Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra theo pháp luật việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61)

thường thiệt hại do súc vật gây ra

2.2.1. Những ưu điểm đã đạt được

BLDS 2015 đã có sự tách biệt giữa trường hợp BTTH do thú dữ gây ra và BTTH do súc vật gây ra, sự tách biệt này thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật với thực tiễn. Bởi vì thực tế cho thấy, thú dữ và súc vật mặc dù đều là những lồi thú có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, giữa thú dữ và súc vật có nhiều đặc điểm khác biệt như tác giả đã phân tích trong chương I, dẫn đến những yêu cầu quản lý ở mức độ khác nhau, đồng thời việc quy định các vấn đề về BTTH do thú dữ và súc vật gây ra cũng khác nhau.

Sự tách biệt theo hướng liệt kê cũng là một hạn chế lớn của BLDS 2015, tuy nhiên, sự hạn chế này đã được khắc phục bởi các quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng ở khoản 3 Điều 584 và khoản 5 Điều 585 BLDS 2015. Chính những quy định này đã góp phần hồn thiện hơn về quy định BTTH do động vật gây ra theo hướng bao quát. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để Tịa án có thể giải quyết tất cà các tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng đến động vật trên thực tế, tránh được những bất cập trong việc áp dụng tương tự

pháp luật như trong vụ việc đã được phân tích trong chương 2.

2.2.2. Những hạn chê cân khãcphục

Một là, khái niệm “súc vật” cũng chưa được luật hóa, mà mới chỉ là những khái niệm dưới góc độ ngơn ngữ. Thực tế cho thấy việc hiều áp dụng quy định BTTH do súc vật gây ra còn chưa thống nhất. Minh chứng cho vấn đề này chính là Bản án số 15/2018/DS-PT Ngày 23/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Trong bản án, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã xác định Chó là súc vật và áp dụng quy định tại Điều 603 BLDS 2015 để giải quyết tranh chấp về BTTH. Như đã phân tích tại chương 1, thú dừ là “các lồi thú to lớn hay tấn cơng và ăn thịt thú khác, đôi khi làm hại tới cả con người như: Hùm, beo, chó sói,...”, mặc dù lồi chó đã được thuần dưỡng, nhưng vẫn có một số lồi vẫn giữ bản chất hoang dã tự nhiên, có kích thước to lớn, chúng có thế tấn cơng, ăn thịt và làm hại con người ví dụ như chó ngao tây tạng có chiều cao ít nhất 70 cm, nặng khoảng 64-90 kg[291, pitbull chiều cao và trọng lượng xếp loại trung bình với chiều cao từ 45 - 60cm và cân nặng đạt khoảng 18 -

32kg khi trưởng thành[30], chó becgiê có chiều cao trung bình từ 58 - 60cm đối với con cái và từ 60 - 65cm đối với con đực. về cân nặng, Becgie thường nặng từ 30 - 40kg[31].... Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường hợp chó pitbull cắn chết người. Vậy, có thế xếp lồi chó là súc vật khơng?

Từ ví dụ trên cho ta thấy, việc luật hóa khái niệm súc vật hoặc xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định động vật nào là súc vật là rất cần thiết, từ đó thống nhất việc hiểu và áp dụng pháp luật.

Hai là, khoản 1 Điều 603 quy định: “CSH súc vật phải BTTH do súc vật gây ra cho người khác. NCH, sử dụng súc vật phải BTTH trong thời gian

chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Điềm hạn chế trong quy định này đó là khái niệm “NCH, sử dụng súc vật” khơng rõ ràng, và có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như: (i) Người được CSH

chuyên giao quyên chiêm hữu, sừ dụng súc vật băng một giao dịch; (ii) Bât kì người nào được CSH chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật, bao gồm cả người được giao theo quyết định hành chính hoặc quyết định phân cơng cơng việc; (iii) NCH, sử dụng súc vật chính là CSH, bời vì CSH cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật. Do đó, cần phải sửa đổi quy định này để có cách hiểu thống nhất, đảm bảo việc áp dụng chính xác, hiệu quả.

