Hồn Trương Ba da Hàng thịt

Một phần của tài liệu nhung bai van mau tren 9 diem thi dai hoc văn 12 (Trang 190 - 197)

Nguyễn Sơn Trà

Học sinh khóa văn 2020- lớp văn thầy Nhật

Đề 1: Phân tích cuộc xung đột giữa Hồn- Xác để làm rõ bi kịch Trương Ba và vẻ đẹp của nhân vật này trong đoạn trích “ Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ). Từ đó nhận xét về chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ

Khi nghệ thuật đồng hành được cùng “tâm trạng xã hội” thì tác dụng của nó đối với đời sống to lớn biết chừng nào. Khẳng định tên tuổi của mình trong cuộc gặp gỡ với mảnh đất sân khấu khi nó địi hỏi cần được đổi mới, hiện thực cuộc sống phải được phơi bày thì Lưu Quang Vũ đã làm được điều đó một cách xuất sắc. Lưu Quang Vũ đã thăng hoa trên sân khấu kịch với một trái tim dũng cảm luôn đồng nhịp với nhịp đập của dân tộc, với tầm nhìn minh triết trước vấn đề đất nước và thời đại, nó được tn trào thật tự nhiên, thành tuyên ngôn không gan guốc nhưng vẫn mãnh liệt, cháy bỏng. Trọn vẹn những điều ấy đã được Lưu Quang Vũ kết nối vào vở kịch đỉnh cao “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Và ông

đã thể hiện một triết lý về lẽ sống, lẽ làm người mà đâu đó ta đã từng được nghe:”Khơng dễ để tìm hạnh phúc trong bản thân mình, và khơng thể tùm thấy nó ở đâu khác” (Agnes Repplier). Và lí lẽ này được tác giả thể hiện rõ nhất qua cuộc xung đột giữa hồn và xác.

Chủ tịch Hội lý luận phê bình văn học – Nguyễn Thế Kỷ đánh giá kịch của Lưu Quang Vũ như sau: “Khơng chỉ đóng góp trong đổi mới tư duy nghệ thuật sân khấu, kịch của Lưu Quang Vũ cịn đóng góp theo một cách riêng, ấn tượng và hiệu quả nhất định trong sự nghiệp đổi mới đất nước ở một giai đoạn khó khăn”. Và điều đó được thể hiện trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” năm 1981. Sức hấp dẫn làm nên thành công của vở kịch này là sự kết họp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng; kết hợp tinh thế giữa kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu. Đoạn trích sách Ngữ văn 12 thuộc cảnh VII và là đoạn kết của vở kịch mang nhiều triết lý nhân sinh cần con người suy ngẫm.

Tác phẩm là những cuộc xung đột xoay quanh sự sống và cái chết. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Trương Ba là do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu. Để sửa sai, họ đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết.Do phải sống nhờ trong thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba phải chiều theo một số nhu cầu ti tiện của xã thịt.Linh hồn nhân hậu, trong sạch, thanh khiết, bản lĩnh ngay thẳng trước kia nay vì sống mượn, sống tạm bợ mà bị nhiễm thói dung tục của xác. Hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền tối: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, người thân xa lánh,…Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống giả tạo, sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Trương Ba dằn vặt, đau khổ, quyết định chống trả bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Cuộc đáu tranh giữa hồn và xác khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi cho tình cảnh trớ trêu, khóc cười khơng ra nước mắt này. Do phải sống nhờ thể xác của anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt.Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay phải sống mượn, lệ thuộc nên không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị nhiễm độc bởi cái tầm thường, dung tục. Nên linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khỏ, quyết chống trả bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, khơng lệ thuộc vào thân xác. Mở đầu đoaạn trích là màn độc thoại của hồn Trương Ba. Tác giả để Trương Ba ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy tuôn ra một tràng độc thoại đầy đau khổ “Không!Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách khỏi thân xác này, dù chỉ một lát”. Lời độc thoại cho thấy con người đang ở trạng thái u uất, bế tắt, khơng lối thốt. Hồn đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vị hơn được nữa. Lời nói, phủ định: Khơng, khơng muốn. Tâm trạng thì chán nản, buồn bực, chỉ muốn “tách ra cái xác này, dù chỉ một lát”. Và trong sự khao khát tách bạch ấy, hông đã được tách ra khỏi thể xác vốn không phải của hồn và màn đối thoại từ đây bắt đầu.

Sau khi tách ra khỏi thể xác, hồn và xác bắt đầu cho cuộc đối thoại. Xác mở đầu cho cuộc đối thoại, xác xoáy vào hiện thực bi kịch của Hồn: “linh hồn mờ nhạt khốn khổ kia ơi…ông không tách ra khỏi tôi được đâu”. Giọng của xác là giọng đắc thắng, đầy ngạo mạn, trịch thượng và khiêu khích. Thấy xác có tiếng nói, hồn rất ngạc nhiên và bng lời lẽ cay nghiệt, mắng mỏ xác: “A, mày cũng có tiếng nói kia à. Vơ lý, mày khơng có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù”. Xác cũng không vừa: “ơng đã biết tiếng nói của tơi rồi, đã ln ln bi tiếng nói ấy sai khiến”, “chính vì âm u đui mù mà tơi có sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết của ông đấy”. Hồn chùn và đuối lí, buộc phải dần đồng tình, xác nhận sự ảnh hưởng của xác “nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt”. Đằng sau lời thoại này Hồn dường như câm lặng, mặc cho xác mắng mỏ, xúc phạm.

