Thực trạng bảo tồn lễ hội đền Lăng Sƣơng hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 43)

6. Bố cục đề tài

2.3 Thực trạng bảo tồn lễ hội đền Lăng Sƣơng hiện nay

Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy tương truyền được xây dựng từ thời Thục An Dương Vương, là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh và thân mẫu của Ngài cùng bộ tướng Cao Sơn, Quý Minh. Đây là nơi sinh ra Tổ Mẫu Âu Cơ - người Mẹ huyền thoại đầu tiên của dân tộc Việt và Đền Lăng Sương hiện nay là ngơi đền duy nhất thờ cả gia đình Đức Thánh Tản. Mảnh đất Trung Nghĩa c ng là nơi sinh ra nữ tướng Thiều Hoa - vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng. Trong Đền, Mẫu Đinh Thị Đen - người có cơng hạ sinh Thánh Tản Viên có vị trí thờ trang trọng nhất và Đền Lăng Sương cịn có tên gọi là Đền Thánh Mẫu.

Đền Lăng Sương còn gắn liền với truyền thuyết Hùng Vương, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh- con rể của Hùng Vương thứ 18, người có cơng giúp dân trị thủy, khai hóa đất hoang, trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm, được nhân dân tôn vinh và coi là vị thần “Thượng đẳng tối linh”, “Đệ nhất phúc thần”, đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai c ng biết đến thân mẫu đã mang nặng đẻ đau ra Ngài là bà Đinh Thị Đen và vùng đất thiêng nơi Ngài chào đời là Động Lăng Sương, nay thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy. Tương truyền bà Đinh Thị Đen lấy ơng Nguyễn Cao Hành, tuổi cao mà chưa có con. Một hơm, có con rồng vàng xà xuống giếng hút nước, nhả ngọc

phun châu. Bà Đinh Thị Đen lấy nước về tắm gội, bỗng thấy nhẹ nhõm, thơm tho, ý động mang thai. Linh vật “đá quỳ” là nơi in dấu chân, bàn tay, đầu gối Thánh Mẫu quỳ khi sinh Thánh Tản sau 14 tháng mang thai. Tản Viên sau đó được một bà nhận làm con ni, cho sang núi Ba Vì tu học thành tài. Khi đã là bộ tướng và là phò mã, Sơn Tinh khuyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán để giữ tình đồn kết, tránh cuộc nội chiến kéo dài khơng cần thiết rồi về núi Tản sống với vợ là công chúa Ngọc Hoa.

Khắc ghi công lao to lớn của Ngài, người dân lập đền thờ Tản Viên Sơn Thánh khắp các vùng miền, quanh năm khói hương để tri ân cơng đức, nhưng chỉ duy nhất Đền Lăng Sương là thờ cả Ngài, thân phụ của Ngài là Nguyễn Cao Hành, thân mẫu của Ngài là Đinh Thị Đen cùng các bộ tướng là Cao Sơn và Quý Minh - người đã có cơng giúp Tản Viên đánh giặc. Đền cịn thờ Ngọc Hoa cơng chúa là vợ của Thánh Tản, thờ dưỡng mẫu của Thánh Tản là Ma Thị Cao Sơn. Đây còn là địa danh sinh ra mẹ Âu Cơ - người mẹ huyền thoại của dân tộc Việt Nam, c ng là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau nên duyên vợ chồng… Hàng năm, Đền Lăng Sương mở hội gồm hai ngày chính trong năm: Ngày 15 tháng giêng là ngày sinh Thánh Tản và ngày 25 tháng 10 âm lịch là ngày Thánh Mẫu về trời.

Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ, công đức của các nhà hảo tâm, những năm gần đây Khu di tích Đền Lăng Sương đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang. Hiện tại, Đền có tổng diện tích 3.000m2, kiến trúc mang nhiều đường nét cổ kính, trang nghiêm như: Cổng Đền, Miếu Hai cô, giếng Thiên Thanh, nhà bia, nhà võng, hai tòa tả - hữu mạc, Đền chính và Lăng Thánh Mẫu... Năm 2015, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều chỉnh quy hoạch và phê duyệt tổng kinh phí để bảo tồn, tơn tạo Đền Lăng Sương giai đoạn 2016 - 2020 trên 40 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Khn viên khang trang, sạch đẹp, trang nghiêm nên du khách đến với Đền ngày một đơng hơn. Chỉ tính riêng trong những ngày nghỉ

Tết Nguyên đán vừa qua, Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa đã đón trên 1.000 lượt khách đến hành hương và bái lễ. Đây c ng là dịp để huyện Thanh Thủy quảng bá tiềm năng du lịch với bạn bè trong nước và quốc tế.

Là ngôi Đền gắn liền với thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước, Đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ, nhất là dịp đầu năm và cuối năm (đầu năm đi bái lễ, cuối năm đi tạ lễ). Khi đến đây, du khách khơng chỉ cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia đình và người thân mà cịn được trở về với nguồn cội dân tộc. Đây c ng là ngôi đền duy nhất hiện nay thờ cả gia đình Thánh Tản Viên Sơn - một trong những vị thần được nhân dân tôn vinh là “thượng đẳng tôi linh” “đệ nhất phúc thần” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt đã có cơng giúp dân trị thủy, khai hóa đất hoang, dạy dân trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm. Đặc biệt, khi lớn lên thành tài, là bộ tướng, là phò mã, chính Tản Viên Sơn đã khuyên Vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán để giữ tình đồn kết, tránh nội chiến kéo dài không cần thiết rồi về núi Tản sống với vợ là Công chúa Ngọc Hoa. Với những công lao to lớn của Ngài, nhân dân đã lập đền thờ, quanh năm hương khói tri ân cơng đức.

Lễ hội Đền Lăng Sương là một trong những lễ hội lớn của vùng núi Tản sông Đà và các di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh, là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hiện còn được bảo tồn trên quê hương Đất Tổ. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ con cháu, tri ân công đức các bậc thánh nhân, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII. Đây c ng là điểm nhấn quan trọng trong hành trình tour du lịch về với cội nguồn dân tộc của huyện Thanh Thủy và tỉnh Phú Thọ. Du khách gần xa về tham dự Lễ hội Đền Lăng Sương những ngày đầu xuân không chỉ để cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn mà cịn được tìm hiểu thêm về

lịch sử của dân tộc. Chị V Thị Bích Nhàn - xã Thạch Khốn, huyện Thanh Sơn cho biết: “Năm nào tơi c ng về với lễ hội để tri ân, tưởng nhớ cơng đức của các bậc thánh nhân, cầu bình an, sức khỏe cho cả gia đình... Sau khi làm lễ về thấy tâm mình thật thanh thản, may mắn. Lễ hội c ng là dịp để chúng tôi hiểu thêm và tự hào về truyền thống lịch sử, cội nguồn của dân tộc”.

Còn đối với chị Trần Thị Hạnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thì đã thành thông lệ, cứ vào dịp đầu Xuân, dù đường xá xa xôi, trời mưa hay nắng, công việc bận rộn đến đâu, gia đình chị c ng tìm về Đền Lăng Sương để thắp nén hương, thể hiện lịng thành kính, tri ân các bậc thánh nhân có cơng với dân với nước, đồng thời cầu tài, cầu lộc, sức khỏe và may mắn cho tồn thể gia đình. Chị Hạnh cho biết: “Gia đình chúng tơi hàng năm đều về đây để tham dự Lễ hội và thấy công tác phục vụ rất chu đáo, nhiệt tình và tơi thấy rất thoải mái, phấn khởi, chỉ mong có dịp đầu xuân để về đây lễ Đền...”1

Bà V Thị Cảnh, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội cho biết sẻ: “Dù nắng hay mưa cứ vào dịp đầu năm và cuối năm tơi cùng gia đình và bạn bè lại sắp xếp công việc về bái lễ, tri ân cơng đức tổ tiên, các bậc thánh nhân. Ngồi vấn đề tâm linh, linh thiêng với nhiều di vật hiện có thì chúng tơi tự nhận thấy về với đền Lăng Sương tức là mình tìm về với Mẫu, với mẹ, với cội nguồn của dân tộc mình. Về đây sau khi làm lễ, dâng hương, hoa xong bản thân cảm thấy rất thanh thản, những lời cầu nguyện về 1 năm mới an lành, may mắn, bình an cho cả gia đình như được hiện thực hóa hơn, giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng của mình, khi ra về tinh thần thanh thản, tâm hồn thư thái, phấn chấn hơn, tạo động lực để năm mới phát triển kinh tế tốt hơn…”2

