Ngành bán lẻ của Việt Nam

Một phần của tài liệu MSN-Bao-cao-thuong-nien-2020 (Trang 39)

Mặc dù bán lẻ truyền thống hiện đang là kênh phân phối chủ yếu ở Việt Nam nhưng thị phần của hình thức bán lẻ này sẽ dần chuyển sang các kênh bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại như siêu thị, cửa hàng minimart (phổ biến ở các khu đơ thị giàu có) và thương mại điện tử khi người tiêu dùng thành thạo công nghệ chuyển sang mua hàng trực tuyến trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù tất cả các kênh bán lẻ thiết yếu vẫn được phép mở cửa trong thời gian cách ly nhưng các biện pháp giãn cách xã hội và lo ngại liên quan đến virus đã làm giảm tần suất mua sắm của nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên quy mơ giỏ hàng trung bình lại tăng. Kết quả là, bán lẻ hiện đại và thương mại điện tử đã giành được thêm thị phần từ bán lẻ truyền thống trong năm 2020. Lo sợ bị lây

nhiễm virus trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh, người tiêu dùng cố gắng tránh các hình thức bán lẻ truyền thống - đặc biệt là các chợ tươi sống vốn thường đông đúc và kém vệ sinh hơn các hình thức bán lẻ hiện đại. Bằng cách đó, COVID-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh bán lẻ hiện đại bên cạnh mua sắm trực tuyến - một xu hướng đã hình thành trước đại dịch.

Các cửa hàng minimart tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ khả năng mở rộng và phạm vi tiếp cận khách hàng vượt trội. Ngoài ra, trong bối cảnh cuộc sống ngày càng bận rộn của người Việt Nam, các cửa hàng này có lợi thế gần khu vực sinh sống của người tiêu dùng hơn so với các siêu thị lớn. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng thương mại điện tử đang tăng lên nhờ mức độ thành thạo công nghệ của người Việt Nam (thể hiện qua tỷ lệ thâm nhập cao của Internet và điện thoại thông minh) cũng như các biện pháp quảng bá tích cực và mở rộng phạm vi sản phẩm của các công ty thương mại điện tử. Trong tương lai, ngoài các doanh nghiệp thương mại điện tử thuần túy, toàn ngành cũng sẽ tăng trưởng mạnh nhờ hoạt động đầu tư bổ sung từ các kênh bán lẻ truyền thống nhằm mang lại trải nghiệm đa kênh cho khách hàng.

Tháng 12/2019, Masan Group đã thiết lập nền tảng tiêu dùng tích hợp thơng qua thỏa thuận sáp nhập MCH và VCM để thành lập The CrownX - Tập đoàn hàng tiêu dùng bán lẻ lớn

nhất Việt Nam. VCM sở hữu mạng lưới bán lẻ hiện đại lớn nhất về số lượng điểm bán và danh mục hàng tươi sống có chất lượng vượt trội. Đây là yếu tố then chốt giúp thu hút khách hàng, cũng như thâm nhập thị trường bán lẻ hiện đại trong tương lai. Đồng thời, định vị giá trị sản phẩm tươi sống và chất lượng của VCM mang đến sức mạnh hiệp lực đáng kể khi kết hợp cùng các thương hiệu hàng tiêu dùng và thịt mát MEATDeli hiện có của Masan. Tiếp đến, VCM là đơn vị tiên phong trong chiến lược đa kênh với khả năng tiếp cận 9 triệu khách hàng thông qua siêu ứng dụng VinID. VCM đã hoàn thành chỉ tiêu năm 2020 bằng EBITDA dương trong Quý 4/2020, nhờ vào tối ưu hóa mạng lưới, cải thiện biên lợi nhuận thương mại tổng thể và cắt giảm chi phí vận hành. Ưu tiên của VCM trong năm 2021 sẽ là mở rộng và cải tiến mơ hình siêu thị cũng như số hóa toàn bộ hệ thống bằng cách xây dựng chiến lược kết hợp liền mạch phương thức bán trực tiếp và trực tuyến (“O2O”). Ngoài ra, VCM cũng sẽ tiếp tục gia tăng sự hiện diện thông qua việc mở cửa hàng một cách có chọn lọc, địa phương hóa danh mục sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy xây dựng danh mục nhãn hàng riêng để góp phần đưa Masan thành doanh nghiệp bán lẻ hiện đại có sức cạnh tranh vượt trội tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu MSN-Bao-cao-thuong-nien-2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)