KHOA PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu chanhphap-41-04-15- (Trang 68 - 69)

yêu cầu bác sĩ giải thích rõ ràng hoặc gửi mình sang một bác sĩ chun mơn khác.

3- Hãy tạo lịng tự trọng, vì mỗi người là một sinh vật đặc biệt, toàn hảo và đều đáng được hưởng những điều tốt lành mà tạo hóa dành cho.

4- Hãy làm một danh sách ghi rõ những điều mà mình muốn làm để cảm thấy thoải mái hơn. Hãy làm những điều đó mỗi ngày, nhất là khi nào cảm thấy buồn rầu, khó chịu.

5- Mỗi gia đình có một lối sống, một cách suy nghĩ riêng.

Những điều mà mình học được khi cịn bé có thể ảnh hưởng, gây trở ngại cho nếp sống hiện tại, thì mình nên thay đổi. Chẳng hạn, ta học được thói quen là khơng kể chuyện riêng tư cho ai. Nhưng khi có khó khăn, cần giúp đỡ giải quyết, thì ta cũng cần tâm sự với người mà ta tin cậy.

6- Hãy tạo ra mối hài hịa với mọi người trong gia đình. Hãy vui chơi với họ, nghe tâm sự của họ mà khơng phê bình, chỉ trích...

7- Hãy tìm hiểu cách đối thoại với mọi người

để họ thơng cảm với mình. Hãy xin bạn bè cho biết

mình nên diễn tả, hành động như thế nào để tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

8- Mỗi người có thể có nhiều ý tưởng tiêu cực về mình và về nếp sống của mình. Xin hãy tìm cách chuyển đổi những tiêu cực đó thành tích cực hơn.

Chẳng hạn, mình cứ ám ảnh với ý nghĩ “chẳng ai ưa mình” thì chuyển ý nghĩ sang “tơi vẫn có nhiều bạn bè”. Rồi mạnh dạn tạo thêm tình bạn mới.

9- Hãy phác họa một kế hoạch hành động phòng tránh và phục hồi để giúp ta sống bình an và

để đối phó với những căng thẳng của đời sống.

Như là:

a) Nhắc nhở điều gì cần làm mỗi ngày, chẳng hạn ăn ba bữa cơm chính với đầy đủ các chất dinh dưỡng, vận động đều đặn 30 phút, ngủ 8 giờ mỗi

đêm...

b) Những hoản cảnh gây ra khó chịu cho mình và cách thức hóa giải, ngăn ngừa chuyện đó. Chẳng hạn cãi cọ bất hịa với con cái, bạn bè thì mình nên ôn tồn, thân thiện với họ...

c) Những dấu hiệu cho biết tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn như là mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, hay quên, rất buồn rầu, lo sợ, không muốn ra khỏi nhà...

d) Các tin tức mà thân nhân bạn bè cần biết khi mình khơng tự chăm sóc hoặc ở trong hồn cảnh khơng an tồn.

Các dữ kiện này có thể là tên bác sĩ đang điều trị cho mình, tên người tư vấn tâm thần, dược sĩ, tên các loại thuốc đang dùng, các phương thức thường giúp mình cảm thấy an toàn, khỏe mạnh hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Trên đường hồi phục sau stress, nếu xuất hiện những sự việc có thể gây khó khăn, ta cần sáng suốt đối phó.

Chẳng hạn sử dụng quá lố rượu thuốc đưa tời xáo trộn gia cang, gây gổ với lối xóm làm mất an ninh xã hội... thì phải hành động hợp lý hơn bằng cách bỏ thói quen xấu và tạo ra thói quen tốt.

Ta cần kiên nhẫn và can đảm để đi hết con

đường phục hồi. Xin đừng nản chí, rút lui.

Và nên nhớ rằng, có nhiều người cũng gặp những khó khăn, chấn thương như mình, kể cả các vị anh hùng, danh nhân thế giới.

Họ cũng phải phấn đấu như mình và họ cũng

đã thành công. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức www.bsnguyenyduc.com HOA VÀ RÁC Ta thấy hoa có rác Ta thấy rác là hoa Ta thấy người và ta Vòng nhân duyên bất tận Ta thấy đời lẩn quẩn Ra vào cửa tử sanh Ngày trôi qua mong manh Hoa tàn lại thành rác Ta rời xa bến Giác Ta ngụp lặn biển mê Câu kinh dài lê thê Ta niệm hồi khơng thuộc Ta đi không thắp đuốc Mị tìm vết Chân Như Chỉ thấy bóng phù hư Từ tâm ta, vọng khởi ...

Một phần của tài liệu chanhphap-41-04-15- (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)