Lễ hội đền Lăng Sƣơng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 43)

6. Bố cục đề tài

2.2. Lễ hội đền Lăng Sƣơng

Lễ hội đền Lăng Sương được tổ chức tại đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ; vào ngày sinh của Đức Thánh Tản, ngày 15 tháng Giêng. Ngồi dịp chính hội, lễ hội đền Lăng Sương cịn tổ chức vào ngày hóa của Thánh Mẫu vào ngày 25 tháng Mười (âm lịch).

được hình thành từ rất sớm trong buổi bình minh dựng nước của dân tộc Việt Nam. Cốt lõi của lịch sử chính là tín ngưỡng thờ một vị thần núi nằm trong hệ thống tín ngưỡng thờ thiên thần của người Việt Cổ. Có nơi thờ chính, c ng có nơi thờ vọng nhưng Lăng Sương tự hào là mảnh đất sinh ra Thánh Tản, điều này không chỉ căn cứ vào truyền thuyết, thần tích đền Lăng Sương mà cịn có rất nhiều bản thần tích và tư liệu khác đều thống nhất cho rằng động Lăng Sương là nơi đã sinh thành và nuôi dưỡng Đức Thánh Tản - một vị thần trong Tứ bất tử của tín ngưỡng bản địa. Điều đó làm cho lễ hội đền Lăng Sương mang một ý nghĩa riêng biệt, độc đáo mà lễ hội khác khơng có được.

Lễ hội đền Lăng Sương là sự khẳng định và tiếp nối việc bảo tồn, phát huy vai trò của người anh hùng văn hóa - Đức Thánh Tản Viên Sơn - được hình thành vào thời kỳ đầu của nền văn hóa và văn minh của người Việt. Bên cạnh đó, lễ hội đền Lăng Sương c ng là một tiếng nói góp phần khẳng định về sự tồn tại của thời đại Hùng Vương, nhà nước đầu tiên trong tâm thức của người Việt, là một trong những lễ hội dân gian đặc sắc, nổi tiếng của vùng núi Tản, sông Đà, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của dân tộc đối với Đức Thánh Tản, đồng thời bổ sung cho tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Lễ hội đền Lăng Sương thể hiện sự gắn kết giữa lễ nghi, trò diễn, truyền thuyết và di tích hết sức mật thiết; vừa mang ý nghĩa của tín ngưỡng nơng nghiệp như tục “rước nước” về đền. Từ các truyền thuyết phong phú đã cho ra đời một số hèm tục như: tục thả diều, tục kiêng gọi hành… rất thú vị và độc đáo của quê hương Trung Nghĩa.

Đến Lăng Sương là quý vị đến với quê hương của Vị Thần đứng đầu thần điện Việt Nam. Nơi đây, từ bao đời nay, dòng Đà giang cần mẫn bồi đắp nên đôi bờ ngút ngát lúa ngô. Thật là:

Bên Ba Vì vời vợi uy linh,

Bên Lưỡi Hái thắm tình mn thuở Dòng Đà giang từng giờ trăn trở,

Để bên sinh bên dưỡng tuyệt vời, Dệt nên huyền thoại sáng ngời sử sách.

Tạo hóa vần xoay. Đời người đổi thay trẻ già, mạnh yếu, sinh tử. Con nước mải miết xi dịng. Lá cây xanh vàng theo nǎm tháng. Chi có tâm đức và tài năng siêu phàm của các vị Thánh là ở lại với nuớc non này và bùng sáng trong lịng dân một sự thành kính. Sự thành kính truyền đời đã kết thành dịng vǎn hóa lễ hội - dịng văn hóa phi vật thể không bao giờ phai mờ trong tập tục văn hóa bản địa. Dịng văn hóa ấy đã bất chấp bụi thời gian, chiến tranh tàn khốc, nắng ngàn mưa móc. Thời chiến tranh, dịng văn hóa lễ hội tạm láng xuống vẫn âm ỉ cháy trong lòng dân.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, nét đẹp của văn hóa lễ hội được khơi phục, bùng phát và tỏa sáng trên kháp đường làng ngõ xóm làm cho sắc xuân thêm đậm đà, bản làng ngày cảng khởi sắc, cháu con hướng tới cội nguồn, cùng bảo nhau sống tốt đời đẹp đạo. Lễ hội đền Lăng Sương là một trong những lễ hội nổi tiếng của vùng núi Tản, sông Đà. Cùng với lễ hội đền Thượng, đền Trung, đền Hạ ở Ba Vì, đền Thính ở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, đền Và ở thị xã Sơn Tây trong hệ thống các cung đền lớn thờ Tam Vị Đức Thánh Tản thì lễ hội đền Lăng Sương c ng là lễ hội có sức thu hút ngày càng nhiều dân ở bản địa c ng như khách thập phương trong cả nước. Những năm gần đây, lễ hội đền Lăng Sương đang khởi sắc. Hàng năm, đền Lăng Sương đón hàng trăm lượt khách về đền vãn cảnh, dâng hương lễ Thánh. Về với Lăng Sương, quý khách sẽ được ngợp mình trong bầu linh khí cản khơn mà ngắm cảnh non xanh, nước biếc miền linh địa sinh Thánh này. Những năm gần đây, mỗi mùa xuân về, những cánh hoa mận tinh khôi đang lấp ló trong vườn bên cánh đào khoe sắc đơm bông quý du khách từ mọi miền quê nườm nượp đổ về đền lễ Thánh để xin tài, xin lộc đầu nǎm. Vui nhất vẫn là ba ngày nhà đền mở hội đầu xuận Từ ngày 14 tháng Giêng đến hết ngày 16 tháng Giêng. Sáng 14, các cụ trong ban tế đến từ

