Năm 2020, MasanGroup dành ngân sách 30 tỷ đồng cho các hoạt động

Một phần của tài liệu MSN-Bao-cao-thuong-nien-2020 (Trang 29 - 30)

sách 30 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng

nâng cao đời sống và an sinh xã hội cho người dân tại các địa phương trong cả nước. Ngày 5/9/2020, Masan Consumer tiến hành bàn giao hai cơng trình dân sinh gồm một cây cầu và một con đường tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là chương trình an sinh xã hội trọng điểm mà Cơng ty đã thực hiện trong nhiều năm qua, nhằm nâng cao cơ sở vật chất cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao đời sống cho bà con.

Ngày 3/10/2020, tại Lễ khánh thành Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli Sài Gịn tổ chức tại Long An, Tập đồn Masan đã trao tặng 5 tỷ đồng cho chương trình Cầu Nơng Thơn. Sau hơn 3 tháng khẩn trương xây dựng, 6 cây cầu do Tập đoàn Masan tài trợ xây dựng đã được đưa vào sử dụng kịp thời trước Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân trong dịp Tết, góp phần nâng cao kinh tế và an sinh xã hội cho bà con địa phương.

Tháng 10/2020, Masan High-Tech Materials đã tổ chức tặng quà hơn 5.000 trẻ em thuộc 47 xóm thuộc 4 xã, thị trấn gồm Hà Thượng, Phục Linh, Tân Linh, Hùng Sơn - huyện Đại Từ). Đây là một trong những hoạt động thường niên của Công ty thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em vùng dự án. Hưởng ứng Tuần cao điểm Tết vì người nghèo năm 2021 của tỉnh Thái Nguyên, Masan High-Tech Materials đóng góp 100 triệu đồng tương đương với 200 suất quà cho người nghèo tại các xã, thị trấn trên địa bàn Đại Từ, Thái Nguyên.

Phát triển kinh tế

Nhằm đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho cộng đồng, Masan đã đầu tư vào các chương trình nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế trong dài hạn.

Mơ hình Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế cho người dân ảnh hưởng bởi Dự án Núi Pháo được thực hiện từ năm 2013 do Masan High-

Tech Materials ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Đại Từ. Tính đến hết năm 2020 đã có tổng cộng 358 hộ dân trong vùng Dự án Núi Pháo được vay vốn với tổng giá trị vốn quay vòng là gần 16 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế. 100% số hộ được vay vốn từ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế đều trả lãi đúng hạn, khơng có nợ xấu, đa số các hộ đã phát huy được hiệu quả vốn vay, các hộ còn tạo được việc làm cho từ 3 đến 5 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Các hộ vay vốn chủ yếu đầu tư vào sản xuất, cải tạo vườn chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở dịch vụ kinh doanh vừa và nhỏ.

Từ năm 2007, Masan High-Tech Materials đã mời các tư vấn kỹ thuật hướng dẫn người dân “Canh tác chè theo hướng bền vững”. Theo thống kê của Phịng Nơng nghiệp – Phát triển Nơng thơn huyện Đại Từ, tính đến hết năm 2020, diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP mà Masan High-Tech Materials hỗ trợ là 96ha cho khoảng 400 hộ dân thuộc 15 tổ hợp tác, chiếm 15% tổng diện tích chè tồn huyện.

Công ty đã nỗ lực kết nối các đơn vị nhà nước, tư nhân, nông dân và các nhà khoa học để đạt được một cam kết chung về phát triển mơ hình chè hữu cơ. Các bên tham gia gồm có Trường ĐH Nơng Lâm Thái Nguyên, Chính quyền xã Tân Linh, Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Đại Từ, Công ty cổ phần chè Hà Thái, Công ty cổ phần chè NTEA Thái Nguyên, Masan High-Tech Materials và 50

hộ dân ở xóm 10 Tân Linh. Các bên cam kết đóng góp nguồn lực, kiến thức, khoa học kỹ thuật để chuyển đổi 10ha chè xóm 10 Tân Linh thành vùng chè hữu cơ. Dự án được triển khai từ năm 2019 đến năm 2022 và không chỉ tạo ra vùng nguyên liệu chè hữu cơ lớn nhất tỉnh Thái Ngun mà cịn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thay đổi tập quán canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững và an toàn hơn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu MSN-Bao-cao-thuong-nien-2020 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)