HUYỆN KRÔNG PA

Một phần của tài liệu DacsanTTVHGiaLai42017 (Trang 34 - 37)

35

Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (4/2017)

thanh xã. Quy chế đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đài truyền thanh xã và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan cũng như Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Đồng thời quy chế cũng quy định rõ thời gian tiếp phát sóng, thời lượng sản xuất bản tin địa phương, quy định định mức kinh phí hoạt động cho các đài truyền thanh xã. Sau khi quyết định được ban hành, bước vào năm 2017, tất cả các xã đã kiện toàn lại cán bộ quản lý, thành lập ban biên tập, phân bổ định mức kinh phí hoạt động cho đài truyền thanh xã.

Nếu như trước đây, khi chưa có các quy định cụ thể để quản lý hệ thống truyền truyền thanh cơ sở, các đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện Krơng Pa nằm trong tình trạng “cha chung khơng ai khóc”, khi chưa có thì kiến nghị đề xuất để cho có, khi có rồi thì cơng tác quản lý, sử dụng kém hiệu quả. Do đó, hệ thống đài truyền thanh xã gần như bị bỏ quên. Đến năm 2014, sau khi một số đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện được đầu tư cơ bản từ nhiều nguồn vốn, Ban Thường vụ Huyện ủy

đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện giao cho đài Truyền thanh - Truyền hình huyện quản lý. Đồng thời, hàng năm giao kinh phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và mua sắm bổ sung thiết bị cho đài TT-TH huyện ngay từ đầu năm, bên cạnh đó, những tham mưu đề xuất về mở rộng hệ thống cũng như thay thế sửa chữa lớn được đài TT-TH huyện chủ động đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện xem xét. Cho nên hiện nay, 12/14 xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh khơng dây, duy trì hoạt động thường xuyên, với trên 213 cụm thu kỹ thuật số, 430 loa phóng thanh cơng suất từ 25-35W, máy phát FM có cơng suất 50W. Các đài được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy phát, cột ăng ten, cụm thu, loa phóng thanh, radio casset, Micxer âm thanh, máy vi tính dựng chương trình phát thanh, bộ điều khiển tắt mở cụm loa. Đặc biệt, hiện nay đài TT- TH huyện đã triển khai lắp đặt thiết bị hẹn giờ, tắt mở tự động cho tất cả các đài truyền thanh xã, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý giảm bớt vất vả, khơng cịn áp lực về thời gian tắt mở máy,

tập trung thời gian vào việc xây dựng các bản tin phát thanh của xã và đi kiểm tra các cụm loa thôn, buôn.

Hiện nay, công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống truyền thanh được đài TT-TH huyện thực hiện tốt. Trong tổng số biên chế được giao, đài TT-TH huyện đã phân công 01 kỹ thuật viên quản lý hệ thống truyền thanh cơ sở, do đó đã kịp thời sửa chữa, nâng cấp, nâng cao chất lượng hoạt động của các đài xã. Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí được phân bổ quản lý truyền thanh cơ sở hàng năm, đài TT- TH huyện đã mua các cụm thu dự phòng, máy phát dự phòng, nên khi các cụm thu, máy phát ở đài truyền thanh xã nếu có sự cố là được thay thế ngay, nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục, khơng để tình trạng dán đoạn trong việc tiếp và phát sóng của các đài xã. Nhờ đó chất lượng truyền thanh trên địa bàn huyện ngày càng cải thiện, bảo đảm tiếp âm các chương trình của đài Tiếng nói Việt Nam, đài PT-TH tỉnh và đài TT-TH huyện phát trên sóng theo định kỳ cũng như nâng cao chất lượng chương trình truyền thanh của địa phương.

36 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (4/2017)

Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất, đài TT-TH huyện còn đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh cơ sở. Hiện nay, hầu hết cán bộ làm công tác phát thanh cơ sở đều có trình độ và được địa phương tạo điều kiện để học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời được cán bộ đài TT-TH huyện bồi dưỡng, hướng dẫn thêm nghiệp vụ về kỹ thuật, cách viết tin, bài...

Từ khi hệ thống truyền thanh hoạt động hiệu quả, người dân Krông Pa được nghe và biết thêm được nhiều thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, của xã. Các đài truyền thanh xã đã tập trung truyên truyền các hoạt động chào mừng các sự kiện chính trị lớn của Đất nước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp; các ngày kỷ niệm lớn của Đảng, của đất nước; tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI; “Học

tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “An ninh trật tự - An tồn giao thơng”, “Phổ biến pháp luật”; các phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”; các phong trào của Mặt trận và các đoàn thể; đặc biệt tuyên truyền xây dựng NTM và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Việc phát huy vai trò của đài truyền thanh cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, là kênh thơng tin khơng thể thiếu trong đời sống xã hội của địa phương, thực sự là cầu nối giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Để nâng cao chất lượng hệ thống phát thanh, truyền thanh, trong thời gian tới, đài TT-TH huyện Krông Pa cần tăng cường công tác quản lý đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở. Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động, tiếp cận công nghệ mới, thường xuyên nâng

cấp, bổ sung thiết bị cho đài truyền thanh xã; xây dựng các quy định về tiêu chuẩn về chất lượng truyền thanh, nâng cao chất lượng chương trình. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ truyền thanh cơ sở; tăng cường đào tạo về nghiệp vụ khai thác, xử lý thông tin cho cán bộ quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ viết tin, bài, xây dựng chương trình cho cán bộ đài truyền thanh cơ sở.

Có thể khẳng định, cùng với công tác tuyên truyền miệng, hệ thống truyền thanh cơ sở là một kênh thông tin, tuyên truyền hiệu quả và thiết thực đã và đang góp phần tích cực vào việc chuyển tải các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước đến nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương Krông Pa. Tuy nhiên, để hệ thống truyền thanh cơ sở hoạt động ngày càng hiệu quả rất cần sự quan tâm đầu tư về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của tỉnh, huyện để hệ thống truyền thanh cơ sở thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân./.

37

Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (4/2017)

Đức Cơ là huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku về phía Tây khoảng 50 km, có đường biên giới dài 35 km, tiếp giáp huyện biên giới Ô-Da-Đao, tỉnh Ratanakiri

(vương quốc Campuchia).

Những năm đầu khi mới thành lập huyện, cuộc sống của người dân nơi đây gặp vơ vàn khó khăn, đói đau, dịch bệnh diễn ra triền miên, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, những bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là

nạn buôn lậu thuốc lá, thú rừng qua bên kia biên giới Campuchia... Nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng sự chung sức đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, trải qua hơn 25 năm kể từ khi thành lập

NGUYỄN NGỌC NAM

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đức Cơ

Lễ đón bằng cơng nhận cây đa làng Ghè - xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ

là “Cây di sản Việt Nam”

huyện đến nay, Đức Cơ đã và đang từng bước ‘thay da đổi thịt”, ngày càng phát triển vững mạnh, trở thành một trong những điểm sáng vùng biên giới Việt Nam - Cam puchia.

Đức Cơ được đánh giá là một trong những vùng kinh tế phát triển năng động của tỉnh, tốc độ tăng

Một phần của tài liệu DacsanTTVHGiaLai42017 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)