Ba là, khoản 2 Điều 603 bất cập ở chỗ chỉ xác định trách nhiệm liên đới giữa người thứ ba và CSH. Tuy nhiên, nếu CSH đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng súc vật mà người này lại có lồi đề người thứ ba tác động đến súc vật để súc vật gây thiệt hại thì họ có liên đới bồi thường với người thứ ba hay khơng, hay chì có người thứ ba bồi thường. Do đó, cần phải điều chỉnh

lại quy định trách nhiệm liên đới BTTH trong trường họp này là cần thiết và phù hợp với lẽ công bằng.

Bốn là, khoản 4 Điều 603 cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế như sau:

(i) Việc xác định chỉ có CSH phải BTTH do súc vật thả rông theo tập quán gây ra là khơng hợp lý, bởi vì nếu CSH khơng có lỗi trong hoạt động quản lý súc vật mà dưới tác động của người thứ ba làm cho súc vật thả rông gây thiệt hại hoặc súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người thứ ba, NCH, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường mới phù hợp. Nếu họ cùng có lỗi thì trách nhiệm liên đới sẽ phát sinh nên cũng cần phải quy định rõ hơn;

(ii) Việc BTTH do súc vật thả rông gây ra phải áp dụng theo tập qn cũng khơng phù hợp. Bởi vì, nếu các bên có thởa thuận thì phải giải quyết theo thỏa thuận chứ không thể bắt các bên phải áp dụng tập quán đế giải quyết.

Năm là, về việc xác định thiệt hại do súc vật gây ra cịn có những hạn chế nhất đinh như

(i) Việc chứng minh thiệt hại vật chât trên thực tê sẽ khó tránh khỏi những khó khăn và thiếu sót nhất định. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 “Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút...”. Như phân tích tại phần [2.1.3.1] thì thu nhập được tính để làm căn cứ bồi thường

phải là những thu nhập thực tế, tức là trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có được khoản thu nhập thực tế này, nhưng sau khi sức khoẻ bị xâm phạm thì thu nhập đó sẽ bị mất đi toàn bộ hoặc mất đi một phần. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì sẽ khơng chứng minh được thu nhập thực tế và sẽ không được bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong trường hợp người là bị thiệt hại là người khoẻ mạnh, trẻ tuổi, sau khi bị súc vật xâm hại sức khoẻ thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này, như vậy người bị thiệt hại có được đảm bảo về “lẽ cơng bằng” mà người bị thiệt hại đáng được hưởng.

Ví dụ: A là sinh vừa tốt nghiệp Đại học, đang đợi kết quả vòng cuối để làm tiếp viên hàng không, nên A vẫn ở nhà đợi kết quả và chưa đi làm công việc hay có thu nhập ổn định nào. Vào một buổi sáng, A đi xe máy qua nhà họ hàng chơi thì bị con bị nhà ơng B húc thẳng vào xe của A, làm A bị liệt nửa người. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 thì A sẽ khơng được bồi thường về thu nhập thực tế hoặc bị giảm sút. Tuy nhiên, nếu kết quả dự tuyển làm tiếp viên hàng không của A là trúng tuyển, sau khi trúng tuyển A có một cơng việc ổn định có thể lo cho cuộc sống nhưng việc súc vật xâm phạm đến sức khoẻ của A làm không thể tiếp tục công việc. Như vậy, thiệt hại của A là rất lớn so với thiệt hại thực tế nhưng không được bồi thường, vì vậy sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của A.

(ii) Việc xác định khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần rất phức tạp và khơng có cơng thức chung để xác định. Bởi lẽ, tổn thất về tinh thần khơng xác đinh đươc mơt cách chính xác như thiêt hai về vât chất. Mức đô tốn thất

về tinh thần nhiều hay ít khơng phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm, khơng phụ thuộc vào hình thức lỗi của người xâm phạm, mà nó phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu lầm của người bị thiệt hại hoặc người thân thích cùa người bị thiệt hại. Mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm cũng là một đại lượng khơng thể xác định cụ thể, không thể đưa ra một đại lượng chung cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng trường hợp mà xác định.

