2016 đến nay
2.3.3. Từ phía doanh nghiệp `
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang tự nâng tầm cả về nhận thức, năng lực và tính chủ động, có chiến lƣợc phát triển rõ ràng, dám chấp nhận cuộc chơi, chú trọng đầu tƣ cho cả công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, biết tận dụng nhiều kênh phát triển thị trƣờng, công cụ thông tin (IT), bƣớc đầu tiếp cận trí tuệ nhân tạo (AI),…Phần lớn trong số này là các doanh nhân trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, có tƣ duy mới và rất năng động, là lực lƣợng đầy tiềm năng để trở thành những mắt xích trong các chuỗi cung ứng của khu vực FDI. Các doanh nghiệp luôn cố gắng đảm bảo cho nhà ĐTNN có đầu ra ổn định, có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ cũng nhƣ kỹ năng quản trị, giúp họ hội nhập sâu hơn, hiệu quả hơn với khu vực và thế giới. Nhƣ vậy, cả hai phía đều sẽ có cơ hội kết nối đƣợc với nhau.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Quốc hội, đó là hiệu ứng lan tỏa (của khu vực FDI) chƣa cao, sự kết hợp giữa doanh nghiệp khu vực FDI và doanh nghiệp trong nƣớc chƣa đạt nhƣ kỳ vọng. Sự tham gia của doanh nghiệp trong nƣớc vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI còn ở mức độ rất hạn chế, gặp nhiều trở ngại. Các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đều chƣa nhằm đến việc khuyến khích nâng cao tỷ lệ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc, hoặc ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tƣ về tham gia phát triển chuỗi cung ứng trong nƣớc, vì vậy doanh nghiệp trong nƣớc khó
tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất có sự thay đổi thƣờng xuyên, liên tục về mẫu mã sản phẩm (nhƣ điện thoại di động, mỗi năm ra vài kiểu). Điều này buộc doanh nghiệp trong nƣớc phải có sự tính toán, cân nhắc rất kỹ và phải có năng lực quản trị thật tốt thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu. Cuối cùng, cải cách thủ tục hành chính vẫn chƣa đạt đƣợc những kết quả mang tính đột phá, vì thế vẫn còn là rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và tiến trình tham gia, mở rộng chuỗi cung ứng cho khu vực FDI nói riêng.