16 Kiểm tra nhớt xe

Một phần của tài liệu Baó cáo thực tập trường đại học công nghệ đồng nai (Trang 38)

4.2 Bảo dưỡng ,vệ sinh phanh xe subaru

Bước 1: Trước hết cần phải chèn các bánh trước của xe, nhả tay phanh, nới lỏng các ốc bánh sau xe.

Hình 1. 19 Dùng kích nâng trục sau xe lên

Bước 2: Tháo càng và bố phanh ra ngoài, lúc này toàn bộ hệ thống phanh đĩa sẽ lộ ra và có thể tiến hành vệ sinh.

Hình 1. 20 Hệ thống phanh

Bước 3: Dùng nước sạch và xà phòng hoặc dùng dung dịch vệ sinh hệ thống phanh cùng bàn chải vệ sinh toàn bộ hệ thống phanh trống khỏi các bụi bần gồm: mâm phanh, guốc phanh, các lò xo, các piton và má phanh.

Bước 4: Khi đã tiến hành rửa hệ thống phanh trống khỏi bụi và bùn đất lúc này hãy kiểm tra các chi tiết như lò xo, má phanh mòn quá có thể thay mòn, dây cáp điều khiển phanh tay như thế nào.

Bước 5: Khi kiểm tra và điều chỉnh các chi tiết xong bạn cần kiểm tra chân phanh, nếu chân phanh hoạt động bình thường thì có thể lắp lại trống phanh. Nếu chân phanh khi đạp bị sâu hay nơng thì cần điều chỉnh lại guốc phanh giữ cho má phanh tương đối gần với bề mặt của trống phanh. Sau đó tiến hành lắp lại trống phanh và bánh xe để hoàn tất việc bảo dưỡng và vệ sinh phanh.

5. Các điều cần biết về hệ thống phanh

5.1 Mục đích yêu cầu đối với hệ thống phanh

- Hệ thống phanh là một trong bảy hệ thống cơ bản quan trọng nhất trên ô tô gồm phanh tang trống và phanh đĩa. Trên các dòng xe du lịch nói chung, xe Subaru, Mecedes, BMW, Audi nói riêng, phanh đĩa được sử dụng rộng hiện nay.

- Hệ thống phanh có công dụng giảm tốc độ của ô tô đến một giá trị cần thiết hoặc dừng hẳn và giữ cho ô tô dừng đỗ trên các đường dốc. Nếu không có hệ thống phanh, chúng ta không thể điều khiển tốc độ chiếc xe của mình theo ý muốn, do đó nó là một hệ thống rất quan trọng trên ô tơ.

5.2 Phân loại hệ thống phanh

Hệ thống phanh là một hệ thống rất quan trọng trên ô tô, có rất nhiều loại hệ thống phanh được trang bị trên ô tơ hiện nay như phanh chính, phanh dừng, phanh tang trống (phanh tăng bua), phanh đĩa… Theo đó hệ thống phanh được phân loại như sau:

- Theo mục đích sử dụng

Hệ thống phanh chính (hay cịn gọi là phanh chân) được sử dụng trên ô tô để làm giảm tốc độ của ô tô theo mong muốn của người lái, nó được trang bị trên tất cả các bánh xe ở cầu trước và sau của ô tô.

Hệ thống phanh dừng được sử dụng để giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên. Nó thường được vận hành bằng tay, do đó nó còn được gọi là phanh tay. Chức năng chính của loại hệ thống phanh này là giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng hoặc đèo dốc.

Hình 1. 22 Phanh tay trên xe ô tô

Theo kết cấu của cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh guốc (phanh tang trống)

Cơ cấu phanh tang trống (hay còn gọi là phanh tăng bua) bao gồm hai cụm má phanh (bố thắng) được gắn cố định định trên cầu xe, các má phanh được dẫn động bởi các

xylanh phanh bánh xe (heo con) hoặc bằng các địn dẫn cơ khí, một trống phanh (tăng bua) chụp bên ngoài cụm má phanh, trên trống phanh có các lỗ để gắn lên trục quay bánh xe. Lưu ý rằng, trống phanh sẽ quay cùng với bánh xe trong khi đó má phanh sẽ đứng yên.

