- Lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với các nhóm đối tượng học nghề:
4. Trách nhiệm, quyền lợi của lao động học nghề và các bên liên quan trong đào t ạ o
nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo
Đề án 1956
Là nước nông nghiệp, Việt Nam với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới, có dân số trẻ và văn hóa nơng nghiệp truyền thống, đây là những tiềm năng để phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, với những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, cần phải “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”: xây dựng và phát triển các vùng chun canh quy mơ lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm,
với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đồng thời, duy trì quy mơ và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn. Đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh...1.
Phát triển nông thôn bền vững theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố là chủ trương lớn của nước ta, nhằm sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại địi hỏi người nơng dân phải có kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp để chuyển đổi hoạt động sản xuất của mình theo ba hướng: (i) Tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động; (ii) Chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại chỗ ở (ly nông bất ly hương); (iii) Chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tại địa phương khác.
____________
1. Xem Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành