Về mặt tích cực

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 67)

6. Bố cục đề tài

3.3. Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế

3.3.1 Về mặt tích cực

Nhìn chung trong những năm gần đây, trước hết về công tác quản lý và tổ chức lễ hội đền Lăng Sương cơ bản đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng chủ trương của của Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh trật tự trong lễ hội đã được đảm bảo một cách hệ thống và nghiêm túc. Đồng thời cịn có những chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định mà trước đó lễ hội này chưa khắc phục được.

Lễ hội đền Lăng Sương gắn kết cộng đồng cao do vậy đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho tơn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và những văn hóa cổ xưa của lễ hội đền đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Phần lễ hiện nay được tổ chức rất trang trọng, linh thiêng và thành kính, các hoạt động đặc biệt là các trò chơi ở phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân v , dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của nhân dân huyện Thanh Thủy nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.

văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và thuần phong mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của huyện Thanh Thủy, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Thông qua lễ hội truyền thống này đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của lễ hội đền Lăng Sương.

Tiếp đến thì quy mô tổ chức lễ hội đền Lăng Sương ngày càng lớn, hình thức tổ chức với nhiều nội dung, nhiều hoạt độngphong phú và đa dạng, địa phương đã dựa vào nội lực là chính, lễ hội đã chinh phục được du khách, tôn vinh di sản, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch hấp dẫn về văn hóa tâm linh của địa phương.

Thơng qua việc tổ chức lễ hội đã huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội đền Lăng Sương đều do nhân dân và du khách thập phương tự nguyện đóng góp, ngồi ra nguồn kinh phí này cịn có sự đóng góp của các tổ chức hoạt động tại địa phương và nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Qua việc tổ chức lễ hội, chính nguồn đóng góp và cơng đức của nhân dân đã đóng góp nguồn kinh phí lớn có thể tính được bằng tiền tỷ để trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống riêng của địa phương.

Tóm lại các giá trị văn hóa lễ hội đền Lăng Sương ngày nay đóng một vai trị rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Do vậy việc bảo tồn gìn giữ và phát huy ngày càng được chú trọng và đầu tư có trọng điểm để duy trì và trường tồn nét đẹp văn hóa này với thời gian hiện nay.

3.3.2 Về mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà lễ hội đền Lăng Sương đã đạt được còn một số tồn tại cụ thể như sau:

Trước hết về công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn. Do địa phương có địa bàn rộng và chủ yếu là đồi núi, và các dân tộc thiểu số như Mường, Dao,…

Với nguồn kinh phí đầu tư lớn các năm gần đây lễ hội cịn có biểu hiện lãng phí chưa phù hợp với hồn cảnh xã hội nhất là trong tình hình dịch như hiện nay. Bên cạnh đó cịn có sự xuất hiện của hiện tượng bói tốn, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt tiền công đức - giọt dầu tùy tiện, tệ nạn ăn xin, ăn mày... làm giảm đi tính tơn nghiêm và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội.

Hơn nữa lễ hội đền Lăng Sương c ng được tổ chức quy mô lớn và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đơng của du khách, văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh.

Ngồi ra mặt trái kinh tế thị trường c ng đã tác động tiêu cực dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội.

Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục vụ và người tham gia lễ hội còn yếu. Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của đơng đảo nhân dân ngồi dự kiến đã dẫn đến tình trạng lộn xộn khơng kiểm sốt được đa số hiện tượng này xuất hiện vào chính hội đền Lăng Sương.

3.4. Đề xuất giải pháp

3.4.1. Đề xuất

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền Lăng Sương cần phải:

Cần tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò tầm quang trọng của lễ hội đền Lăng Sương đối với nhân dân trong địa phương nói riêng và nhân dân trên cả nước nói chung. Tiếp tục phát huy các mặt tích cực đã làm được như việc tổ

chức lễ hội trang nghiêm và đúng với thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam để thu hút khách du lịch ở địa phương và du khách trên cả nước.

Với số lượng khách tham quan lễ hội đền Lăng Sương ngày càng đơng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị để tổ chức lễ hội đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch hiện nay. Bên cạnh đó c ng cần phải đẩy mạnh cơng tác tun truyền về văn hóa lễ hội hiện nay sao cho phù hợp với lối sống và sự phát triên của văn hóa hiện đại.

Ngồi ra cần nhanh chóng khắc phục những tồn đọng đã và đang diện ra tại lễ hội đền Lăng Sương hiện nay. Cần có những giải pháp cụ thể và chiều sâu hơn nữa, trong việc giải quyết các khó khăn vướng phải hiện nay như: các biến tướng trong lễ hội hiện nay vẫn chưa khắc phục được…..

Chính quyền địa phương c ng cần phải có những chiến lược cụ thể về việc phát triển bền vững trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Lăng Sương theo đúng chiều sâu của văn hóa địa phương. Theo đó cần phải có sự quan tâm sâu sắc và sự đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng công tác bảo tồn giá trị văn hóa đền Lăng Sương theo cả về chiều sâu văn hóa và cơ sở vật chất.

3.4.2. Giải pháp

Từ những thực trạng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền Lăng Sương hiện nay cần có một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, Quản lý và quy trình hóa các cơng tác quản lý, có sự phân cấp phịng Văn hóa và Ban Quản lý, các cụ,….cụ thể như cần ban hành các biện pháp, chế tài xử phạt để chấn chỉnh, xử lý các cá nhân, tổ chức trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Không để xảy ra các hoạt động, hành vi phản cảm, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Tăng cường sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch du lịch và lễ hội đặc biệt là du lịch tâm linh. Bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội.