C ng giống như bà Cảnh, gia đình bà Nguyễn Thị Liên ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội c ng lựa chọn cho mình điểm đến là Đền Lăng Sương để tham quan và bái lễ vào mỗi dịp đầu năm và cuối năm. Theo bà Liên, Đến với

1 Tư liệu điền dã ngày 15 tháng 1 năm 2020

2

Đền c ng chính là tìm về với Mẫu, với Mẹ, với cội nguồn của dân tộc. Đây c ng là nơi để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay hiểu và trân quý những giá trị của lịch sử, sự hi sinh của các bậc thánh nhân để chúng ta có cuộc sống n bình như ngày hơm nay.

Khơng chỉ là ngơi đền cổ kính với các cổ vật được bảo tồn và lưu giữ như Ngọc triện, Ngọc Phả mà các di vật về hòn Đá quỳ, giếng Thiên Thanh, hòn đá nén bụng, âu nước tắm, Miếu Hai cô… đã trở thành điểm nhấn linh thiêng riêng của Đền Lăng Sương. Hiện nay, hòn Đá quỳ hay cịn gọi là phiến đá xanh vẫn cịn in hình 2 bàn chân, bàn tay phải, đầu gối phải của Mẫu Đinh Thị Đen quỳ khi lên cơn đau sinh ra Thánh Tản Viên Sơn sau 14 tháng mang thai - con rể Vua Hùng thứ 18, người đã có cơng dẹp giặc ngoại xâm, dạy dân trồng lúa nước. Đặc biệt Giếng Thiên Thanh - nơi mà Mẫu lấy nước tắm cho Thánh Tản khi còn nhỏ tuy chỉ sâu 3m nhưng dù mùa nước hay mùa khô, giếng vẫn trong và đầy nước dù các giếng xung quanh cạn nước. Sự huyền bí, linh thiêng đó càng thu hút sự tị mị, hấp dẫn với du khách thập phương.

Ơng Tạ Đình Q - Tạ nhang ở Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa chia sẻ: “Điểm nhấn đặc biệt đầu tiên khi quý khách đặt chân đến với Đền Lăng Sương là Giếng Thiên Thanh nơi có phiến đá Quỳ ngay cạnh. Cùng với đó là các di vật hiện nay vẫn được bảo tồn, lưu giữ là những điểm nhấn quan trọng hấp dẫn du khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử. Đền Lăng Sương hiện nay thờ 7 nhân thần gồm: Đức Thánh Mẫu, cố phụ Ng Cao Hành, dưỡng mẫu Ma Thị Cao Sơn, Tả viên Sơn Thánh, Ngọc Hoa công chúa - vợ Tản Viên cùng 2 tướng quan văn Cao Sơn, quan võ Quý Minh. Đây c ng là ngôi đền duy nhất trong cả nước hiện nay thờ cả gia đình Tản Viên Sơn Thánh. Với những điểm nhấn đặc biệt riêng của mình, cùng với đó được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự công đức của các tập thể, cá nhân, các mạnh thường quân, Đền Lăng Sương hiện nay đã được tu bổ rất khang trang, khuôn viên rộng rãi nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng c ng như nét cổ kính. Tuy cịn

thiếu các cơng trình như: nhà kho đựng đồ tế, đồ lễ, nhà điều hành, nhà khách nghỉ, nhà cụ từ, 2 ao mắt rồng sau nhà tả… nhưng cơ bản các cơng trình được tu bổ, tơn tạo lại đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tâm linh ngày càng cao của nhân dân, lượng khách về với đền tăng theo từng năm, nhất là thu hút được nhiều du khách ở xa như: Hà Nội, Sơn La… Hiện nay, Đền có 2 ngày chính trong năm là ngày 15 tháng giêng - kỷ niệm ngày sinh Thánh Tản và ngày 25 tháng 10 là ngày giỗ Thánh Mẫu…”3