Hình 1. 23 Cơ cấu phanh tang trốngCơ cấu phanh đĩa (thắng đĩa) Cơ cấu phanh đĩa (thắng đĩa)

Cơ cấu phanh đĩa bao gồm một đĩa thép được gắn cố định bằng bu long trên moay ơ trục bánh xe, một giá đỡ (hay còn gọi là caliper hay cùm phanh) và các má phanh (bố thắng). Giá đỡ được gắn trên vỏ cầu nên nó sẽ cố định, trong khi đó đĩa phanh sẽ quay cùng với bánh xe.

Hình 1. 24 Cơ cấu phanh đĩa

Trên giá đỡ có bố trí các xy lanh thủy lực và các má phanh. Khi người lái đạp phanh, piston sẽ di chuyển làm cho các má phanh ép sát vào đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh. Một hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh đĩa luôn đi kèm với hệ thống dẫn động phanh bằng thủy lực.

Hiện nay, giá đỡ cơ cấu phanh đĩa thường được chia làm hai loại: loại cố định có các piston được bố trí hai phía (hai mặt) so với đĩa phanh và loại di động có các piston được bố trí một phía so với đĩa phanh. Loại giá đỡ di động được sử dụng phổ biến hơn cả do kết cấu gọn nhẹ của nó.

Theo kiểu dẫn động phanh

Hệ thống phanh dẫn động cơ khí

Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (hay cịn gọi là dẫn động bằng dây cáp) thường được sử dụng trên các dòng xe đời cũ. Hiện nay, kiểu dẫn động phanh này chỉ được sử dụng cho hệ thống phanh dừng, đây là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống phanh dừng để đảm bảo độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống phanh dừng.

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực

Đây là loại dẫn động phanh được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay trên các dòng xe du lịch của các nhà sản xuất như xe Mecedes, BMW, Audi... Nó hoạt động dựa theo định luật Pascal, kết cấu của nó được giải thích như hình dưới đây:

Lý do hệ thống phanh dẫn động cơ khí ít được sử dụng là do kết cấu phức tạp của nó, việc bố trí các điểm nối dây cáp tới cơ cấu phanh tại bánh xe rất khó khăn và phức tạp. Để khắc phục tình trạng đó, các nhà sản xuất đã thiết kế ra hệ thống phanh dẫn động thủy lực.

Hình 1. 25 Sơ đồ nguyên lí hoạt động phanh thủy lực

 Nguyên lí hoạt động:

- Khi thực hiện việc phanh xe:

Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng hẳn xe lại, người lái tác dụng vào bàn đạp phanh (1), thông qua cơ cầu dẫn động tác động lên piston (2) di chuyển trong xylanh phanh chính (3) đẩy dầu vào hệ thống các đường ống dẫn (6) và đi đến các xylanh bánh xe (7), dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh trong hệ thống tác động lên các piston (4,5,9) xylanh phanh bánh xe sẽ đẩy ra ngoài theo chiều mũi tên để tác dụng lên cơ cấu phanh (phanh tang trống hoặc phanh đĩa) thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe. Thời gian và quãng đường xe bị giảm hoặc dừng hẳn phụ thuộc vào lực tác dụng lên bàn đạp phanh.

- Khi nhả phanh:

Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp phanh, dưới tác dụng của cơ cấu lò xo hồi vị tại các bánh xe và/hoặc cần điều khiển xylanh phanh chính sẽ ép piston (4,5,9) xylanh phanh bánh xe lại và đẩy dầu ngược trở về xylanh chính (3) như lúc đầu, lúc này phanh sẽ được nhả ra khơng cịn tác dụng hãm hoặc dừng xe lại nữa.