Đẩy mạnh rà soát và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội; bám sát tỉnh hình thực tiễn để đề xuất xây dựng văn bản mới kịp thời đáp ứng công tác quản lý và việc tổ chức lễ hội trong thời kỳ mới.

Tích cực chủ động có những biện pháp và định hướng về công tác tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.

Tiếp tục ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, biến tướng trong lễ hội bằng các hoạt động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội có nội dung phản cảm, bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.

Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội.

Hai là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Bên cạnh đó lễ hội đền Lăng Sương cần được đưa vào trong trường học cụ thể các buổi dã ngoại của các bạn học sinh, từ đó giúp cho giới trẻ hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử dân tộc, giúp cho học sinh có cái nhìn mới về văn hóa dân tộc. Khơng những vậy cần phải đưa và giảng dạy trong các buổi ngoại khóa để các bạn trẻ ấn tượng sâu sắc hơn về đền Lăng Sương.

Ba là, quản lý về tài chính và sử dụng tài chính theo đúng pháp luật, có những quy định và nguyên tắc rõ ràng đối với Ban Quản lý di tích, Ban Tổ

chức lễ hội về phương án quản lý hịm cơng đức; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích.

Bốn là, quản lý về bảo tồn di tích, di sản và tục thờ cúng Tản Viên, không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hố và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tiếp tục bảo tồn các di tích, bảo quản phục chế nội thất đền thờ; nghiên cứu khảo cổ bổ sung, bảo tồn các địa điểm khảo cổ có giá trị về lịch sử, dấu tích vật chất; tiếp tục sưu tầm các hiện vật về thời đại Hùng Vương. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các Ban quản lý di tích; lập quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng “Trùng tu, tu bổ, tơn tạo, gìn giữ và nâng cao giá trị di tích, chống xuống cấp, bảo vệ bền vững hệ thống di tích lịch sử trọng điểm, khơng gian tổ chức Lễ hội”. Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ng thuyết minh viên di tích.

Thường xuyên tổ chức hội thảo xin ý kiến chun mơn của các nhà văn hóa, nhà sử học... và cơ quan chuyên ngành đối với các hoạt động lễ hội đã được phục dựng và các lễ hội đang triển khai phục dựng c ng như các lễ hội mới. Tiếp tục công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, số liệu hóa để hồn thiện nội dung và công tác tổ chức các lễ hội. Xây dựng kịch bản các Lễ hội nâng cấp để chuẩn hóa phần Lễ và phần Hội. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hoá và giá trị các lễ hội truyền thống.

Năm là, khai thác vào mục đích du lịch, bảo tồn, tham quan, cần có định hướng lâu dài trong việc quy hoạch, khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch, đồng thời chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Văn hóa - Du lịch ở cấp tỉnh, cấp huyện và các khu, tụ điểm di sản văn hóa có hoạt động du lịch. Đi đôi với hoạt động quản lý Nhà nước, chúng tôi cho rằng, ngành Văn hóa - Du lịch Phú Thọ cần thực hiện một số giải pháp sau

hội đền Lăng Sương có thể áp dụng và thực hiện chặt chẽ trong xã hội mới hiện nay để cho lễ hội đền Lăng Sương ngày càng thu hút khách du lịch và bảo tồn những nét đẹp văn hóa, phát huy những thế mạnh của lễ hội tốt hơn.

Tiểu kết

Qua những vấn đề thực tiễn ở chương 2 về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền Lăng Sương, chương 3 này đã đưa ra các giải pháp và các đề xuất để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị văn hóa lễ hội đền Lăng Sương. Hiện nay cơ quan quản lý cụ thể là Phịng Văn hóa thơng tin huyện Thanh Thủy thực hiện công tác bảo tồn đền Lăng Sương, phịng đã có các chủ chương và giải pháp đã và đang đẩy mạnh trong thực tiễn về bảo tồn và phát huy từng hạng mục cả về công tác tổ chức c ng như về trùng tu tơn tạo các đền. Nhờ có những biện pháp cụ thể như vậy mà hiện nay đền Lăng Sương vẫn giữ nguyên được hiện trạng và các giá trị nguyên bản.

KẾT LUẬN

Từ khi được khôi phục lại đến nay, lễ hội đền Lăng Sương đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh có một ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng nhân dân nơi đây. Đây là lễ hội có nét đặc thù và mang tính tổng hợp cao bởi nó hàm chứa gần như đầy đủ các loại hình của văn hóa phi vật thể như: Ngữ văn dân gian (đó là các câu chuyện truyền thuyết, các câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời khác như: truyền thuyết về bụi lau, giếng Thanh Thiên, hòn đá quỳ, gị Đống Bị…), Nghệ thuật trình diễn (tái hiện một số tích xưa) đã tạo nên một sân khấu trình diễn dân gian vơ cùng đặc sắc, Tập quán xã hội và tín ngưỡng (thờ cúng, làm đồ tế lễ, tục kết nghĩa, hèm, kiêng kỵ..), Tri thức dân gian (tri thức về ẩm thực rất phong phú được thể hiện qua các lễ vật dâng Thánh với các nghi lễ và cách thức chế biến mang bản sắc rất riêng). Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư mà cịn là dịp để cộng đồng cùng góp cơng, góp sức cùng tơn vinh vị thánh của mình.

Lễ hội Lăng Sương là một biểu tượng của sự đoàn kết các dân tộc Việt Nam từ trong lịch sử cho đến ngày nay. Lễ hội có sự tham gia của đại diện cộng đồng người Mường và người Việt, khẳng định và chứng minh sự liên kết, gắn bó bền chặt từ trong tín ngưỡng (cùng thờ 2 người mẹ của Thánh Tản Viên) cho đến tình cảm như trong một nhà giữa người có cơng sinh thành với

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 67)