Thực trạng về cơ cấu thuốc điều trị tại các bệnh viện

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THUẬN NGUYÊN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN nội TIẾT THANH hóa năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp II (Trang 26 - 28)

1.3.2 .Thực trạng về chỉ định thuốc điều trị đái tháo đường

1.3.3. Thực trạng về cơ cấu thuốc điều trị tại các bệnh viện

1.3.3.1 Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm điều trị

Hiện nay 50% tổng chi tiêu thuốc toàn cầu đang giành để điều trị 5 nhóm bệnh chính: ung thư, đái tháo đường, hen suyễn hơ hấp, hệ miễn dịch và kiểm sốt mỡ máu với ngun nhân chủ yếu đến từ tình trạng ơ nhiễm môi trường sống ngày một nghiêm trọng trên quy mơ tồn thế giới [31]. Tuy nhiên ở Việt Nam, tiền thuốc được sử dụng nhiều nhất là nhóm chuyển hóa-dinh dưỡng và nhiễm trùng hệ thống, sau đó đến tim mạch, thần kinh trung ương và cơ xương khớp [14]. Tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế , chi phí thuốc nhóm điều trị ung thư là 40,1%, thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm 25,7%. Nghiên cứu của Ngô Thùy Linh tại Bệnh viên đa khoa Đức Giang, tiền thuốc tập trung ở các nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (32,55%), nhóm hoocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm (15,5%), nhóm tim mạch(9,8%).

Năm 2013, thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chủ yếu tập trung ở nhóm thuốc nội tiết và thuốc tim mạch với tỷ lệ giá trị

sử dụng tương ứng là 33,5% và 32,4%[13]. Nhóm thuốc AE có giá trị

sử dụng lớn nhất, với gần 60% là dành cho thuốc tim mạch. Nhóm AV chiếm 27,9% tổng giá trị sử dụng, tập trung chủ yếu vào nhóm thuốc hormon và thuốc nội tiết [14].

1.3.3.2. Cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Tỷ lệ sử dụng thuốc nhập khẩu tương đối cao, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng, nhưng chiểm hơn 60% tổng tiền thuốc sử dụng [9],[14]. Trong 11 tháng đầu năm 2015, thuốc nhập khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, thuốc nhập khẩu từ Pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất (12%), tiếp theo là Ấn Độ (11,2%,) và Đức (8,8%) [11].Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013 cho thấy cơ cấu thuốc nhập khẩu chiếm 81,4% kinh phí chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc nội tiết và thuốc tim mạch với tỷ lệ giá trị sử dụng tương ứng là 33,5% và 32,4% [20].

1.3.3.3. Cơ cấu sử dụng thuốc biệt dược, thuốc generic

Theo số liệu báo cáo tổng kết của BMI, tổng tiền thuốc Generic tiêu thụ tại Việt Nam năm 2015 ước khoảng 2.268 triệu USD, chiếm tỷ lệ 52% tổng tiền thuốc sử dụng [11]. Tại một số bệnh viện thuốc biệt dược thường chiếm tỉ lệ cao trong danh mục thuốc sử dụng. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương năm 2014 thuốc biệt dược chiếm 82,9% trên tổng số lượng thuốc sử dụng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012 thuốc biệt dược chiếm 83,03%. Tại bệnh viên Đa khoa Đông Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% tổng số lượng thuốc sử dụng [16]

Chi phí điều trị bệnh Đái tháo đường ngày càng trở lên tốn kém và phức tạp. Ước tính, tổng chi phí trên tồn thế giới cho chăm sóc, điều trị bệnh Đái tháo đường năm 2015 là 673 tỷ USD, con số này có thể đạt tới 802 tỷ USD vào năm 2040. Riêng tại Mỹ năm 2017, cho thấy tổng chi phí y tế của bệnh ĐTĐ là 327 tỷ đơ la, trong đó chi phí trực tiếp là 237 tỷ đơ la với chi phí thuốc là 71,2 tỷ đơ la [41].

Tại Việt Nam, chi phí điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân Đái tháo đường là 162,7 đơ la trong năm 2015, cao hơn mức trung bình hàng tháng 150 đô la trên đầu người [12].

Chi phí trung bình trên một đơn thuốc tại bệnh viện Nội Tiết TW là 849.600 đồng, tỷ lệ thuốc nội tiết trong đơn (36,3%) Trong đó thuốc điều trị đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao nhất (73,9%), thuốc tuyến giáp chiếm tỷ lệ 20,5% và thuốc nội tiết khác chỉ có 5,6% [13] .Trong nhóm Hormon và thuốc đường huyết thì nhóm Insulin và thuốc hạ đường huyết chiếm 74,5% số lượng, và chi phí thuốc 32,7 tỷ VNĐ chiếm 94,5% [13].

Theo Nguyễn Tú Đăng Lê và cộng sự trong nghiên cứu chi phí điều trị trung bình hàng năm cho một người bệnh đái tháo đường typ 2 là 246,1 đô la, trong đó chi phí y tế trực tiếp trung bình hàng năm là 127,3 đơ la, gồm dược phẩm chiếm phần lớn 27,5% tổng chi phí.

Thiệt hại kinh tế do bệnh tiểu đường của một bệnh nhân Việt Nam theo báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) được thống kê là 162,7 đô la (tương đương gần 40 triệu VNĐ/năm)

Trong các nghiên cứu, chi phí y tế trực tiếp ln chiếm tỉ trọng cao nhất, chi phí trung bình cho một đợt điều trị của người bệnh đái tháo đường tại các cơ sở y tế tuyến huyện của 7 tỉnh Sơn La, Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Gia Lai, Tây Ninh và An Giang là 382.317 đồng, trong đó tỷ lệ chi phí cho thuốc là cao nhất (50%) [24]. Nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là 61,9% và tại bệnh viện Thanh Nhàn là 56,4%. Trong đó, người bệnh kiểm sốt đường huyết kém, điều trị các biến chứng hoặc bệnh mắc kèm có chi phí điều trị cao hơn so với điều trị bệnh Đái tháo đường đơn thuần. Bệnh nhân dùng Insulin phối hợp thuốc đái tháo đường đường uống có chi phí điều trị cao hơn nhóm bệnh nhân khác [25], [33].

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THUẬN NGUYÊN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN nội TIẾT THANH hóa năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp II (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)