Các vị thánh được tôn thờ trong đền và các di vật

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

6. Bố cục đề tài

2.1. Giới thiệu chung về đền Lăng Sƣơng

2.1.3. Các vị thánh được tôn thờ trong đền và các di vật

Đền Lăng Sương - điểm nhấn tâm linh mà ở cõi trời Nam này khơng nơi nào có được. Dám nói như vậy bởi lẽ như trên đã nêu đền Lăng Sương thờ đại gia đình Tam Vị Đức Thượng Đắng Thần như ở đền Trung, đền Hạ xã Minh quang, huyện Ba Vì. Nếu đền Trung là ngơi đền mang giá trị đặc biệt vì đền được dựng từ nền thiêng của ngôi miếu mà lúc đương thời Đức Thánh Tản đã dựng lên theo di chúc của Dưỡng Mẫu Ma Thị Cao Sơn thì đền Lăng Sương c ng tôn thờ các vị Thánh như ở đền Trung nhưng có điều khác lạ là nơi đây cịn lưu giữ bao nhiêu kỳ tích: Tảng đá hằn dấu chân và vết lõm đầu gối Thánh Mẫu, Người quỳ khi vượt cạn vất vả mà sinh con - Nguyễn Tuấn- Sơn Tinh - Đức Thánh Tản Viên (như đã nêu ở phần trên). Cịn đó, tảng đá chèn bụng. Đây nữa, giếng Thiên Thanh trong xanh mạch nước, lạ thay những ngày trở trời, nước lại vần đục màu huyết như nhắc lại chuyện xưa - Chuyện Mẫu từng dùng nước tắm rửa khi con Mẫu mới chào đời.

Theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây, qua cầu Trung Hà, rẽ trái theo đường liên tỉnh đến thị trấn huyện Thanh Thủy, đi tiếp khoảng 8 km nữa là tới khu vực đền Lăng Sương. Nếu từ Hà Nội theo đường Láng Hòa Lạc lên đến Viện 105. Từ Viện 105 theo Quốc 1ộ 414 (Q1 87A c ) đến bến đò Đồng

Luận (gân khu vực K9), mời quí khách lên cầu Đồng Quang qua sông Đà. (Cầu Đồng Quang vừa được khánh thành ngày 20/12/2015). Đi tiếp 50m lên khu vực đền đường đế, rẽ trái đi tiếp 4km nữa là đền Ta sững lại trước cổng đền uy nghi tráng lệ dưới tán đa mát rượi thâm nghiêm. Bốn cột trụ vững chãi đắp nổi hình quả rành cách điệu. Qua cổng đền, bên phải là ngôi miếu. (Dân địa phương gọi là miếu Nhà Bà). Trên bệ thờ trong miếu có pho tượng Bạch Tinh Thần nữ - Người là nữ thần cai quản khu đất này. Hai bên là tượng Đào hoa công chúa và Quế hoa cơng chúa - Đệ tử của Người. Nhẹ gót trong bầu dưỡng khí mát mẻ, ta đến Nhà Võng. Căn nhà ba gian lợp ngói m i thống tĩnh. Nóc nhà đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Cả ngơi nhà chỉ có hai bức tường đầu hồi. Lịng nhà có tám cột đá, mỗi cột cao hơn 2m. Giữa nhà treo một chiếc võng đào. Tương truyền đây là chiếc võng tượng trưng cho chiếc võng từ ngàn xưa ngọt ngào cùng lời ru của Mẫu mà đưa Nguyễn Tuấn vào giấc ngủ ấu thơ. Giữa nhà, dưới cánh võng là chiếc chậu đá xanh hình vng Tương truyền đây là chậu Mẫu chứa nước tắm cho con từ thuở lọt lòng. Bên cánh võng đào trong nhà võng vẫn văng vắng đâu đây lòi ru ngọt ngào của Mẫu đưa con Người vào giấc ngủ tuối thơ từ thuở xa xăm ấy...

Qua Nhà Võng đến ngơi miếu nhỏ. Trong miếu có giếng Thiên Thanh và tảng Đá Quỳ. Hiện nay, giếng Thiên Thanh và tảng Đá Quỳ vẫn còn. Trên bề mặt tảng đá màu xanh, hẳn vết lõm đầu gối trái và vết lõm bàn chân phải dài khoảng hon 50cm. Nơi rộng nhất của bàn chân khoảng hơn 30cm. Kề sát năm đầu ngón chân là vết lõm của năm đầu ngón tay phải cửa Người. Tương truyền đó là dấu chân Bà Thái Vĩ quỳ trong cơn vượt cạn sinh Nguyễn Tuấn. Nằm kề bên ngơi miếu này là nhà bia xây hình bốn mái với đầu đao cong vút. Bên trong là tấm bia thời vua Tự Đức. Trước tấm bia có bát nhang đặt trên bệ thờ càng tôn thêm vẻ thành kính Nối với Nhà Võng là khu sân gạch thoáng tĩnh. Nhà tiền tế, tòa tả vu và hữu vu bao lấy khu sân thống rộng ấy tao thành hình chữ quốc. Cách nhà tiền tế nối với tòa hậu cung bằng tịa ống muống dài

12m, tạo thành hình chữ cơng. Thành ra cả tịa đền được kiến trúc theo kiểu nội cơng ngoại quốc. Tịa tiền tế gồm ba gian,gian giữa có án gian, đồ thờ. Hai bên xếp đặt bộ bát bửu sơn son thếp vàng. Phía trên cùng treo bức hồnh phi ghi dịng chữ "Sơn xuyên chung tú"(Núi sông hun đúc). Gian bên phải tôn thờ chân tượng của ngài Cao Son. phía trên bệ thờ có bức hồnh phi:" Cao chiếu nhân gian" (Ánh sáng chiếu xuống nhân gian.", gian bên trái tơn thờ chân tượng ngài Q Minh, phía trên treo bức hồnh phi: “Đức khắc hoàn cảnh" (Đức thắng hồn cảnh). Từ tịa tiền tế qua tịa ống muống tới tòa hậu cung.

Tòa hậu cung được chia làm ba gian: Gian giữa xây giật ba cấp. Cấp trên cùng, bên phải tôn thờ long ngai, bài vị Thân Mẫu của Đức Thánh Tản. Bài vị ghi" Mẫu Thần nữ Đinh Thị Đen". Bên trái tôn thờ long ngai bài vị Đức Thánh Tản Viên, ở giữa có bài vị ghi " Thánh Vị Đại Vương Nguyễn Tuấn". Cấp thứ hai tôn thờ hai pho tượng. Bên phải là chân tượng Đức Thánh Tản. Người đội m có tua, chân đi hài, tay cầm lệnh bài, mình mặc áo hồng bào có hình rồng trước ngực. Bên phải là tượng thân mẫu Đinh Thị Đen. Nguời an tọa trên bệ ung dung thư thái. Gương sắc Người như ánh trăng rằm hoan hỉ uy linh. Người nhìn xuống cháu con như nhìn thấu nỗi nhọc nhằn của phàm trần mà bao dung, độ hộ. Gian bên trái tôn thờ pho tượng thổ là chân tượng ông Nguyễn Cao Hành (Thân phụ Đức Thánh Tản). Đầu Người đội m , mnh mặc áo thụng có hình rơng. Gian bên phải tôn thờ chân tượng Thánh mẫu Ma Thị Cao Son (Dưỡng Mẫu của Người). Kề bên là chân tượng công chúa Ngọc Hoa, đầu đội m công chúa, tay cầm quạt giấy.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)