Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII:

Một phần của tài liệu DacsanTTVHGiaLai42017 (Trang 42 - 44)

nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022 tổ chức từ ngày 07 đến 09/3/2017, tại Thủ đô Hà Nội, với chủ đề

“Đồn kết-Đổi mới-Bình đẳng-Hội nhập”. Tham dự Đại hội có 1.153 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ trong cả nước. Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội đã

hồn thành chương trình đề ra, đó là:

Đại hộithông qua những nội dung cơ bản về đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017. Đại hội biểu dương toàn thể hội viên, phụ nữ và cán bộ Hội cả nước đã phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, hăng hái tham gia các phong trào

thi đua yêu nước, tích cực học tập, năng động, sáng tạo trong lao động, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, đóng góp hiệu quả vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Những nỗ lực, đóng góp của hội viên, phụ nữ đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều phần thưởng cao quý

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017-2022) thành công tốt đẹp. Ảnh: T.M

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII:

43

Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (4/2017)

(16.587 huân, huy chương các loại; 2.399 chị được phong tặng các danh hiệu của Nhà nước)... Bên cạnh đó, Đại hội cũng nghiêm túc kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XI; thẳng thắn chỉ rõ

4 hạn chế, khuyết điểm; rút ra 5 bài học kinh nghiệm

của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội LHPN Việt Nam trong nhiệm kỳ 2012 - 2017.

Đại hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2017 - 2022: Về mục tiêu, đại hội xác định 3 mục tiêu lớn, trong đó nhấn mạnh, phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về chỉ tiêu, Đại hội thông qua 7 chỉ tiêu quan trọng, nổi bật là: kết nạp thêm 1 triệu hội viên; giúp thêm 10.000 hộ thốt nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều; hỗ trợ 2.500 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; phối hợp hỗ trợ thành lập 300 hợp tác xã do phụ nữ quản lý...Về nhiệm vụ, Đại hội xác định các cấp Hội cần triển khai thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm. Về

các giải pháp, có sáu nhóm giải pháp lớn, trong đó cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện hai khâu đột phá,

đó là: nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ; nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ.

Đại hội biểu quyết thơng qua tồn văn Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). So với Điều lệ Hội khóa XI, Điều lệ Hội khóa XII có một số điểm mới, trong đó nổi bật là việc cụ thể hố chức năng vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới; quy định về công tác “giám sát” cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn hiện nay của Hội.

Đại hội quyết định cơ cấu, số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XII, gồm 171 uỷ viên. Tại Đại hội đã bầu được 161 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

khóa XII. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XII thống nhất số lượng ủy viên Đoàn Chủ tịch là 33 ủy viên và đã tiến hành bầu được 31 ủy viên; cũng tại Hội nghị này, Ban Chấp hành tín nhiệm bầu đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XI tái cử Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII và 04 Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII.

Đại hội Đại biểu phụ nữ tồn quốc lần thứ XII đã thành cơng tốt đẹp, với tinh thần“Đồn kết-Đổi mới- Bình đẳng-Hội nhập”, Đại hội kêu gọi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam phát huy tinh thần yêu nước, chung sức, chung lịng, cùng tồn Đảng, toàn dân, toàn quân nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, vì mục tiêu «dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, vì sự tiến bộ, hạnh phúc và bình đẳng của phụ nữ.

44 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (4/2017)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2013 đến nay, tại Trung Quốc đã có 5 đợt dịch bùng phát với 1.222 người mắc cúm A(H7N9), trong đó có 395 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành phố. Đợt dịch thứ 5, từ tháng 10/2016 đến nay, số ca mắc bệnh tăng đột biến là 425 trường hợp. Chỉ tính riêng 1 tháng gần đây (từ 19/01/2017 đến 14/02/2017), Trung Quốc đã phát hiện thêm 304 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9).

Tại Việt Nam, tính đến ngày 15/3/2017, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A(H7N9). Tuy nhiên, tình hình dịch cúm gia cầm A(H5N1, H5N6) đã xuất hiện tại 11 xã của 7 tỉnh ở nước ta, dịch bệnh cúm A(H7N9) đang tăng nhanh tại Trung Quốc, nhất là tại các tỉnh sát biên giới với Việt Nam (Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông...) và thời điểm hiện nay, thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh cúm A(H7N9) xâm nhập và bùng phát tại nước ta. Bên cạnh đó, cơng tác phát hiện dịch và điều trị bệnh đang gặp nhiều khó khăn, do vi rút cúm A(H7N9) không gây chết gia cầm và hiện tại chưa có vắc xin phịng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa

lây truyền tại cộng đồng. Để cơng tác phịng, chống dịch cúm A(H7N9) đạt hiệu quả cao đề nghị các cấp, ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn giúp người dân chủ động phòng chống, biết cách tự bảo vệ, như hạn chế đi đến vùng có dịch, sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hai là, các cơ quan chức năng (bộ đội biên phòng, hải quan...) tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới; thực hiện tốt

việc giám sát người tại cửa khẩu và khu vực biên giới nhằm sàng lọc và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm A(H7N9) thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa.

Ba là, ngành y tế xây dựng, phổ biến các tình huống (trước, trong và sau) khi dịch cúm A(H7N9) xâm nhập vào nước ta; tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế hệ điều trị; chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân; phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế để chia sẻ thơng tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch.

TRUNG TÂM

(tổng hợp từ nguồn BTGTW)

Một phần của tài liệu DacsanTTVHGiaLai42017 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)