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực thường đi kèm với một bộ trợ lực phanh chân không (bầu trợ lực phanh) để làm giảm sự mệt mỏi cho người

6. Vệ sinh xe và giao xe cho khách hàng.

Trước khi giao xe cho khách hàng, chiếc xe cần được vệ sinh thật sạch sẽ, công việc này là điều thiết yếu, do trong thời gian lưu lại xưởng để sữa chữa, chiếc xe sẽ bị bụi bám rất bẩn, và một điều nữa là, nếu không vệ sinh xe, khách hàng sẽ khơng thể nào đánh giá được chính xác sản phẩm mà người thợ đã chỉnh sửa hoàn chỉnh, quan trọng hơn, không có một khách hàng nào muốn lái một chiếc xe bẩn thỉu trên cả một quãng đường dài để về nhà.

Trước khi khách hàng nhận xe, vai trò của người kỹ thuật viên lại càng quan trọng, kỹ thuật viên phải tiến hành kiểm tra lần cuối và thuyết mình cho khách hàng hiểu chiếc xe của mình đã được sửa chữa những bộ phận nào. Đồng thời, thời gian trước khi nhận xe về, là lúc khách hàng biểu thị thái độ hài lịng hay khơng, người kỹ thuật

viên phải lắng nghe và ghi nhớ, nhất là ý kiến của những khách hàng khó tính, có như vậy mới tránh được những sự phiền phức và bất bình củ

7. Các giải pháp công nghệ oto được áp dụng tại doanh nghiệp.

Cân chỉnh góc đặt 3D:

So với việc cân chỉnh bằng thước thơng thường thì việc cân chình bằng máy tính cho ta các ưu điểm sau:

Chính xác hơn trong việc cân chỉnh. Việc kiểm tra, sửa chữa nhanh nhóng.

Có giấy thông số được in ra bằng văn bản trung thực rõ ràng cho khách. Các thông số kiểm tra sửa chữa được lưu lại vào hệ thống Toyota.

Chẩn đoán bằng phần mềm Techstream.

Việc chẩn đốn thơng thường bằng các giác quan và kinh nghiệm thực tế làm cho người kỉ sư có thể mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra, sửa chữa và độ chính xác khơng cao thì với việc tạo ra phần mềm chẩn đoán kết hợp với kiến thức của người kỉ sư sẽ giải quyết công việc được một cách nhanh chóng nhất:

Giúp tìm ra những hư hỏng về hệ thống điện và các hệ thống khác nhanh chóng nhất. Độ tin cậy cao.

Tìm ra thơng số chi tiết của xe trên thời điểm thực tại. Đỡ mất công sức của người sửa chữa.

Có thông tin về hư hỏng bằng văn bản để làm bằng chứng thông báo cho khách hàng.

Thiết bị nội soi trên ô tô.

Việc kiểm tra hư hỏng bên trong động cơ là rất khó vì với mắt thường ta sẽ khơng thể nhìn thấy phần bên trong của xe hay những chỗ nhỏ hẹp nên ngành oto đã phát triển

một loại cơng nghệ có thể nhìn thấy được bên trong, những trường hợp thực tế đã gặp tại doanh nghiệp thực tập:

III. Những dấu hiệu thường gặp ở gầm ôtô

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ - Động cơ giảm hẳn cơng suất, sức ì lớn

- Gầm xe rị rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường - Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng - Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều khơng

tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí q đậm hoặc dầu bơi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều khơng tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có

PHẦN 4. Kết luận

Qua thời gian tiếp xúc với thực tế hay thực tập công ty cùng với sự giúp đỡ của các Quý Thầy Cô trong khoa động lực và đặc biệt là sự tận tình chỉ dẫn của thầy Lê Minh Phụng, cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn thiếu nhiều về kinh nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các Quý Thầy Cơ để em có thể hồn thiện tốt hơn.

Theo em, để trở thành một người kỹ sư tốt, ngoài việc nắm vững về chun mơn cịn biết quan tâm đén đời sống của người công nhân, động viên họ hăng hái trong công việc. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Quý Thầy Cô trong khoa công nghệ Trường Đại Học Công Nghệ ĐồngNai. Thầy Lê Minh Phụng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban giám đốc công ty cổ phần tnhh thương mại và dịch vụ bảo kiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập

Một phần của tài liệu Baó cáo thực tập trường đại học công nghệ đồng nai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w