Hữu danh vấn:
- Thời hỗn mang sơ khai (kiếp khơng) vạn hữu sanh khởi, vạn hữu đã có rồi thì chẳng thể cho là khơng, khơng chẳng tự khơng, phải do nơi có; có và khơng tương sanh với nhau, ấy là lý lẽ tự nhiên, số lượng của hiện tượng thế giới cùng tột ở nơi đây. Theo đó mà quán, tạo hóa sanh ra vạn vật, lý lẽ chẳng có ẩn dấu và hiển bày, sự lớn nhỏ, thọ yểu, thành thật và dối trá đều là có cả. Sự có do biến đổi mà tiêu diệt, diệt rồi tức
là thật khơng. Thế thì cái cảnh "có, khơng" trên thế gian đều thuộc về chánh lý này. Kinh nói "Hai pháp có, khơng" gồm tất cả pháp, cũng gọi là tam vô vi, là ba thứ vô vi ở trong Duy Thức học:
l. Hư không vô vi: là dụ cho lý của chân như giống như hư không, thể tánh thường trụ.
2. Trạch diệt vơ vi: do số lượng của trí huệ phân tích mà chứng quả tịch diệt, cũng là Niết Bàn nhị thừa.
3. Phi trạch diệt vô vi: là chánh lý của "viên thành thật", vốn là tịch diệt, chẳng cần diệt nữa, nên gọi là phi trạch diệt, tức là Vơ dư Niết Bàn vậy.
Mà Luận nói "Ngồi sự có và khơng, cịn có cái đạo huyền diệu khác, huyền diệu hơn sự có và khơng, gọi là Niết Bàn". Nhưng tôi suy xét cái bản thể của đạo huyền diệu, nếu quả thật là có, dù cho huyền diệu, chẳng phải là không. Dù huyền diệu chẳng phải là khơng, tức là chỗ cảnh thật có rồi; nếu quả thật là khơng thì phải thật khơng, khơng mà thật khơng tức là vào nơi cảnh thật khơng. Nói tóm lại, chẳng có sự khác với có mà phi vơ, chẳng có sự khác với khơng mà phi hữu đã rõ ràng rồi. Theo giáo lý suy xét nguồn gốc, chẳng ra ngồi sự có và khơng, đâu phải khác với sự có mà lại nói chẳng khơng, khác với sự khơng mà lại nói chẳng có? Mà Luận nói "Ngồi sự có và khơng cịn có đạo huyền diệu khác, là phi hữu phi vô, gọi là Niết Bàn", tôi nghe lời này thật chưa hợp với chân tâm.