sớm dâng lễ tế cáo và xin Thánh cho phép được lễ tế Thánh vào ngày 15 - để cháu con nhớ ngày Đức Thánh giáng trần. Sáng ngày 15, nở rộ như một vườn hoa khổng lồ giữa vùng non xanh nước biếc là màu sắc sặc sỡ của cờ giong, lọng mở, tán giương cao, giữa dòng người già, trẻ, trai, gái khăn áo đủ màu sắc sặc sỡ như một vườn hoa chuyển động trong ngào ngạt sắc xuân. Nụ cười tươi rói của mọi người hồ trong tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng cồng chiêng... âm tung trong không gian lâng lâng sương ngưng thật huyên náo, vui tươi mà thâm nghiêm huyền hoặc. Đây là lễ đón rước Thánh Mẫu Ma Thị Cao Sơn - Dưỡng Mẫu của Đức Thánh Tản từ núi Ba Vì về Lăng Sương vui xuân.Nghi lễ được chuẩn bị công phu, cử hành long trọng, tôn nghiêm mà vui vẻ. Dẫn đầu đoàn tế là đội chấp kích mang cờ, phướn vận trang phục theo nghi lễ nhà đền quy định. Tiếp theo là đội rước kiệu do tám cô tố nữ bằng nhau vận đồng phục khênh kiệu. Chỉ huy đám rước là người trung tuổi khỏe mạnh, hoạt bát, có tài năng quán xuyến công việc. Người ấy điều khiển đội chấp kích chạy xuống dưới bãi cỏ ven đường rồi lại vòng lên trên đều răm rắp. Đám rước từ từ tiến ra bờ sông Đà trong tiếng cồng chiêng sáo nhị của đội nhạc. Theo sau là đội múa rồng. Hai ông rồng uốn lượn theo sự điều khiển khéo léo thuần thục của anh em đã dày công tập luyện. Đám rước ra tới gần bờ sông, đội khênh kiệu khéo léo xoay người hướng kiệu về phía núi Tản. Cụ chủ tế đứng bên hương án nghi ngút khói hương tỏa ra từ mâm ng quả. Cụ trịnh trọng làm lễ bái vọng.

Tiếp theo, cụ tấu văn thỉnh xin được đón rước Thánh Mẫu Ma Thị Cao Sơn về vui hội với cháu con và dẫn làng. Tiếp theo chương trình là cơng việc của đội tế. Nghi thức tế lễ của nhà đền đã xong, khách thập phương thanh kính dâng lên đức Thánh những mâm lễ hoa quả, bánh kẹo... thật hảo để cầu xin Người ban cho quê hương và gia đình quanh năm được đắc tài, sai lộc. Sau phần tế lễ (ngày 14 và sáng ngày 15) là đến phần hội. Chiều 15 sáng 16, ban tổ chức nhà đèn cho tổ chức trò chơi. Các trò chơi trong ngày hội làng ở