Bắt đầu từ đây, xác bắt đầu tấn cơng hồn một cách đầy khiêu khích, bỡn cợt. Những lí lẽ mà xác hàng thịt đưa ra để tranh cãi với hồn Trương Ba là xác đáng: Xác hàng thịt dù có đui mù, âm u nhưng có khả năng lấn át, sai khiến linh hồn cao khiết. Hồn Trương Ba dù cao khiết nhưng đã bị nhiễm những thói xấu, bị tha hóa. Việc làm của Trương Ba có tham dự của xác hàng thịt. Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phụ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác: “Khi ông ở bên nhà tôi…Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…Đêm

hơm đó, suýt nữa thì…”. Xác đã nhắc lại sinh động, tường tận dục vọng vật chất thấp hèn càng bòi thêm nỗi dằn vặt vì sự thật nhỡn tiền, phũ phàng. Dục vọng tầm thường ấy trước đây Trương Ba nào có. Hồn phải xi theo những lời buộc tội của Xác, bị Xác sai khiến làm cho đứng trước món ăn dung tục “tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi” cũng khiến cho Trương Ba “lâng lâng cảm xúc”. Trương Ba cũng trở thành con người thô lỗ, phũ phàng, khi khuyên thằng con đi vào đường ngay thẳng không được, ông đã nổi giận “tát thằng con tóe máu mồm, máu mũi”. Lí lẽ của Xác khơi trúng tim đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác hàng thịt, hồn Trương Ba trong khiết đã hóa màu. Hồn vì thế bất lực, chống đối yếu ớt: “Ta…ta đã bảo mày im đi”. Lời nói ngập ngừng như lí lẽ bị hụt hơi. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của thể xác. Hồn cố gắng cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”. Xác đã không ngần ngại mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những địi hỏi của tơi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”. Hồn “không dám trả lời”. Xác khẳng định, xác là “cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tơi mà ơng có thể làm lụng cuốc xới. Ơng nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân…nhờ có tơi mà ơng cảm nhận thế giới qua những giác quan của tôi…”. Như vậy, đối với hồn, xác rất quan trọng bởi dù sao đi chăng nữa nếu khơng có hồn thì xác cũng chỉ “âm u đui mù”. Vì thế cho nên “chúng ta tuy hai mà một”. Xác và hồn đã đi đến một thỏa hiệp chung: làm điều gì sai hồn cú đổ tội cho xác để giữ linh hồn mình trong sạch.Bù lại, hồn phải thỏa mãn những điều kiện nằm thỏa mãn xác. Tới đây, màn đối thoại kết thúc, Trương Ba lại bần thần nhập vào xac anh hàng thịt.

Có thể nói nếu xét tương quan lượt lời: Xác nhiều lời thoại dài, dày đặc; hồn thì lời thoại ngắn, thưa thớt. Điều đó cho thấy sự lấn át, thắng thể của xác – sự đuối lí, bất lực của hồn. Hồn bị đẩy vào đường cùng, buộc phải xuôi theo những sự thật và lí lẽ hiển nhiên mà xác đã chỉ ra.

Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ khơng phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”, với tư tưởng tiến bộ của mình Lưu Quang Vũ đã chưng cất lên thứ tư tưởng nghệ thuật xuất phát từ tấm lòng nhân đạo cùng những trăn trở về giá trị cuộc sống của con người. Cuộc đối thoại cho thấy sự đau đớn của hồn Trương Ba và buộc phải công nhận xác hàng thịt đúng là cái hồn cảnh mà ơng phải quy phục. Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống trong cái dung tục của xác và bị chi phối bởi những dung tục đó. Qua đó, Lưu Quang Vũ đã đi sâu thêm một bước buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào cái bản chất mối quan hệ giữa hồn và xác, và sâu xa hơn là mối quan hệ giữa những mặt đối lập của chúng ta trong cuộc đời này. Vậy đích thực cái tiếng nói xác thịt mà Lưu Quang Vũ muốn thể hiện trong cuộc đối thoại này là tiếng nói của cái xấu, ti tiện, đáng sợ; cái tiếng nói của những cái nhu cầu bản năng; tiếng nói của những điều mà đen tối, và khuất lấp. Nếu hiểu theo điều này, thì ta sẽ thấy cái mâu thuẫn giữa hồn và xác chính là mâu thuẫn giữa hồn cảnh nghiệt ngã với cái nỗ lực được sống thanh cao. Việc để cho tiếng nói của xác thịt lên tiếng, đó chính là sự thắng thế của chủ nghĩa vật chất. Coi tiếng nói của xác là tiếng nói của cái xấu xa, ti tiện,…Lưu Quang Vũ đã thể hiện một hiện thực hết sức gai góc. Khi muốn có một linh hồn thanh cao chúng ta phải đối diện với một hồn cảnh vơ cùng nghiệt ngã, nếu khơng cẩn thận thì chúng ta thua cuộc trước sự thắng thế của cái chủ nghĩa vật chất lên ngôi. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác thực chất là mâu thuẫn giữa tính cách và hồn cảnh. Lưu Quang Vũ cũng đã thể hiện một cái nhìn rất đa chiều, rất đa diện, rất phong phú và rất nhiều người đã thấy: Tiếng nói của xác thịt khơng chỉ là cái tiếng nói bị coi là thấp kém mà đó chính là tiếng nói bản năng khuất lấp, nó là tiếng nói sâu thẳm ln ln tồn tại trong mỗi chúng ta. “Khơng có gì thuộc về con người mà xa lạ với tơi”, tiếng nói ấy là tiếng nói bản năng, nó bị coi là thấp kém nhưng khơng hề xa lạ. Nó là một phần khơng thể chối bỏ của con người, của chính bản thân chúng ta. Chỉ có điều là khơng phải lúc nào ta cũng dám nhìn thẳng vào nó, khơng phải lúc nào ta cũng dám đối diện, cũng dám thành thực, dám phơi trải nó. Lưu Quang Vũ đã nói đúng, chính vì chúng ta khơng bao giờ dám nhìn thẳng vào nó cho nên nó trở thành một phần âm u đui mù của mình, càng âm u, đui mù cho nên nó có sức mạnh, ghê gớm lấn át cả linh hồn thanh cao.

