II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC
5. Các điều cần biết về hệ thống phanh
5.2 Phân loại hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một hệ thống rất quan trọng trên ô tô, có rất nhiều loại hệ thống phanh được trang bị trên ơ tơ hiện nay như phanh chính, phanh dừng, phanh tang trống (phanh tăng bua), phanh đĩa… Theo đó hệ thống phanh được phân loại như sau:
- Theo mục đích sử dụng
Hệ thống phanh chính (hay cịn gọi là phanh chân) được sử dụng trên ô tô để làm giảm tốc độ của ô tô theo mong muốn của người lái, nó được trang bị trên tất cả các bánh xe ở cầu trước và sau của ô tô.
Hệ thống phanh dừng được sử dụng để giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên. Nó thường được vận hành bằng tay, do đó nó còn được gọi là phanh tay. Chức năng chính của loại hệ thống phanh này là giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng hoặc đèo dốc.
Hình 1. 22 Phanh tay trên xe ô tô
Theo kết cấu của cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh guốc (phanh tang trống)
Cơ cấu phanh tang trống (hay còn gọi là phanh tăng bua) bao gồm hai cụm má phanh (bố thắng) được gắn cố định định trên cầu xe, các má phanh được dẫn động bởi các
xylanh phanh bánh xe (heo con) hoặc bằng các đòn dẫn cơ khí, một trống phanh (tăng bua) chụp bên ngồi cụm má phanh, trên trống phanh có các lỗ để gắn lên trục quay bánh xe. Lưu ý rằng, trống phanh sẽ quay cùng với bánh xe trong khi đó má phanh sẽ đứng yên.
Hình 1. 23 Cơ cấu phanh tang trốngCơ cấu phanh đĩa (thắng đĩa) Cơ cấu phanh đĩa (thắng đĩa)
Cơ cấu phanh đĩa bao gồm một đĩa thép được gắn cố định bằng bu long trên moay ơ trục bánh xe, một giá đỡ (hay còn gọi là caliper hay cùm phanh) và các má phanh (bố thắng). Giá đỡ được gắn trên vỏ cầu nên nó sẽ cố định, trong khi đó đĩa phanh sẽ quay cùng với bánh xe.
Hình 1. 24 Cơ cấu phanh đĩa
Trên giá đỡ có bố trí các xy lanh thủy lực và các má phanh. Khi người lái đạp phanh, piston sẽ di chuyển làm cho các má phanh ép sát vào đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh. Một hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh đĩa luôn đi kèm với hệ thống dẫn động phanh bằng thủy lực.
Hiện nay, giá đỡ cơ cấu phanh đĩa thường được chia làm hai loại: loại cố định có các piston được bố trí hai phía (hai mặt) so với đĩa phanh và loại di động có các piston được bố trí một phía so với đĩa phanh. Loại giá đỡ di động được sử dụng phổ biến hơn cả do kết cấu gọn nhẹ của nó.
Theo kiểu dẫn động phanh
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (hay cịn gọi là dẫn động bằng dây cáp) thường được sử dụng trên các dòng xe đời cũ. Hiện nay, kiểu dẫn động phanh này chỉ được sử dụng cho hệ thống phanh dừng, đây là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống phanh dừng để đảm bảo độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống phanh dừng.
Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
Đây là loại dẫn động phanh được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay trên các dòng xe du lịch của các nhà sản xuất như xe Mecedes, BMW, Audi... Nó hoạt động dựa theo định luật Pascal, kết cấu của nó được giải thích như hình dưới đây:
Lý do hệ thống phanh dẫn động cơ khí ít được sử dụng là do kết cấu phức tạp của nó, việc bố trí các điểm nối dây cáp tới cơ cấu phanh tại bánh xe rất khó khăn và phức tạp. Để khắc phục tình trạng đó, các nhà sản xuất đã thiết kế ra hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
Hình 1. 25 Sơ đồ ngun lí hoạt động phanh thủy lực
Nguyên lí hoạt động:
- Khi thực hiện việc phanh xe:
Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng hẳn xe lại, người lái tác dụng vào bàn đạp phanh (1), thông qua cơ cầu dẫn động tác động lên piston (2) di chuyển trong xylanh phanh chính (3) đẩy dầu vào hệ thống các đường ống dẫn (6) và đi đến các xylanh bánh xe (7), dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh trong hệ thống tác động lên các piston (4,5,9) xylanh phanh bánh xe sẽ đẩy ra ngoài theo chiều mũi tên để tác dụng lên cơ cấu phanh (phanh tang trống hoặc phanh đĩa) thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe. Thời gian và quãng đường xe bị giảm hoặc dừng hẳn phụ thuộc vào lực tác dụng lên bàn đạp phanh.
- Khi nhả phanh:
Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp phanh, dưới tác dụng của cơ cấu lò xo hồi vị tại các bánh xe và/hoặc cần điều khiển xylanh phanh chính sẽ ép piston (4,5,9) xylanh phanh bánh xe lại và đẩy dầu ngược trở về xylanh chính (3) như lúc đầu, lúc này phanh sẽ được nhả ra khơng cịn tác dụng hãm hoặc dừng xe lại nữa.
Hệ thống phanh dẫn động thủy lực thường đi kèm với một bộ trợ lực phanh chân không (bầu trợ lực phanh) để làm giảm sự mệt mỏi cho người