đây c ng mang sắc thái vùng miền rõ nét như trò chơi ném còn, chọi gà, kéo co, nấu cơm thi, đập niêu. Khơng khí tế lễ trang nghiêm trịnh trọng bao nhiêu thì khơng khí hội vui vẻ bấy nhiêu. Tiếng reo hị khơng ngớt ở đám chọi gà. Tiếng vỗ tay, tiếng cười huyên náo ở cuộc kéo co. Những tất bật, hăng hái của chị em trong hội nấu cơm thi. Ai c ng muốn đem hết khả năng để trổ tài nội trợ của mình trong ngày hội làng. Ai c ng quan niệm đầu năm được thưởng là cả năm có lộc làm ăn thuận lợi, trẻ trong nhà học hành tiến tới. Thú vị hơn cả là trò chơi ném còn. Đây là trò chơi độc đáo, nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Dân tộc gốc của người Việt Nam ta. Trị chơi này được chuẩn bị cơng phu. Từ ngày 12, 13, ban tổ chức lễ hội đã cho trồng một cay tre thẳng, cao ở sân hội gọi là cay nêu. Trên đầu cây nêu gắn một vòng tròn. Cuộc thi ném còn ngày xưa, dân bàn tổ chức bên tả là đội gồm những cậu nam thanh (trai bản chưa vợ), bên hữu là đội nữ tú (các cô gái bản chưa chồng). Quả cịn được bện bằng năm tay, bên ngồi bọc bằng vãi màu, có các tua sặc sỡ. Trị chơi bắt đầu, bên nữ, các cơ gái lần lượt tung quả còn sao cho quả còn bay vút lên, lọt qua vòng tròn ở trên đầu cây nêu. Bên nam, các chàng trai thi nhau bắt. Nếu chàng nào bắt được quả cịn coi như ý trời đã định cho đơi nam thanh, nữ tú ấy thành vợ thành chồng. Họ quan niệm đó là ý Giàng (Trời) đã định. Ngày nay, quan niệm ấy khơng cịn nữa. Tục ném cịn thể hiện tài năng của người có tầm ngắm đúng, bình tĩnh, tinh tường và đoạt giải khi quả còn tung lên bay vút qua vòng tròn trên đầu cây nêu là thắng cuộc. Trò chơi độc đáo này mang đậm bản sắc dân tộc, nhằm khơi lại niềm tự hào quê hương, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Chiều 16 các cụ làm lễ tạ. Ngoài ra, hàng năm nhà đền còn tổ chức lễ hội vào ngày thân Mẫu Đinh Thị Đen hố về trời. Đó là ngày 25 tháng 10 Âm lịch. Như trên đã nêu, truyền thuyết trong dân gian ở địa phương cho hay: Từ khi Mẫu thác về trời, năm nào c ng xuất hiện chú bò đực trên gò đất cao trên cánh đòng lạng Mọi người kháo

nhau nhưng tháy dân trên xã dưới không ai mất bò. Dân làng cho là bò Thánh cho để giỗ Mẫu. Các cụ trong làng bàn bạc, đặt tên quả gò ấy là gò Đống Bò và tổ chức mỗ chú bò ấy để tế Mẫu. Những năm đất nước có chiến tranh, tục tế bị khơng tổ chức. Thật vui thay, ngày 25 tháng 10 năm Tân Mão tục này lại được khôi phục với niềm hân hoan phấn khởi của dân làng.

Để diễn lại tích xua, dân làng tổ chức tìm mua một chú bị đực khoảng 45-50kg. Chiều 24 dân cử người ra gò Đống Bò tiến hành mổ bò, thui kỹ, làm sạch sẽ rồi đặt cả con lên bàn có người trơng coi cấn thận. Sáng 25 tháng 10 tổ chức rước bị về đền. Đồn rước đầy đủ trống phách, kèn, chiêng, sáo, nhị... phụ trợ cho đội múa sinh tiền, đội chấp kích. Khi chú bị thui được rước về đền tế thân mẫu Đinh Thị Đen và c ng là ngày làm lễ tiễn Dưỡng Mẫu Ma Thị của Người về non Tản chuẩn bị tết Nguyên đán. Nghi thức tế lễ xong, ông thủ từ xin hạ lễ. Mấy vị nhà bếp dùng dao sắc cắt thịt bò chia cho mọi người. Ai c ng tươi cười thụ lộc, cầu an trong khơng khí vui vẻ, đồn kết, tự hào và thành kính. Tiếp đó, mọi người vui vẻ hịa mình vào các trị chơi dân gian như: thổi cơm thi, kéo co, ném còn, chọi gà (như đã nêu ở phần trên)... nhằm bảo tồn nét đẹp của văn hoá dân gian. Điểm qua lễ hội đền Lăng Sương, ta thấy sự gắn kết hai trong một giữa phần lễ và phần hội thật khăng khít. Trong, phần lễ, sự gắn kết giữa lễ nghi, trò diễn với truyền thuyết bản địa thật vui vẻ thân thiết mà trang nghiêm thành kính. Q trình diễn xướng như tục chạy quân rước Thánh, lễ tế bò... khiến cho người dự lễ như được sống lại thời khắc của ngàn xưa. Người dân bản địa tự hào bao nhiêu thì khách thập phương ngưỡng mộ bấy nhiêu. Phần ầm thực trong văn hóa lễ hội c ng khơng kém phần hấp dẫn. Lễ vật tế Thần gồm có thịt bị thui, thịt lợn sống, thịt gà rừng, cơm nếp nương, cơm lam... Các món dâng cúng trong ngày lễ phản ánh rõ nét về tập tục ăn uống của người Việt cổ. Thịt sống biểu thị cho sinh hoạt thời nguyên thủy, dân cư sống trong rừng chưa có lửa, bắt thú rừng ăn thịt. Khi có lửa, chưa có nồi. Thịt thú rừng săn bắt được đem thui, nướng. Gạo thì