Như vậy, cuộc đối thoại này không đơn giản chỉ là mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và nhân cách mà là mâu thuẫn trong cùng một bản thể của con người: hai cái tiêng nói, hai cái phương diện, hai cái bản thế trong cùng một con người. Chưa bao giờ chúng ta hiểu rằng:Bản thân chúng ta cũng chứa đựng cẩ phần sáng lẫn phần tối mà người ta chỉ có nhu cầu nhìn vào phần sáng mà khơng có nhu cầu nhìn vào phần tối, đối mặt với những góc tối. Và càng khơng bao giờ đối diện với góc tối thì càng khơng bao giờ

chúng ta sẽ vươn ra được ánh sáng vì thứ bóng tối nó đã chi phối ta. Với Lưu Quang Vũ khi để cho xác thịt cất tiếng nói, ơng khơng đơn giản chỉ là để cảnh báo chúng ta về hiện thực đầy nghiệt ngã, mà điều quan trọng hơn là Lưu Quang Vũ muốn chúng ta phải cảnh giác, và tỉnh táo với chính bản thân mình, vì rất có thể đó là một cái tiếng nói âm thầm trong chính bản thân ta. Nếu bản thân ta khơng có sự dũng cảm để khám phá con người mình, để đi đến tận cùng con người mình, để dám đối diện với chính mình thì sẽ khơng bao giờ chúng ta dám đối diện với những điều đó.

Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ cảnh báo: Khi con người phải sống trong hồn cảnh dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị và tàn phá những gì cao quý, đẹp đẽ của con người. Thật đáng hổ thẹn khi phải hòa tâm hồn thanh cao, thanh khiết của mình với những thói quen dung tục, thô thiển. Tác giả cảnh báo con người với hiện trang: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Khi con người phải sống trong sự dung tục thì trước sau cũng sẽ bị điều đó đồng hóa, sẽ ngự trị, sẽ dần dần thắng thế, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ,thanh cao trong tâm hồn con người. Nhà văn lên án cho những người chỉ lí thuyết sng,đề cao tâm hồn mà khơng chú ý đến thân xác. Đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm. Tác giả phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là thanh cao, không chăm lo về đời sống vật chất của thể xác, không đấu tranh vì hạnh phúc trọn vẹn. Lưu Quang Vũ cũng bàn đến vấn đề nóng bỏng của con người trong xã hội lúc bấy giờ và ở mọi thời đại. Xác hàng thịt xúi Trương Ba làm điều xằng bậy rồi đổ tội cho thân xác. Điều này phản ánh một hiện thực: Có những kẻ đã sống bất chấp tất cả để đạt được danh và lợi. Lưu Quang Vũ nhắc nhở một con người chân chính phải có một tâm hồn tỉnh táo, mạnh mẽ, ln đấu tranh để vươn lên những đòi hỏi sai lệch của thể xác.

Làm nên thành cơng của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều sâu triết lý khách quan.

Nguyễn Minh Châu từng nói: “Phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫ thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra”. Và cuộc đối thoại giữa hồn và xác đã được đẩy lên cao trào, để hồn buộc phải nhìn lại mình đi đến quyết định “chết hẳn”. “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thơng qua những trăn trở của Lưu Quang Vũ về cuộc đời, ta cần suy ngẫm lại bản thân để có thể thành thực và hồn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Chính khả năng “nhân đạo hóa” đó, Lưu Quang Vũ đã thực sự là người cầm bút chân chính khi hồn thành sứ mệnh “nhà văn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-

Một phần của tài liệu nhung bai van mau tren 9 diem thi dai hoc văn 12 (Trang 190 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)