SỰ ĐẮC NHIỆM MẦU.

Một phần của tài liệu trieu luan luoc giai (Trang 36 - 37)

Vơ Danh đáp:

- Sự "chân" là do lìa tình cảm và tư tưởng mà hiển bày; sự "ngụy" là do chấp trước danh tướng, đắc thất mà sanh khởi. Chấp trước nên có đắc, lìa chấp nên vơ danh. Cho nên pháp chân thì đồng với chân, pháp ngụy thì đồng với ngụy. Ơng cho có đắc là đắc, nên chỉ cầu nơi có đắc mà thơi. Tơi cho vô đắc là đắc, nên đắc ở nơi vô đắc vậy. Theo sự lập Luận, trước tiên cần phải xác định căn bản, nay Luận Niết Bàn thì chẳng thể lìa Niết Bàn mà nói Niết Bàn; nếu ngay nơi Niết Bàn để bàn luận thì đâu cịn ai chẳng phải Niết Bàn mà ơng muốn đắc nó ư? Tại sao? Cái đạo của Niết Bàn tuyệt cả danh tướng, dung hòa trời đất, tẩy sạch vạn hữu, chẳng còn số lượng; trời và người không khác, một và nhiều vẫn đồng. Vì khơng phải sắc nên bên trong khơng tự thấy, vì khơng phải thanh nên "phản văn" chẳng tự nghe, trống rỗng tịch diệt nên chưa từng có đắc, bình đẳng bất nhị nên chưa từng vơ đắc.

Kinh nói "Niết Bàn chẳng phải chúng sanh, cũng chẳng khác với chúng sanh". Duy Ma Cật nói "Nếu Di Lặc đã được diệt độ thì tất cả chúng sanh cũng đã được diệt độ". Tại sao vậy? Tất cả chúng sanh bản tánh thường diệt, chẳng cần diệt nữa. Nay gọi diệt độ là ở nơi chẳng diệt vậy.

Như thế, đâu có thể "ngũ ấm đều sạch" mà cầu được Niết Bàn, cũng đâu có thể cịn ngũ ấm mà cầu được Niết Bàn!

Thế thì, chúng sanh chẳng phải chúng sanh, lấy ai làm kẻ đắc được ? Niết Bàn chẳng phải Niết Bàn, lấy gì làm pháp để đắc?

Kinh Phóng Quang nói:

- Bồ Đề do nơi hữu mà đắc được ư? Đáp rằng: Chẳng phải.

- Do nơi vô mà đắc được ư? Đáp rằng: Chẳng phải.

- Do nơi hữu và vô mà đắc được ư? Đáp rằng: Chẳng phải.

- Lìa nơi hữu và vô mà đắc được ư? Đáp rằng: Chẳng phải.

- Thế thì tất cả đều vơ đắc ư? Đáp rằng: Chẳng phải. - Nghĩa nầy như thế nào?

Đáp rằng: Vô sở đắc nên gọi là đắc vậy.

Cho nên, đắc "vô sở đắc", "vô sở đắc" gọi là đắc, vậy thì ai chẳng phải như thế? Do đó huyền đạo ở nơi tuyệt xứ (vơ sở trụ) nên chẳng đắc mà đắc, diệu trí tồn bên ngồi vật nên chẳng tri mà tri; đại tượng (là nhất chân pháp giới) ẩn nơi vơ hình nên chẳng thấy mà thấy, đại âm (là âm thanh tịch diệt trùm khắp) giấu nơi hy thanh (âm thanh

siêu việt sự nghe) nên chẳng nghe mà nghe. Cho nên thể tánh của Niết Bàn quảng bác

mênh mông, bao gồm cổ kim, dẫn dắt chúng sanh đến tuyệt đối, giáo hóa chúng sanh khắp mọi nơi, tuy xa mà khơng thiếu sót, đâu có gì chẳng do đây mà kiến lập!

Nên Phạn Chí nói "Ta nghe Phật đạo ý nghĩa rộng lớn thâm sâu, mênh mơng chẳng có bờ bến, chẳng khơng thành tựu vạn pháp, chẳng khơng hóa độ chúng sanh". Nhờ đó mà đường lối của Tam thừa được khai thác, đường lối chân ngụy được phân biệt, đạo của hiền thánh thường cịn, ý chỉ của vơ danh được hiển bày rõ ràng rồi vậy.

Một phần của tài liệu trieu luan luoc giai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)