Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2016 đến

Một phần của tài liệu Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI FDI

2016 đến nay

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2016 đến

2016 đến nay

2.2.1. Chính sách của nhà nƣớc a. Chính sách thuế và ƣu đãi đầu tƣ

Trong những năm qua, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện thể chế, chính sách ƣu đãi về tài chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực ĐTNN. Các ƣu đãi về tài chính tập trung vào 3 lĩnh vực:

Một là, ƣu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đang thực hiện cải cách thuế giai đoạn 4. Luật thuế mới đƣợc ban hành và Luật sửa đổi, bổ sung các Luật thuế trong thời gian này cũng đƣợc xây dựng theo hƣớng phục vụ các chiến lƣợc thay đổi mơ hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, đảm bảo tính bền vững. Bên cạnh việc giảm mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật thuế TNDN (giai đoạn 2001 – 2008 là 28%, giai đoạn 2009 – 2013 là 25%, giai đoạn 2014 – 2015 là 22% và từ 1/1/2016 là 20%) thì việc quy định ƣu đãi thuế TNDN ở mức cao đối với một số lĩnh vực mũi nhọn cần khuyến khích đầu tƣ đã góp phần thu hút đầu tƣ, khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tích lũy, trên cơ sở đó có thêm nguồn lực để tăng đầu tƣ vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng.

Hai là, ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Để thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi, khuyến khích sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Từ năm 2001 đến nay, đi đôi với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, Nhà nƣớc tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế. Tính đến tháng 9/2018, Việt Nam đã tham gia vào 17 hiệp định thƣơng mại tự do, trong đó 10 hiệp

định đã ký kết và đang triển khai thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đƣợc tiếp tục cập nhật, sửa đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các chính sách ƣu đãi xuất khẩu và thu hút ĐTNN.

Ba là, chính sách ƣu đãi về tài chính đất đai. Giai đoạn từ 2005 đến nay, để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ, cụ thể: Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn từ 2011 – 2014; Điều chỉnh giảm mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể mức tỷ lệ (%) trong khung từ 0,5% đến 3% theo từng khu vực, tuyến đƣờng tƣơng ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phƣơng; Quy định áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong xác định giá đất tính thu tiền thuê đất đối với thửa đất hoặc khu đất mà giá trị của diện tích tính thu tiền thuê đất tính theo giá đất trong Bảng giá đất. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc và ban hành theo thẩm quyền các Thông tƣ hƣớng dẫn với những quy định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trƣờng kinh doanh: Miễn thuê tiền đất, thuê mặt nƣớc đối với các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực, địa bàn ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của pháp luật đầu tƣ; Ƣu đãi trong lĩnh vực xã hội hóa; Ƣu đãi khi đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,…Đồng thời, để thu hút đầu tƣ, tăng cƣờng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu cơng nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao với những ƣu đãi cao hơn mức ƣu đãi của các dự án đầu tƣ thƣờng.

b. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trƣớc một bƣớc”, trong những năm qua Chính phủ đã dành ƣu tiên cao cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 9 – 10% GDP hàng năm, trong đó, tập trung đầu tƣ vào ngành giao thông, năng lƣợng, viễn thông, nƣớc,…Thời gian qua, xác định lĩnh vực giao thông vận tải đi trƣớc mở đƣờng cần đầu tƣ trƣớc một bƣớc nên Đảng, Chính phủ đã quan tâm bố trí nguồn lực đáng kể để cải tạo, nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông thông qua các kế hoạch đầu tƣ công bằng cả nguồn ngân sách, trái phiếu Chính phủ hay nguồn vốn ODA.

Do nhu cầu phát triển rất lớn, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng nhƣ sau:

Một là, hồn thiện khung pháp lý đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ (PPP) để kêu gọi FDI vào hạ tầng giao thơng, cụ thể: Nghiên cứu, xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ nhằm tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ và ổn định về chính sách, tiếp cận với quy định đối tác công tƣ quốc tế; Nghiên cứu luật pháp, thơng lệ quốc tế để có cơ chế chia sẻ rủi ro vốn nhà đầu tƣ, hấp dẫn thị trƣờng vốn nƣớc ngồi đối với các dự án hạ tầng giao thơng; Nghiên cứu xây dựng quỹ hỗ trợ của nhà nƣớc trong đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng tƣ phù hợp với chính sách quản lý ngân sách nhà nƣớc.

Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động FDI tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực giao thơng vận tải nói riêng, đảm bảo cơng khai, minh bạch và tăng tính trách nhiệm giải trình của các cơ quan cơng quyền đối với việc thu hút, quản lý và sử dụng FDI.

Ba là, kiện tồn cơng tác tổ chức thực hiện thông qua hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao trình độ của cán bộ.

c. Chính sách thu hút cơng nghệ, chuyển giao cơng nghệ từ nƣớc ngồi

Con đƣờng nhanh nhất và ngắn nhất để thu hẹp khoảng cách đối với các nƣớc phát triển là thu hút công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngồi, trong đó kênh quan trọng nhất là qua các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI. Từ thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, với xuất phát điểm thấp, Chính phủ đã chú trọng đến việc thu hút chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài để tận dụng ƣu thế của nƣớc đi sau, tiếp cận ngay đƣợc những công nghệ tiên tiến để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Luật Chuyển giao cơng nghệ năm 2017 (Khoản 5 Điều 3) quy định về Chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động chuyển giao cơng nghệ, trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nƣớc ngồi vào Việt Nam; khuyến khích chuyển giao cơng nghệ từ Việt Nam ra nƣớc ngồi; thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ trong nƣớc; chú trọng lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi sang doanh nghiệp trong nƣớc”.

Để thực hiện chính sách thu hút cơng nghệ cao vào Việt Nam, đặc biệt là thu hút dự án FDI vào những lĩnh vực cơng nghệ cao, nhằm phát huy vai trị động lực trong chính sách cơng nghệ, Nhà nƣớc đã xây dựng chính sách ƣu đãi với mức hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao so với các nƣớc trong khu vực. Điều này thể hiện ở việc Nhà nƣớc đã áp dụng mức ƣu đãi cao nhất trong các Luật hiện hành của Việt Nam đối với các dự án ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, Luật Đầu tƣ quy định doanh nghiệp công nghệ cao là đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ; hoạt động công nghệ cao là ngành, nghề ƣu đãi đầu tƣ và khu công nghệ cao là địa bàn ƣu đãi đầu tƣ.

d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc chú trọng đến chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển từ lao động giản đơn, thu nhập thấp sang lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và thu nhập cao.

Một là, hoàn thiện các loại văn bản quy định áp dụng đối với ngƣời lao động trong các dự án có ĐTNN. Các văn bản đặc biệt chú trọng là quy định tuyển dụng, lựa chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động, vấn đề đào tạo, đề bạt và sa thải lao động, các văn bản xử lý tranh chấp về tác động, tiền lƣơng, thu nhập.

Hai là, hoàn thiện bộ máy hành pháp về quản lý lao động trong các dự án có vốn nƣớc ngồi, thành lập phân tịa lao động để xử lý tranh chấp lao động cá nhân và lao động tập thể. Phát huy vai trị của tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp tránh tình trạng hoạt động của cơng đồn đi ngƣợc lại với lợi ích của ngƣời lao động. Chú trọng đào tạo ngƣời lao động cả trong nƣớc và ngồi nƣớc để tiếp thu cơng nghệ.

2.2.2. Tình hình thực thi chính sách thu hút FDI của tỉnh Hải Dƣơng

Trong giai đoạn qua, lãnh đạo tỉnh Hải Dƣơng luôn xác định FDI là nguồn vốn quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ƣu tiên thu hút các dự án FDI có quy mơ đầu tƣ lớn, hàm lƣợng cơng nghệ cao, cơng nghệ nguồn; dự án sản phẩm có sức cạnh tranh; dự án sản xuất định hƣớng xuất khẩu; dự án sản xuất công nghiệp phụ trợ; dự án sản xuất có sử dụng thế mạnh về nguyên liệu của địa phƣơng.

Tỉnh Hải Dƣơng đã đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể nhƣ: không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trƣờng; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, cân nhắc tỷ suất đầu tƣ trên diện tích đất, kể cả đất khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó, u cầu các sở, ngành nâng cao vai trò

trong khâu thẩm định dự án, có những tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật để ngăn các dự án công nghệ lạc hậu và tác động xấu đến mơi trƣờng.

Ngồi việc thực hiện luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài theo đúng quy định của chính phủ; Hải Dƣơng đã đƣa và áp dụng một số chính sách khuyến khích đầu tƣ và đang đƣợc các nhà đầu tƣ ghi nhận nhƣ cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận động đầu tƣ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua mức thuế và các quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Cụ thể, đối với ĐTNN tỉnh Hải Dƣơng thực hiện cơ chế đầu tƣ một cửa, theo đó các nhà ĐTNN đến tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tƣ tại tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hải Dƣơng.

Về công tác cấp phép đầu tƣ và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tỉnh đã quy định rút ngắn thời gian cấp phép xuống còn một nửa so với quy định của Chính Phủ, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh xuống còn 2-6 ngày và thời gian chấp thuận dự án đầu tƣ trong nƣớc là 12 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ.

Để đảm bảo cho sản xuất ổn định, tỉnh có chủ trƣơng dần hình thành các vùng ngun liệu cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nơng sản, thực phẩm.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thủ tục hành chính, phấn đấu giảm ít nhất 50% thời gian thực hiện các thủ tục đầu tƣ của một dự án; ban hành quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phƣơng trong thực hiện quy trình, thủ tục hành chính về đâu tƣ; tiếp tục coi trọng cơng tác quy hoạch, coi đây là chìa khóa để thu hút, quản lý đầu tƣ có hiệu quả và đầu tƣ phát triển bền vững,…

2.2.3. Kết quả đạt đƣợc

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dƣơng đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách và khơng ngừng phấn đấu vƣơn lên, đạt đƣợc những thành tựu to lớn và khá toàn diện trên các lĩnh vực, nguồn vốn từ khu vực FDI vào tỉnh đều tăng. Nhìn lại giai đoạn 1987-1990, Hải Dƣơng chỉ mới có 2 dự án FDI, với tổng số vốn 6,9 triệu USD. Giai đoạn 1991-1996 là 16 dự án, với lƣợng vốn đầu tƣ thu hút đạt 448 triệu USD. Đến giai đoạn 2016 – 2020, con số này đã tăng lên 212 dự án FDI mới. Và ở thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dƣơng có 491 doanh nghiệp FDI, với tổng số vốn đăng ký hơn 9,1 tỷ USD; trong đó, vốn đầu tƣ thực hiện ƣớc đạt trên 6,8 tỷ USD, bằng 74,5% tổng vốn đăng ký. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, lĩnh

vực văn hóa xã hội đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, các chính sách an sinh xã hội đƣợc quan tâm thực hiện, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và ổn định; an ninh – quốc phịng, trật tự an tồn xã hội đƣợc bảo đảm.

Dù 2 năm trở lại đây, dịch COVID-19 bùng phát và tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đến từ các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông để đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cùng với làn sóng chuyển dịch đầu tƣ từ Trung Quốc đến Việt Nam, một số nhà đầu tƣ lớn nƣớc ngoài nhƣ: Foxcom, PoweSolar, tập đoàn FLC, SunGroup, TH, T&T,…đã và đang nghiên cứu đầu tƣ vào Hải Dƣơng với ý tƣởng đầu tƣ lớn.

Khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đang chiếm tỷ trọng khoảng 34% tổng sản phẩm trên địa bàn. Đầu tháng 5/2021, UBND tỉnh Hải Dƣơng đã trao quyết định thành lập 4 KCN, với tổng diện tích 760 ha cho các nhà đầu tƣ. Đó là KCN An Phát 1 (Công ty cổ phần KCN Kỹ thuật cao An Phát 1), Kim Thành (Công ty cổ phần COMA 18), Phúc Điền mở rộng (Công ty cổ phần Đầu tƣ Trung Qúy – Bắc Ninh) và Gia Lộc (Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển hạ tầng Nam Quang). Đây đều là những nhà đầu tƣ đã có kinh nghiệm và thành công trong việc phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 18 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích gần 3.000 ha. Trong đó, có 11 KCN đã hồn thành xây dựng hạ tầng và đang hoạt động, với gần 500 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, tổng vốn đầu tƣ 9,1 tỷ USD đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tƣ, Hải Dƣơng đã khắc phục khó khăn để tổ chức thành cơng chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại tiêu thụ nông sản đầu tiên của tỉnh với quy mô quốc tế. Hàng ngàn tấn vải và nông sản nổi tiếng của tỉnh đã đƣợc xuất đi nhiều nƣớc trên thế giới. Nông dân Hải Dƣơng dƣới sự hỗ trợ của chính quyền lần đầu tiên trở thành “nơng dân số”, bán hàng thành thạo trên sàn thƣơng mại điện tử.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)