lão khơng xấu, lão hiền lành, chất phác, nhưng cái nghèo đã khiến lão trở thành một con người vũ phu, cộc cằn. Chị có cái nhìn sâu xa, thấu hiểu lẽ đời, thấu hiểu lịng người, khác hẳn với cái nhìn của Đẩu và Phùng. Người đàn bà ấy biết rõ rằng người phụ nữ thân gái dặm trường cần một người đàn ông để chèo lái con thuyền, con cái của họ cần có một người cha để dựa dẫm. Những con người lênh đênh bốn bề là nước, họ vẫn chịu những gánh nặng to lớn của miếng cơm manh áo hàng ngày. Sự hi sinh, thấu hiểu cuộc đời của chị càng khiến người đọc cảm thấy xót xa cho mơt người phụ nữ.
Đối với con cái, người đàn bà tự nhận thiên chức của mình là sinh ra để đẻ con, ni con. Người đọc dường như hiểu vì sao người đàn bà phải gửi thằng Phác lên bờ. Chị gửi con đi, một phần vì đói nghèo, phần nhiều vì đó là đứa chị u thương nhất trong đàn con của mình. Chị gửi con đi vì mơ hồ nhìn thấy trước tai hoạ, rằng nếu cứ để nó trên thuyền thì những điều tồi tệ nhất cũng có thể xảy ra. Hơn nữa, chị không muốn làm tổn thương con, không muốn con mang những ấn tượng xấu về gia đình, về người cha, khơng muốn điều gì ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con. Với chị, niềm vui