2.1. Quy định pháp luật hiện hành vê trách nhiệm bôi thường thiệt hại do súc vật gây ra
2.1.4. Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
ra
Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 quy định trường họp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì bên gây thiệt hại không phải bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bồi thường hoặc pháp
luật có quy định khác.
2. 1.4. ỉ. về căn cứ loại trừ TNBT là “sự kiện bất khả kháng ”
Sự kiện bât khả kháng là một thuật ngữ có ngn gơc tiêng Pháp “force majeure” có nghĩa là “Sức mạnh tối cao” hoặc “Sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xảy ra không phải do lồi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên khơng thể dự đốn trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng hoặc đầy đù nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,... Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, có quan điếm cho rằng “Sự kiện bất khả kháng” có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình cơng, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ...
Khái niệm “sự kiện bất khả kháng” được quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS 2005, và khoản 1 Điều 156 BLDS 2015. Theo đó, sự kiện bất khả kháng “là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Sự kiện bất khả kháng là căn cứ loại trừ chung đối với tất cả các trường hợp súc vật gây thiệt hại.
Trong phần này, tác giả khơng đi vào phân tích cụ thể các điều kiện để xác định sự kiện bất khả kháng, mà chỉ tập trung chỉ ra sự hợp lý hay không hợp lý của căn cứ này. Trên cơ sở những khái niệm trên, tác giả cho rằng việc xác định “sự kiện bất khả kháng” là một trong các căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khi súc vật gây thiệt hại là hoàn toàn phù hợp. Bởi vì, đây là một sự kiện xảy ra hồn tồn khách quan, khơng phụ thuộc vào hành vi cũng như ý
chí của con người, con người có thê nhận thức được nhưng lại khơng thê ngăn chặn nó xảy ra. Ngoài ra, khi xảy ra sự việc súc vật gây thiệt hại, CSH, NCH, sử dụng súc vật hồn tồn khơng có lồi trong việc quản lý súc vật, cũng không phải do hoạt động “tự thân” của súc vật mà do các tác động khách quan khác lên súc vật làm súc vật gây ra thiệt hại.
Ví dụ: Ơng A ni có ni một đàn trâu, ơng có xây chuồng trại, và buộc trâu cẩn thận, tuy nhiên vào buổi tối có xảy ra hiện tượng mưa lớn kèm gió mạnh và sấm chớp làm cho chuồng trâu của ơng A bị hư hại ơng A nhìn thấy chuồng trâu bị hư hại nhung do mưa quá lớn, kèm gió mạnh nên ơng A khơng thể sửa chữa. Do có sấm chớp nên đàn trâu của ơng A sợ hãi, đã dụt đứt dây buộc, chạy tốn loạn và vơ tình chạy qua nhà bà B và húc đố nhiều trụ tiêu gây thiệt hại cho gia đinh bà B. Như vậy, trường hợp này ông A khơng có lồi trong việc quản lý đàn trâu của mình, đã có thiệt hại thực tể xảy ra do đàn trâu của ông A gây thiệt hại nhung nguyên nhân dẫn tới việc đàn trâu gây thiệt hại cho gia đình bà B là do điều kiện tự nhiên tác động lên đàn trâu làm đàn trâu sợ hãi và gây ra thiệt hại. Sự kiện này gọi là sự kiện khách quan nên ông A là chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại không phải bồi thường.
2.1.4.2. Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015, được hiểu thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, đồng thời người gây thiệt hại khơng có lỗi trong việc súc vật gây thiệt hại. Trong trường họp này, dù là lỗi vô ý hay lỗi cố ý, thì CSH, NCH, sử dụng súc vật đều không phải TNBTTH, tuy nhiên, việc chứng minh là nghĩa vụ của CSH, NCH, sử dụng súc vật, nếu họ khơng thể chứng minh thì họ phải chịu TNBT nếu súc vật gây thiệt hại.
Như vậy, khi xảy ra sự kiện người bị thiệt hại hồn tồn có lỗi thì TNBTTH mới được loại trừ. Tuy nhiên, người bị thiệt hại chỉ có một phần lồi
thì TNBTTH sẽ khơng được loại trừ, nhưng họ có được bơi thường tồn bộ hay không cũng là vấn đề cần xem xét. Tác giả nhận thấy có sự khác biệt giữa hai BLDS 2005 và BLDS 2015. Cụ thể:
Trong BLDS 2005, trường hợp “người bị thiệt hại cũng có một phần lỗi” được quy định trong một trường hợp BTTH cụ thể (Điều 617). Dựa vào quy định tại Điều 617, chúng ta có thể hiểu là chỉ áp dụng với trường hợp thiệt hại do hành vi gây ra (Ví dụ A phóng nhanh, vượt ẩu lao vào B đi ngược chiều), chứ không áp dụng với trường hợp thiệt hại do súc vật gây ra. Bởi vì, trong Điều 617 sử dụng lặp lại hai lần cụm từ “người gây thiệt hại” chứ không sử dụng cụm từ “người phải bồi thường”. Do đó, có thế hiểu theo BLDS 2005, khi súc vật gây thiệt hại thì người bị thiệt hại sẽ bồi thường theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ hoặc là TNBT sẽ được loại trừ, khơng có trường hợp người bị súc vật gây thiệt hại chỉ được bồi thường một phần vì người bị thiệt hại có một phần lỗi.
Khác với BLDS 2005, kết cấu của BLDS 2015 đã có nhiều thay đổi. Cụ thể là trường hợp “người bị thiệt hại cũng có lỗi” khơng cịn được thiết kế thành một trường họp cụ the về BTTH nữa, mà đã được quy định thành nguyên tắc chung về BTTH tại khoản 4 Điều 585 đó là: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”. Quy định này thuộc mục những quy định chung về BTTH. Do đó, khi người bị thiệt hại có một phàn lồi thì họ sẽ khơng được bồi thường phần thiệt hại do lồi của mình gây ra. Như vậy, có thể hiểu là tinh thần của BLDS 2015, việc người bị thiệt hại cũng có một phần lỗi khơng phải là căn cứ loại trừ TNBTTH, nhưng lại là một trong những căn cứ để xác định mức bồi thường tương ứng mà CSH, người quản lý, sừ dụng súc vật phải gánh chịu. Đây là sự thay đổi họp lý, bởi vì theo lẽ cơng bằng thì bất kì chủ thể nào cũng phải chịu trách nhiệm về lỗi của mình.
Theo quy định tại khoản 1 Điêu 625 BLDS 2005, căn cứ loại trừ chỉ áp dụng đối với CSH súc vật chứ không áp dụng đối với các chủ thể khác. Tuy nhiên, theo quy định trong khoản 2 Điều 584 BLDS 2015, căn cứ loại trừ TNBT sẽ được áp dụng với cả CSH, NCH súc vật. vấn đề ở chỗ, NCH được đề cập ở đây là NCH hợp pháp hay cả NCH trái pháp luật? Theo quan điểm của tác giả, vì quy định pháp luật khơng xác định cụ thể nên“NCH” trong quy định này phải bao gồm cả NCH có căn cứ và NCH trái pháp luật.