2.3.1 .Thái độ của con người đối với lao động
2.4. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa cá nhâ n– sự
triển của xã hội
2.4.1. Giáo dục những phẩm chất của con người mới để hòa nhập với xã hội
Mối quan hệ giữa cá nhân và sự phát triển của xã hội thể hiện ở sự tác động và thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Thế hệ trẻ cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đây là một nội dung mà truyện dân gian nước ngồi trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đặt ra một cách khá rõ rệt. Mối quan hệ cá nhân – xã hội vốn có sự tác động hai chiều và thể hiện qua khả năng thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Ở lứa tuổi thơ ngây của các em, nhà trường chính là nơi nhân cách của các em được hình thành và phát triển. Những bước đi đầu tiên này là chặng đường vơ cùng quan trọng có khả năng tác động sâu sắc, gây những ấn tượng khó quên trong nhận thức của các em trong suốt cuộc đời. Cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác hay cao cả, thấp hèn,…đến với các
54
em bằng những câu chuyện nho nhỏ, nhẹ nhàng, đơn giản mà gần gũi, những tấm gương sống động, muôn màu muôn vẻ trong cái thế giới thu nhỏ ấy từng ngày, từng ngày… như những giọt nước thấm dần vào mảnh đất hoang vu, khô cằn.
Một xã hội lành mạnh, văn minh trọng lễ nghĩa và đề cao những giá trị thực, những giá trị chân chính của con người sẽ là mảnh đất tốt để nhân cách các em có cơ hội nảy mầm, xanh tốt và phát triển. Thế hệ tương lai cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm để mai này chung tay cùng mọi người xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy, trước hết các em cần có ý thức tự tu dưỡng rèn luyện, tự hồn hồn thiện mình, tự vượt lên chính mình để trở thành một con người hữu ích cho sự phát triển của xã hội. Các em chính là những người sẽ tác động trực tiếp đến xã hội, chính vậy chỉ khi các em cố gắng phát triển và hồn thiện thì xã hội mới có thể phát triển. Để có thể làm được điều đó cần phải có những bài học những kinh nghiệm, những lời khun hữu ích có từ những bài học nhỏ trong sách vở. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài nằm trong chương Tiếng Việt ở Tiểu học đã và đang mang đến cho các em những bài học bổ ích mỗi ngày. Mỗi ngày một bài học sẽ làm các em hiểu và thấm dần những bài học hơn.
2.4.2. Những bài học về việc tu thân
Giáo dục những phẩm chất tốt: Trung thực, chân thành, lễ độ của cậu bé Pao-lích đã khiến mọi người thêm yêu quý và giúp đỡ em “Hai tiếng kì lạ ”( truyện dân gian, Tiếng việt 1). Không nên bội bạc, vô ơn, khơng có tình nghĩa trước sau như gã hung thần trong “Bác đánh cá và gã hung thần” (Truyện dân gian A-rập, Tiếng việt 4) phải trở lại số phận lưu đày vĩnh viễn trong chiếc chai. Không nên chủ quan kiêu ngạo, nếu biết kiên trì, nhẫn nại ắt sẽ thành cơng, giỏi giang chưa chắc đã chiến thắng “Rùa và Thỏ” (Truyện cổ tích, Tiếng việt 1), chớ kiêu căng, xem thường người khác, chỉ khi hoạn nạn, khó khăn ta mới thấy được sự thơng minh và lòng tốt của mỗi người “Một trí khơn hơn trăm trí khơn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2). Khơng tham lam, ích kỷ, chỉ muốn sống sung sướng, giàu sang nhưng lại khơng muốn làm gì “Điều ước của vua Mi-Đát, Tiếng việt 4). Chăm chỉ lao động, biết yêu quý đất đai và ruộng đồng thì sẽ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh
55
phúc “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2). Khơng sợ chết, dũng cảm, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu cũng không chịu khuất phục cường quyền “Một nhà thơ chân chính, Tiếng việt 4). Kiên nhẫn, dịu dàng, thơng minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình “Thuần phục sư tử” (Truyện dân gian A-rập, Tiếng việt 5). Đây là những phẩm chất rất bình thường mà cũng rất cần thiết trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người trong cuộc sống thường ngày. Tuy là những phẩm chất bình thường nhưng khơng phải ai cũng có được, chính vì vậy những phẩm chất này rất quan trọng và cần có đối với con người.
Giáo dục những hành động tốt: Biết giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau khi gặp khó khăn, giúp bạn chính là giúp bản thân mình “Sư tử và chuột nhắt” (Truyện cổ tích Lép – tơn – xtôi, Tiếng việt 1), “Một trí khơn hơn trăm trí khơn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2). Biết vâng lời người lớn, không mải chơi đi la cà dọc đường như cô bé trong truyện “Cô bé trùm khăn đỏ” (Truyện cổ Pê-rô, Tiếng việt 1) vì khơng nhớ lời mẹ dặn, nhẹ dạ cả tin lời sói dạo chơi hái hoa bắt bướm trong rừng nên bị sói ăn thịt. Hoặc khơng nên mưu mẹo hại người sẽ lãnh hậu quả đau đớn như gã Sói gian xảo trong “Bác sĩ Sói” (Truyện cổ tích La – phơng – ten, Tiếng việt 2).
Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân tốt: Có ý thức học tập và cố gắng không ngừng kiên trì, cố gắng khắc phục những khó khăn. Đó cũng chính là bổn phận của học sinh trong trường học. Qua câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” (Tiếng việt 1), La-phơng-ten đã gửi đến một lịng tin mạnh mẽ qua sự thắng lợi bất ngờ của chú Rùa có quyết tâm và lịng kiên trì vững chắc, ln khơng ngừng cố gắng để hồn thiện bản thân, vượt qua những khó khăn.
Giáo dục về nhận thức lao động: Nên chăm chỉ lao động, làm việc trên ruộng đồng, khơng lười biếng thì sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2).
Cùng với những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường, truyện dân gian nước ngồi đã chú trọng rất nhiều đến việc giáo dục và hình thành những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực đích thực cho các em ngay từ khi
56
mới bước chân cắp sách đến trường. Chỉ có những con người như vậy mới thật sự xứng đáng là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, của xã hội sau này.