Nhập thiết bị máy & máy 78.239 86.183 762.381 253.528 231

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty may 10 trên thị trường nội địa (Trang 48 - 53)

Đức 34.664 12.063 54.907 163.019

Hồng Kông 26.715 64.202 135.127 100.041 25.082

Nhật 16.860 441.154

Singapore 8.565 82.988 57.140 450

Tây Ban Nha 1.353

Trung Quốc 45.779 50 15.192

Đối với nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị: Gần như toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong ngành may mặc đều nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành may mặc phải nhập rất nhiều loại máy khác nhau để phục vụ sản xuất. Loại thiết bị sử dụng nhiều nhất là máy khâu nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức. Các loại máy khác như máy thêu, máy vắt sổ, máy cắt, máy thùa, bàn là nồi hơi … được nhập từ rất nhiều nước trên thế giới như Anh, Italia, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc…Mỗi nước lại có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị khác nhau. Nhật Bản có các hãng như JUKI, Mitsubishi, Fuji, Kobe press; Kannegiesser (Đức), Sheen (Anh), Gerber (Anh) và rất nhiều nhà cung cấp khác. Số lượng các đơn vị cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị là rất lớn nên ngành không gặp phải áp lực từ phía nhà cung cấp công nghệ.

Nhà cung cấp quan trọng khác là nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Nguyên phụ liệu phục vụ ngành may gồm vải, khuy,cúc, chỉ, kim, nhãn mác và một số phụ liệu khác được nhập chủ yếu từ các nước trong khu vực. Vải, chỉ thường được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia, Trung Quốc. Khuy, cúc, nhãn mác được nhập từ Hồng Kông, Đài Loan và một số công ty của Việt Nam như Tổng công ty Phong Phú, dệt may Phước Long…Số lượng các công ty này là rất nhiều nên cũng khó có thể gây áp lực lên các công ty may mặc trong nước. Với nguồn nguyên liệu phong phú đến từ nhiều quốc gia, áp lực của nhà cung cấp với doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Do đó, áp lực của nhà cung cấp là nhỏ. Dù vậy, ngành may phải chịu một áp lực khác đó là về thời gian, chi phí do nguyên liệu nhập từ nước ngoài nên mất thời gian, chi phí để vận chuyển. Nếu thuận lợi hàng sẽ về đến doanh nghiệp đúng thời gian nhưng nếu gặp phải sự cố thì chắc chắn là hàng sẽ về muộn hơn dự kiến. Thời gian hoàn thành kế hoạch sẽ bị kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm giao hàng theo hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp. Vấn đề này đặt ra yêu cầu về sự phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp các doanh nghiệp chủ động sản xuất.

2.4. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn

Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tính thời trang của sản phẩm. Kết hợp với sức mua ngày càng tăng của

người tiêu dùng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Đối thủ tiềm ẩn của ngành may mặc nội địa có thể là một nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các hãng thời trang nổi tiếng thế giới như G2000, U2000, Gabana của Hồng Kông, Tomy Hilfinger (Mỹ), Pamatex Berhad (Malaixia), Deawon (Hàn Quốc). Tuy nhiên khi gia nhập ngành, các doanh nghiệp thường gặp phải những rào cản sau:

• Về công nghệ: mặc dù công nghệ phần lớn là nhập khẩu nhưng do có nhiều nhà cung cấp công nghệ nên việc sở hữu một dây chuyền công nghệ may mặc là không khó với doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành.

• Về tài chính: theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô tài chính để tham gia thị trường là không lớn và ở mức trung bình nên rào cản về tài chính là không lớn.

• Về thương mại: thương hiệu là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp gia nhập thị trường. Hiện tại trên thị trường đã có một số thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng…Vì vậy, khi doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thì sẽ phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa hiện tại thiếu một tên tuổi lớn có khả năng tài chính thực sự mạnh và có thể tạo ra xu hướng thời trang trong nước. Vì vậy, rào cản này là không nhỏ.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng ngành may mặc là một ngành tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường không chỉ với nhà đầu tư trong nước mà còn có cả nhà đầu tư nước ngoài.

2.5. Canh tranh trong nội bộ ngành

Cùng với sự tăng lên của mức sống và thu nhập, nhu cầu được sử dụng những sản phẩm quần áo thời trang ngày càng cao.Khả năng mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng và nhu cầu về các sản phẩm thời trang đã tạo ra một tốc độ phát triển ngày càng tăng cho thị trường may mặc nội địa (10%). Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và cả những doanh nghiệp đang có ý định gia nhập ngành. Nhu cầu tiêu dùng quần áo thời trang không bao giờ giảm, thêm vào đó là rào cản gia nhập ngành không qua khắt

khe nên có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này. Trong năm 2006 và đầu năm 2007 đã có 2 hãng thời trang nổi tiếng gia nhập thị trường Việt Nam là La perla và ESSPIRIT. Khi xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới thì thị trường sẽ cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Thêm vào đó cấu trúc ngành may là cấu trúc phân tán tức là trong ngành có nhiều doanh nghiệp có quy mô khác nhau nhưng không có doanh nghiệp nào giữ vai trò chi phối. Hiện tại ở Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp may mặc lớn nhỏ, điều này chứng tỏ mức độ phân tán của ngành may là rất lớn.

Ngành may mặc có rất nhiều sản phẩm trong đó chủ yếu là sơ mi nam, nữ, quần tây, quần kaki. Xét mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về thương hiệu và giá cả các sản phẩm chủ yếu thì đứng ở top đầu là các công ty: may Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, An Phước, Agetex. Đây là các thương hiệu mạnh do người tiêu dùng bình chọn nhiều năm liền. Họ đều là những công ty lớn với sản phẩm có sự nổi bật về mẫu mã, chất lượng đồng thời giá các sản phẩm của họ cũng cao hơn so với các công ty khác. Tiếp sau là các doanh nghiệp được xếp ở mức gần top đầu và trung bình như may Phương Đông, dệt may Thành Công, may Sài Gòn 2, may Thăng long, Legamex, Hanosimex, Khatoco, may Tân Châu, dệt may Phước Long, may Nhật Tân. Sản phẩm của họ chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới do sản phẩm chưa có sự nổi bật về kiểu dáng mẫu mã nên giá các sản phẩm chỉ ở mức trung bình. Đứng ở top sau cùng là các công ty có quy mô sản xuất nhỏ. Giá các sản phẩm của họ thường rất thấp và ít được người tiêu dùng biết tới.

Sự tập trung nhiều doanh nghiệp trong cùng top đã làm cho cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành trở nên gay gắt. Vì chưa có doanh nghiệp dẫn đầu nên các doanh nghiệp ở top đầu đều muốn vượt trội, chiếm lĩnh thị trường so với các đối thủ khác. Còn các doanh nghiệp ở top dưới thì lại phấn đấu lên top trên và các doanh nghiệp không cùng top cũng cạnh tranh với nhau. Với số lượng lớn các doanh nghiệp và kiểu cạnh tranh từ trên xuống dưới làm cho cường độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Từ đó có thể khẳng định cường độ cạnh tranh trong ngành may mặc là rất mạnh mẽ.

Sau khi xem xét cường độ cạnh tranh, chúng ta cùng xét đến các rào cản rút lui khỏi ngành. Các rào cản rút lui khỏi ngành được nhìn nhận từ 4 góc độ: trở ngại về công nghệ, ràng buộc với người lao động, các ràng buộc mang tính chất chiến lược, sức ép của Chính phủ hoặc các tổ chức chính quyền. Đối với trở ngại về công nghệ, rào cản này là không lớn. Nếu có một doanh nghiệp có ý định rút lui khỏi ngành thì cũng không khó để có thể chuyển giao thiết bị cho một doanh nghiệp khác muốn tham gia vào ngành. Đối với các rào cản rút lui còn lại cũng không khó khăn gì, người lao động có thể chuyển sang làm cho một doanh nghiệp khác. Nếu trên thị trường giảm bớt một doanh nghiệp trong ngành thì cũng không ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của ngành. Bởi số lượng doanh nghiệp trong ngành là rất nhiều, việc tìm đối tác chuyển giao trong số hàng trăm công ty là việc đơn giản. Cuối cùng là trở ngại từ phía chính quyền, doanh nghiệp không chịu sức ép nào từ phía chính quyền về việc rút khỏi ngành do vậy trở ngại này rất nhỏ. Tất cả những phân tích trên cho thấy rào cản rút lui khỏi ngành là không quá khó khăn. Như vậy, ngành may mặc với các đặc trưng của mình là một ngành mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia hoặc rút lui. Nhận định này cho phép ta đánh giá áp lực cạnh tranh trong ngành là ở mức độ thấp khi xét dưới tiêu chí các rào cản gia nhập và rút lui.

Kết luận: Sau khi phân tích các áp lực cạnh tranh của ngành may mặc tại thị trường Việt Nam, ta có thể khẳng định các áp lực từ phía nhà phân phối và nhà cung cấp, sản phẩm thay thế là rất nhỏ. Nhưng do đặc thù của ngành may mặc Việt Nam làm cho áp lực từ phía khách hàng và cạnh tranh giữa công ty trong nội bộ ngành lớn làm cho cạnh tranh trong ngành là tương đối mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty may 10 trên thị trường nội địa (Trang 48 - 53)