cho vào ống bương rừng đốt thành cơm Lam. Đó là cách chế biến đơn giản của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Ở Đền Giội huyện Vĩnh – Tường, Vĩnh Phúc, tục lễ thịt sống cịn được giải thích là tục nhắc lại chuyẹn đức Thánh Tản hội quân. Thức ăn chưa kịp náu thì giặc kéo tới, các vị tướng soái phải cho quân mang theo sử dụng dọc đường khi cần thiết phần hội. Phàn hội như trên đã nêu, gồm trò chơi ném còn, nấu cơm, thi chọi gà... vui như những ngày hội tháng Giêng đã nêu ở phần trên. Nhiều khi tiệc lớn người dẫn còn dâng lễ Sơn trang. Lễ Sơn trang thường dâng ở ban thờ Thánh Mẫu Ma Thị Cao Sơn. Mâm hoa quả lễ Sơn trang thường có nải chuối tiêu, ổi, khế, bưởi, dứa... nói chung là hoa quả hái từ trong rừng hoặc vườn nhà. Nhiều khi họ còn bày cả quả ớt, quả mướp đắng, củ gừng, trầu cau đã têm sẵn. Họ khéo léo xếp tất cả các loại hoa quả ấy quanh một búp măng tre bóc sạch, luộc chín đặt ở giữa. Mâm cơm canh lễ Sơn trang còn đặc biệt hơn bởi trên mâm cỗ bao giờ c ng có đĩa cá nhỏ, đĩa tơm, đĩa cua, đĩa ốc luộc chín. Mỗi đĩa mười ba con. Một con to dâng Mẫu, mười hai con nhỏ dâng mười hai cô Sơn Trang trông coi mười hai cửa rừng. Ngoài ra trên mâm lễ không thể thiếu bát cơm gạo cẩm, đĩa muối vừng, đĩa bánh đúc. Thật là chuối rừng, ổi chát, gừng nóng, ớt cay, muối măn, mướp đắng cùng các loại thủy sản khiêm tốn đánh bắt ở sông suối ,khe lạch. Xôi đồ bằng gạo nếp mịn (loai gạo của giơóg lúa được trồng trên núi), bánh trưng không nhân.Tất cả như nhắc lại chuyện xưa. Chuyện về cảnh sống đạm bạc mà thanh bạch của nhị vị Thánh Mẫu. Lúc đương thời Người cần mẫn vượt mọi gian truân để nuôi con nên thánh thần. Tục dâng lễ Sơn trang có từ ngàn xưa và duy trì cho đến nay và mãi mãi về sau. Nhị vị Thánh Mẫu đã được dân tôn là Mẫu Thượng Ngàn – Chúa Thượng Ngàn với tấm lịng thành kính vơ bờ. Từ cuộc sống của người dân ở nơi nẻo xa ngàn vắng, Người đã đi vào đạo thờ Thánh Mẫu trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt nam chúng ta - một dân tộc nặng nghĩa tình với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Hiện

nay tục dâng lễ Sơn trang xuất hiện hầu hết các đền to, phủ lớn như đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn, đền Phủ Giầy ở Nam Định, đền Trung, đền Hạ ở Ba Vì..., ở cả các điện thờ của nhiều gia đình là đồng cơ, đồng cậu, nói chung là những nơi tơn thờ Tam tồ Thánh Mẫu trên cả nước. Những ngày tiệc lớn, việc tu thiết lễ nghi của các vị thanh đồng, con nhang đệ từ hầu đồng không thể thiếu mâm Sơn trang dâng lên ban thờ thờ Mẫu Thượng Ngàn. Họ quan niệm Mẫu Thượng Ngàn – Chúa Thượng Ngàn là người Mẹ bảo trợ, ban tài phát lộc: lộc làm ăn, lộc buôn bán, lộc chăn nuôi... cho hết thảy con cháu.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền lăng sương tại xã trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 43)