CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
4.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Về tỷ lệ giới tính, bệnh nhân nữ chiếm gần gấp 2 lần so với bệnh nhân nam (67,2% so với 33,8%). Tỷ lệ này tương đồng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đặng tại bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh với 31% nam, 69% nữ [5], khác so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tần tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 với 61,45% nam và 38,55 % nữ [9]. Trong nghiên cứu [46] có (44,4%) là nam và (55,6%) là nữ. Sự khác biệt này có thể là do tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu, do sự khác nhau về điều kiện sống hoặc khu vực địa lý khác nhau hay do đặc điểm của mỗi bệnh viện.
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 65,1 tuổi, trong đó số bệnh nhân nhỏ hơn 65 tuổi chiếm tới 45,2% mẫu nghiên cứu và số bệnh nhân có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm 54,8%. Số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị mắc đái tháo đường trong nghiên cứu là khá cao điều này cho thấy đang có dấu hiệu trẻ hóa. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường típ 2 như béo phì, lối sống khơng lành mạnh như lười vận động, hay ăn đồ ăn nhanh, sử dụng chất kích thích (rượu, bia…). Điều này khiến các biến chứng xuất hiện nhanh hơn, làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh. Đối với số bệnh nhân trên 65 tuổi chiếm hơn nửa cho thấy tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch, đặc biệt trên bệnh nhân đái tháo đường, còn làm tăng nguy cơ giảm tuổi thọ và rối loạn chức năng [56], [37].
Trình độ học vấn từ phổ thơng trở lên chiếm 67,6% và 67,6% số bệnh nhân là cán bộ cơng chức, viên chức, hưu trí. Tương đương với nghiên cứu [46] có (58,9%) bệnh nhân có trình độ học vấn từ PTTH trở lên. Với đối tượng bệnh nhân như vậy cầu người phỏng vấn và tư vấn phải có kiến thức hiểu sâu sắc, giao tiếp rõ ràng mạch lạc, người bệnh cần được tôn trọng và lắng nghe thì mới có thể chấp nhận sự tư vấn. Tuy nhiên đối tượng người bệnh này khi đã hiểu ý nghĩa cách sử dụng đúng sec chấp nhận cách sử dụng sau tư vấn và tuân thủ cao hơn.
4.2.2. Đặc điểm bệnh lý
Trong nghiên cứu, số bệnh nhân phát hiện ĐTĐ trong khoảng 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (34,2%), số bệnh nhân phát hiện trên 10 năm chiếm 24,3%. Trong khi đó thời gian mắc bệnh cũng như hiệu quả kiểm soát đường huyết trước đó lại có
44
vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quản lý toàn diện bệnh nhân. Theo ADA, bên cạnh các yếu tố như: Các bệnh mắc kèm, tuổi thọ, nguy cơ hạ đường huyết, tác dụng phụ, thái độ sự nỗ lực của bệnh nhân thì khoảng thời gian mắc bệnh là một yếu tố cần cân nhắc nhằm cá thể hóa điều trị, lựa chọn mục tiêu điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Với các bệnh nhân mới được chẩn đoán, nguy cơ hạ đường huyết thấp, ít bệnh mắc kèm, ít các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, thái độ của bệnh nhân tốt nên lựa chọn đích HbA1c chặt chẽ (có thể HbA1c< 6,5%) vì ngược lại với các bệnh nhân đã được điều trị lâu có thể chọn đích HbA1c cao hơn, có thể > 8,0%.
Chức năng gan, thận cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt là một số thuốc chuyển hóa qua gan, thuốc thải trừ qua thận ở dạng cịn hoạt tính. Ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, sự thải trừ các thuốc giảm dẫn tới tích lũy thuốc và tăng nguy cơ độc tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân suy thận, suy gan là rất ít chiếm 1 tỉ lên rất nhở trong số người tham gia nghiên cứu. Ngồi ra cịn có biến chứng về mắt và tim mạch những cũng chỉ chiếm tỉ lên nhỏ trong nghiên cứu.
Bệnh nhân đái tháo đường thường mắc rối loạn lipid máu. Hiệp hội bác sĩ lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) và Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị nên kiểm tra các chỉ số lipid máu mỗi năm 1 lần để đảm bảo kiểm soát tốt lipid máu cho bệnh nhân. Trong mẫu nghiên cứu của đề tài, gần một nửa số bệnh nhân chưa được kiểm soát tốt bộ chỉ số lipid này. Đây là vấn đề các bác sĩ cần quan tâm để lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Kiểm soát đường huyết để ngừa biến chứng đái tháo đường, tránh hay giảm thiểu nguy cơ bị hạ đường huyết. Tuy nhiên mục tiêu đường huyết còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: bệnh tim mạch, bệnh nội khoa kèm theo, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, thời gian sống cịn hi vọng, yếu tố tài chính, sự hỗ trợ gia đình và người xung quanh…. Tại thời điểm nghiên cứu, chỉ số glucose máu lúc đói trung bình là 7,4 mmol/l . Có thể thấy giá trị glucose trung bình ở mức bình thường, bệnh nhân kiểm sốt tương đối tốt glucose máu lúc đối tại thời điểm nghiên cứu.
Chỉ số HbA1c đánh giá mức ổn định đường huyết của người bệnh trong khoảng 2-3 tháng. Chỉ số đường huyết luôn thay đổi và chỉ phản ánh nồng độ đường huyết
45
trong máu tại thời điểm đo, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, stress, thuốc điều trị, nồng độ insulin trong máu.. không phản ảnh được sự ổn định của đường huyế. HbA1c cần đưa về mức an toàn nhất cho người bệnh và mục tiêu kỳ vọng là dưới 7%. Tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu số bệnh nhân ở mức kiểm soát kém chiểm tỉ lệ vẫn khá cao (19,4%).
Chỉ số BMI trung bình trong nghiên cứ là 23,2±2,2 kg/m2 lớn hơn BMI của người bình thường [12]. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Lường Văn Đổng tại bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Giáo tỉnh Điện Biên với chỉ số BMI trung bình là 23±3,2 kg/m2.Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Việt Hà tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương với chỉ số BMI trung bình là 22,75±2,01 kg/m2. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đào Mai Hương tại bệnh viện Bạch Mai năm 2012 là 23,4±2,63 kg/m2. Điều khác biệt này có thể do lối sống, sinh hoạt của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và chế độ làm việc khác nhau nên chỉ số BMI điều tra tại bệnh viện Bạch Mai cao hơn chút ít.
Phần lớn người cao tuổi mắc đa bệnh lý [28], đặc biệt những người cao tuổi mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc kèm các bệnh như THA, bệnh mạch vành, đột quỵ cao hơn so với những người cùng tuổi mà không mắc ĐTĐ [37]. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc kèm đa bệnh lý ở mức rất cao, chiếm gần 81,2% tổng số bệnh nhân. Trong đó, trung bình mỗi bệnh nhân mắc kèm 1,3 bệnh.