Về với Phú Thọ, nếu du khách chỉ đến với Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ mà chưa dâng hương tại Đền Lăng Sương thì chưa thể coi là đã hoàn tất chuyến hành hương về Đất Tổ. Đầu xuân năm mới c ng là mùa của lễ hội và Lễ hội Đền Lăng Sương 15 tháng giêng năm Mậu Tuất sắp mở, du khách gần xa hãy một lần đến với Đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa để tham gia lễ hội và hiểu hơn về lịch sử của dân tộc, cùng tham gia các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: biểu diễn xiếc, liên hoan hát Xoan và dân ca Phú Thọ, bóng chuyền, kéo co, cờ tướng, hội trại văn hóa... Đây c ng là nơi để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay hiểu và trân quý những giá trị của lịch sử, sự hi sinh của các bậc thánh nhân để chúng ta có cuộc sống n bình no ấm, đủ đầy, hạnh phúc và xum vầy như ngày hôm nay.

Tiểu kết

Dựa vào công tác nghiên cứu lý luận ở chương 1 thì chương 2 này đã khai thác sâu sắc được trọng tâm vấn đề của tiểu luận này. Nhìn chung nền tảng về giá trị văn hóa của đền Lăng Sương nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung rất là đa dạng và đặc sắc, vì vậy cần chú ý đến cơng tác bảo tồn một cách cụ thể. Đối với đền Lăng Sương từ khi hình thành cho đến hiện tại đã mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc qua các truyền thuyết và các di vật được thờ trong đền. Hơn nữa công tác tổ chức lễ hội c ng được chú

3

trọng và khai thác một cách khoa học, đóng góp vai trị to lớn vào trong hệ thống lễ hội của Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công tác bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc ngày càng quan trọng, nếu khơng có phương án và kế hoạch cụ thể sẽ rất khó để các lễ hội này tồn tại vớ thời gian. Do vậy qua các thực trạng này vấn đề sẽ được giải quyết ở chương 3.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI ĐỀN LĂNG SƢƠNG TẠI XÃ TRUNG

NGHĨA, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Định hƣớng của Đảng, nhà nƣớc, chính quyền

Thanh Thủy vốn có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời xen lẫn các truyền thuyết của dân tộc thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa cịn lại đến ngày nay.

Hiện nay, huyện có 36 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 5 di tích gồm: Đền Lăng Sương (xã Đồng Trung), Tượng đài chiến thắng Tu V , Đình Đào Xá và Đền Tam Công (xã Đào Xá), Đình Hạ Bì Trung (xã Xuân Lộc) được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hằng năm, UBND các xã, thị trấn đã chủ động trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích.

Bằng nguồn vốn xã hội hóa do con em quê hương ủng hộ, các nhà hảo tâm cơng đức, Phịng Văn hóa và Thông tin huyện đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành khởi cơng tu bổ, tơn tạo 3 di tích chưa xếp hạng với mức kinh phí đầu tư gần 2 tỷ đồng. Các di tích sau khi tu bổ, tơn tạo đảm bảo không mất đi yếu tố gốc cấu thành di tích, đáp ứng tốt hơn về nhu cầu tâm linh của nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương. Nhờ đó, một số lễ hội được khơi phục, các hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn phát huy được giá trị vốn có, nguyên gốc. Bên cạnh 5 di sản văn hóa vật thể cấp Quốc gia, những năm gần đây, huyện Thanh Thủy tiếp tục được Bộ VH-TT&DL ghi danh 2 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đó là lễ hội Đào Xá (cơng nhận năm 2016) và lễ hội Đền Lăng Sương (công nhận năm 2018).

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ấy đã tạo đà để huyện miền núi Thanh Thủy phát triển mạnh phong trào văn hóa văn nghệ. Toàn huyện thành lập gần 60 câu lạc bộ hát Xoan, trong đó nhiều câu lạc bộ hát Xoan cấp

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 43)