Thiệt hại được bồi thường do súc vật gây ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra theo pháp luật việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 57)

2.1. Quy định pháp luật hiện hành vê trách nhiệm bôi thường thiệt hại do súc vật gây ra

2.1.3. Thiệt hại được bồi thường do súc vật gây ra

Thiệt hại được hiểu là sự mất mát mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải gánh chịu, đó là sự thay đối tình trạng sinh hoạt của chủ thể theo chiều hướng xấu: Một người có tài sản bị mất tài sản, một người có sức khỏe bình thường trở nên suy yếu... tình trạng bị thay đổi có thể là về vật chất (tài

sản, sức khỏe, tính mạng) hoặc tinh thần (sức khoẻ, tính mạng). Thiệt hại là một trong những điều kiện để xác lập trách nhiệm bồi thường, thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại tinh

JL •••••••

thần.

2.1.3.1. Thiệt hại vật chất

Thiệt hại vê vật chât là tôn thât vật chât thực tê do súc vật gây ra và xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút[2].

Mặt khác, căn cứ theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có thể khẳng định thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; thiệt hại vật chất do người bị thiệt hại chết; thiệt hại vật chất do sức khoẻ bị xâm phạm.

* Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm• • 9 Ã. 9

Được quy định tại Điều 589 BLDS 2015 theo đó thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được BTTH bao gồm:

“Tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, các tài sản khác do pháp luật quy định”.

Tài sản bị mất là trường hợp tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không thể tìm lại được. Đây là trường hợp tài sản bị thiệt hại hồn tồn khơng thể khắc phục được, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường tồn bộ giá trị tài sản. Việc xác định giá trị tài sản phải theo giá trị của thị trường tại thời điểm Tòa

án giải quyết. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết đối với tài săn cùng loại, nếu tài sản bị mất là tài sản đặc định thì việc định giá tài sản phải được tiến hành bởi cơ quan nhà nước, tố chức có thẩm quyền trong việc định giá tài sản.

Khi giải quyết việc bồi thường đối với tài sản bị mất thì cũng cần phải xem xét đến yếu tố cũ, mới, độ hao mòn của tài sản.

Tài sản bị hủy hoại là những tài sản bị thiệt hại nặng, không thể phục hồi chức năng như ban đầu. Việc xác định thiệt hại đối với tài sản bị hủy hoại

giống như trường hợp tài sản bị mất.

Tài sản bị hư hỏng là những tài sản bị hỏng hóc một hoặc nhiêu bộ phận, làm giảm hay mất khả năng sử dụng tài sản. Theo Khoản 2 Điều 23 luật Bồi thường Nhà nước năm 2017 thì đối với tài sản bị hư hỏng việc bồi thường được xác định theo hai trường hợp:

(i) Neu tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục, sửa chữa lại được thì thiệt hại được xác định là chi phí cần thiết, hợp lý, bỏ ra để khôi phục, sửa chữa tài sản. Những chi phí này được tính theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.

(ii) Neu tài săn hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định giống với tài sản bị mất.

Lợi ích gắn liền với việc sừ dụng, khai thác tài sản (hoa lợi, lợi tức đáng ra chủ sở hữu có thể khai thác từ tài sản, hoặc là lợi ích mà chủ sở hữu tài sản không thể khai thác được tài sản trong thời gian sửa chữa, khắc phục bao gồm các khoản chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và các thiệt hại khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, những chi phí này phải tính theo giá thị trường tại thời điềm bắt đầu thực hiện công việc ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, những thiệt hại này phải do người bị thiệt hại chứng minh, cung cấp căn cứ cho Tồ án. Neu có căn cứ thì Tồ án sẽ buộc bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.

* Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm• • • X •

Sức khoẻ của con người là vơ giá, khơng thể có một đơn vị đo lường nào có thể xác định làm căn cứ xác định thiệt hại về sức khoẻ. Tuy nhiên, khi có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới sức khoẻ, cần thiết phải tính tốn đến những thiệt hạ thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu để buộc người

gây thiệt hại phải bôi thường cho người bị thiệt hại. Theo Điêu 590 BLDS 2015 thì thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm các loại thiệt hại sau:• • • JL • • • •

(i) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

Được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 590 BLDS 2015, quy định này được kế thừa và duy trì theo BLDS 2005, tuy vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể, nhưng do kế thừa và duy trì theo BLDS 2005 nên tinh thần của Điều luật vần tuân theo tinh thần thể hiện trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006. Theo đó, Chi phí hợp lý cho việc cửu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khởe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại là chi phí thực tế cần thiết, phù họp với tính chất, mực độ

của thiệt hại. Ngồi ra, Nghị quyết cũng xác định chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: “tiền thuê phưong tiện đưa người bị thiệt hại đi

cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỳ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chi định của bác sỳ;

các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hồ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).”. Tất cả những chi phí nói trên đều được dựa trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc yêu cầu của bệnh viện, cơ quan trực tiếp cứu chữa cho người bị thiệt hại. Đối với những trường họp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan việc cứu chữa của người bị thiệt hại cần nhanh chóng kịp thời mà phải điều trị cứu

chữa tại chồ thì mọi chi phí cũng cần phải có sự xác nhận của chính người trực tiếp cứu chữa.

(ii) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và khơng thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại

Thu nhâp được tính để làm căn cứ bồi thường phải là những thu nhập thực tế, tức là trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có được khoản thu nhập thực tế này, nhưng sau khi sức khoẻ bị xâm phạm thì thu nhập đó sẽ bị mất đi toàn bộ hoặc mất đi một phần. Neu chứng minh được thu nhập thực tế bị mất đi thì người bị thiệt hại do súc vật gây ra sẽ được CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật bồi thường, ngược lại nếu không chứng minh được thiệt hại thực tế thì sẽ khơng được bồi thường.

