Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu BÙI THỊ cẩm NHUNG PHÂN TÍCH các vấn đề LIÊN QUAN đến THUỐC TRONG HÀNH VI DÙNG THUỐC của BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG típ 2 điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại TRUNG tâm y tế THÀNH PHỐ yên bái LUẬN văn THẠC sĩ dược học (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

Trong thời gian từ 01/09/2020 đến 31/11/2020, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bệnh nhân.

20 Phỏng vấn: 645 bệnh nhân Tham gia phỏng vấn 445 bệnh nhân 440 bệnh nhân

Đưa vào phân tích DRP 425 bệnh nhân Từ chối phỏng vấn

200 bệnh nhân

20 Bệnh nhân mắc ĐTĐ nhưng không dùng thuốc hạ đường huyết

20 Bệnh nhân nhập viện 60 bệnh nhân khơng có tại thời điểm phỏng vấn đơn cũ gần thời gian

phỏng vấn

Được đưa vào phân 345 bệnh nhân

21

Quy trình nghiên cứu mục tiêu 1: Phát hiện DRP trong hành vi dùng thuốc của bệnh nhân

Mơ tả quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng/Chuẩn bị các công cụ để xác định các vấn đề liên quan đến

thuốc trong hành vi dùng thuốc của bệnh nhân.

Trong nghiên cứu này, các vấn đề liên quan đến hành vi dùng thuốc được xác định bao gồm:

+ DRP trong cách dùng thuốc của bệnh nhân bao gồm: dùng sai liều thuốc, sai thời điểm dùng, sai số lần dùng và sai các lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc (với các thuốc có dạng bào chế đặc biệt).

+ Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân

Công cụ phát hiện DRP trong hành vi của bệnh nhân bao gồm:

* Bộ câu hỏi phỏng vấn để xác định DRP trong cách dùng thuốc của bệnh nhân (Phụ lục 1).

* Bộ câu hỏi để đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi ARMS (adherence to refills and medications scale) (Phụ lục 2). Bộ câu hỏi ARMS gốc bằng tiếng Anh đã được xin ý kiến tác giả và tiến hành dịch theo quy trình. Mỗi câu sẽ được hỏi 1 phần chung về tất cả các thuốc phần riêng là hỏi về từng nhóm thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp và thuốc mỡ máu. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 câu trả lời, các câu trả lời sẽ được tính điểm như sau:

Bảng 2.1: Bảng điểm tuân thủ (ARMS) của bệnh nhân

Mức độ Điểm

Không bao giờ 1

Vài lần 2

Hầu hết các lần 3

Tất cả các lần 4

Bước 2: Xây dựng quy trình thu thập thơng tin để phát hiện DRP. Quy trình thu

22

- Từ hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân: nhập mã bệnh nhân vào để khaithác kết hợp với phỏng vấn các thơng tin cơ bản: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, dân tộc, khảng cách, tình trạng hơn nhân, hiện tại sống cùng ai, lương, trình độ học vấn, hút thuốc và tiến hành thu thập thông tin tiền sử dùng thuốc và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân thông qua thông tin khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa TP Yên Bái. Thông tin về tiền sử thuốc bao gồm: tên hoạt chất, hàm lượng, liều dùng, tần suất dùng, thời gian dùng (Phụ lục 3).

 Từ sổ y bạ: thu thập thêm thông tin về thuốc ngoại trú, đặc biệt là các thuốc tự túc được bác sĩ kê thêm do không được cấp phát ngoại trú.

 Từ phỏng vấn bệnh nhân: xác định những thuốc bệnh nhân thực sự dùng và đặt các câu hỏi trong bộ câu hỏi phỏng vấn để xác định DRP.

Bước 3: Áp dụng thử nghiệm xác định DRP, hồn thiện bộ cơng cụ và quy trình Bước 4: Thu thập dữ liệu và xác định DRP.

Quy trình nghiên cứu mục tiêu 2: Phân tích đặc điểm và mối liên quan giữa tự tin dùng thuốc, niềm tin về thuốc với các vấn đề liên quan đến của bệnh nhân .

Mơ tả quy trình nghiên cứu

Bước 1. Chuẩn bị các công cụ khảo sát mức độ tự tin dùng thuốc, niềm tin về thuốc của bệnh nhân.

* Mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SEAMS để đánh giá mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách (Phụ lục 4). Bộ câu hỏi SEAMS Để đánh giá được mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách của bệnh nhân trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi được xây dựng gồm 13 câu hỏi đánh giá mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách của bệnh nhân, mỗi câu hỏi sẽ có 3 câu trả lời và được tính điểm như sau:

23

Mức độ Điểm

Không tự tin 1

Hơi tự tin 2

Rất tự tin 3

Tổng điểm 13-39, điểm càng cao cho thấy bệnh nhân càng tự tin dùng thuốc đúng cách

* Niềm tin vào việc dùng thuốc

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi BMQ để đánh giá niềm tin vào việc dùng thuốc của bệnh nhân (Phụ lục 5). Dựa vào thang điểm trả lời trong bộ câu hỏi đánh giá thái độ, niềm tin với thuốc điều trị gồm 10 câu hỏi được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi BMQ của Robert Honre, mỗi câu hỏi sẽ có 5 phương án trả lời và được tính điểm như sau:

Bảng 2.3: Bảng điểm mức độ tuân thủ

Mức độ Điểm

Hoàn tồn khơng đồng ý 1

Không đồng ý 2

Không chắc chắn/không biết 3

Đồng ý 4

Hoàn toàn đồng ý 5

BMQ-chuyên biệt gồm 5 câu về sự cần thiết của thuốc được kê (Chuyên biệt- Cần thiết) và 5 câu về sự lo lắng về các thuốc được kê đơn (Chuyên biệt-Lo lắng). Mỗi câu hỏi tính điểm 1-5 (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý). Tổng điểm Chuyên biệt-Cần thiết, Chuyên biệt-Lo lắng là 5-25, điểm càng cao thì bệnh nhân càng tin là thuốc cần thiết hoặc càng lo lắng về thuốc đang sử dụng.

Bước 2. Phỏng vấn bệnh nhân theo các bộ câu hỏi để khảo sát mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách và niềm tin vào việc dùng thuốc

Bước 3: Phân tích đặc điểm và mối liên quan giữa mức độ tự tin dùng thuốc và niềm tin về thuốc với các DRP của bệnh nhân trong mục tiêu 1.

24

Một phần của tài liệu BÙI THỊ cẩm NHUNG PHÂN TÍCH các vấn đề LIÊN QUAN đến THUỐC TRONG HÀNH VI DÙNG THUỐC của BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG típ 2 điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại TRUNG tâm y tế THÀNH PHỐ yên bái LUẬN văn THẠC sĩ dược học (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)