Trong trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ốn định và không thế xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế cùa người bị thiệt hại. Ví dụ: A đang đi xe máy trên đường thì bị con bị nhà B lao ra hức ngã xuống đường, A được đưa đi bệnh viện c để điều trị. Thời gian điều trị là 03 ngày. Biết A làm nghề lái xe ôm. Như vậy, trường họp này, do A phải điều trị trong bệnh viện nên đã có thiệt hại thực tế, tuy nhiên do công việc của A không ổn định nên khơng thể tính chi phí cụ thế được mà phải áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương.

(iii) Chi phí họp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc cho người bị thiệt hại do súc vật gây ra phải là chi phí thực tế mà người đó mất đi trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại do súc vật gây ra, các chi phí bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại do súc vật gây ra trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế. Việc chứng minh thiệt hại này phải do người bị thiệt hại do súc vật gây ra chứng minh, nếu có căn cứ thì CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật phải có trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp người bị thiệt hại do súc vật gây ra mất khả năng lao động và cần phải có người thường xun chăm sóc thì ngồi các chi phí chăm sóc khi điều trị, thì CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật còn phải chịu thêm chi phí họp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại do súc vật gây ra. Ví dụ: Ơng A bị con bị nhà ông B hức và gây thương tích. Sau khi điều trị, ơng A bị liệt, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, và được bà D là vợ

ơng A chăm sóc. Trong trường hợp này, ông B là chủ sở hữu của con bị gây thiệt hại cho ơng A phải chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí hợp lý cho việc bà D chăm sóc ơng A.

* Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Tính mạng là mạng sống, là quyền nhân thân quan trọng bậc nhất của con người. Hiến pháp và pháp luật đều ghi nhận và bảo vệ quyền năng này của mỗi cá nhân. Hành vi xâm phạm đến tính mạng của con người là hành vi nguy hiểm ở mức độ cao nhất trong các hành vi xâm phạm quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng đều mang lại hậu quả xấu cho người thân, cộng đồng và xã hội nên phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Các thiệt hại do tính mạng bị súc vật xâm phạm bao gôm:

(i) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Đã được phân tích tại phần trên. (ii) Chi phí họp lý cho việc mai táng

Ngồi các chi phí do sức khoẽ bị súc vật xâm phạm đã nêu trên, thì CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật có súc vật gây thiệt hại cịn phải chịu chi phí mai tang. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoăn tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.... Tất cả các chi phí mai tang này, phải là chi phí thực tế và đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người bị thiệt hại do súc vật gây ra có nghĩa vụ chứng minh, nếu khơng chửng minh được thì CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật có súc vật gây thiệt hại khơng có trách nhiệm bồi thường.

(iii) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại do súc vật gây ra có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tiền cấp dưỡng cho những chủ thể mà người bị thiệt hại về tính mạng do súc vật xâm phạm có nghĩa vụ cấp dưỡng khi họ còn sống là khoản tiền mà CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật có súc vật gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người bị thiệt hại để nuôi dưỡng các chù thể mà khi cịn sống người bị thiệt hại có nghĩa vụ phải cấp tiền ni dưỡng cho họ. Có nghĩa là, trước khi xảy ra thiệt hại do súc vật xâm hại tính mạng của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một chủ thể khác, thì sau khi xảy ra thiệt hại do súc vật xâm phạm đến tính mạng của người gây thiệt hại, CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật có súc

vật gây thiệt hại phải có trách nhiệm bơi thường tiên câp dưỡng cho những chủ thể mà người bị thiệt hại do súc vật gây ra có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

Khoản tiền cấp dưỡng này nhằm đảm bảo cho những người được cấp dưỡng có một cuộc sống như lúc người bị thiệt hại còn song cho đến khi họ trưởng thành hoặc có thu nhập tự nuôi sống bản thân đến khi họ chết... Mức bồi thường khoản tiền này có thể thay đổi theo yêu cầu của người gây thiệt hại hoặc người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng khi điều kiện thực tế thay đổi, khơng phải mọi trường hợp xâm phạm đến tính mạng thì người gây thiệt hại đều phải bồi thường khoản tiền cấp dưỡng. Trong một số trường hợp sau khi người bị thiệt hại chết một thời gian thì trách nhiệm này mới phát sinh. Ví dụ: Trước khi nạn nhân chết thì vợ của nạn nhân đang mang thai được sáu tháng, ba tháng sau đứa trẻ mới ra đời. Như vậy, khi con nạn nhân ra đời thì người gây thiệt hại mới có trách nhiệm cấp dưỡng cho đứa trẻ.

2.1.3.2. Thiệt hại về tinh thần

Ngoài thiệt hại về vật chất, CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật cỏ súc vật gây thiệt hại còn phải bồi thường một số tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại. Tiền tổn thất về tinh thần được bồi thường cho chính người bị thiệt hại (trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm) hoặc người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm). Mức tiền tổn thất về tinh thần được xác định trên nhiều yếu tố như: vị trí vết thương trên cơ thể, tỷ lệ thường tật, mức độ ảnh hưởng với đời sống, sinh hoạt, giao tiếp xã hội, nghề nghiệp. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tồn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Neu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản

tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 50 lần(đối với trường họp sức khoẻ bị xâm phạm) hoặc 100 lần (đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm) lương cơ sờ do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Như vậy, khi chủ thể bị xâm hại về sức khỏe, tính mạng, thì chủ thể đó được bồi thường, ngồi các khoản chi phí thực tế bị thiệt hại, cịn được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Bồi thường là biện pháp dựa trên tiêu chí ngang giá như vật chất đổi vật chất, tài sản đổi tài sản hoặc quy đổi thành tiền ngang giá, nhưng tinh thần

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra theo pháp luật việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 57)