Ngoài ra theo tác giả, việc tách biệt quy định về BTTH đối với trường hợp súc vật thả rông theo tập quán như hiện nay là khơng cần thiết. Bởi vì, việc thả rơng gia súc là tập quán chăn nuôi không phù hợp với quy định của pháp luật, nên việc thả rông gia súc theo tập quán cũng bị coi là vi phạm pháp luật[4J. Do đó, trong trường hợp súc vật thả rơng gây thiệt hại thì CSH cũng bị xác định là không quản lý súc vật, và cũng phái chịu TNBT như đối với trường hợp súc vật gây thiệt hại khác. Như vậy, về hình thức thì việc thả rơng gia súc hoặc không quản lý gia súc dẫn đến gia súc gây thiệt hại là giống nhau, nên cần phải có những quy định áp dụng thống nhất đối với các trường hợp này.

KỂT LUẬN CHUÔNG 2

Trong nội dung chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành (BLDS 2015) về điều kiện phát sinh, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của súc vật và thiệt hại xảy ra và đánh giá yếu tố lồi trong TNBTTH do súc vật gây ra. Từ đó xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và căn cứ loại trừ TNBTTH do súc vật gây ra.

Tại chương 2, tác giả còn đánh giá các thiệt hại được bồi thường do súc vật gây ra, đồng thời đánh giá quy định pháp luật hiện hành về TNBTTH do súc vật gây ra. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng những vấn đề bất cập trong việc áp dụng pháp luật về BTTH do súc vật gây ra đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó việc áp dụng khơng đúng quy định của pháp luật là nguyên nhân lớn dẫn đến những hạn chế của hoạt động áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, tính đúng đắn của quy phạm pháp luật cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết tranh chấp về BTTH do súc vật gây ra. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH do súc vật gây ra, tác già có những cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để từ đó đưa ra những kiến nghị sữa đồi các quy định trong BLDS 2015 và các kiến nghị liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về BTTH do súc vật gây ra ở chương 3.

Chương 3. THỤC TIỄN THỤC HIỆN, MỘT SĨ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THựC

HIỆN PHÁP LUẬT VÈ TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Trên thực tế, tại Tồ án có rất ít các vụ án bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, nguyên nhân là khi có sự việc xảy ra, các bên thường thỏa thuận được về mức bồi thường và phương thức bồi thường nên khơng u cầu Tịa án giải quyết. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu một số vụ án điển hình về BTTH do súc vật gây ra, tác giả nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp như sau:

Thứ nhất, việc xác định “súc vật”

Trong Bộ luật dân sự không đưa ra khái niệm cũng như cách xác định thế nào là súc vật. Đây là nguyên nhân khiến cho một số trường hợp khi xét xử tranh chấp về BTTH có liên quan đến động vật, Hội đồng xét xử thường xác định ln đó là súc vật. Minh chứng cho điều này, tác giả sẽ phân tích vụ việc gây thiệt hại như sau:

Vụ án thứ nhất: Sáng ngày 14/7/2019, bà T đi tập thể dục về đi ngang qua nhà vợ chồng ơng Nguyễn Quốc V, bà Nguyễn Thị Tr thì bị con chó Becgiê cùa vợ chồng ơng V, bà Tr xông vào cắn vào chân làm chảy máu. Sau đó, ơng V bảo người làm cơng chở bà đi chích ngừa tại nhà bác sỳ Võ Văn Đơng (cơng tác tại Trung tâm y tế huyện Đ) [28],

Trong vụ án này, Toà án cấp sơ thẩm đã xác định cho becgiê là súc vật và căn cử các Điều 584, 590, 603 của BLDS 2015 để giải quyết vụ án.

Vụ án thứ hai: Vào hôi 10 giờ sáng ngày 29/9/2019 bà Hoàng Thị Ngân khi đi ra khu chợ thuộc khu Bệnh viện, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tinh Lai Châu thì khơng may bị một con trâu xổng ra chạy ra đường húc vào người, hậu quả bị gãy cổ xương cánh tay phải và được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã cùng với tố dân phố Bệnh Viện, ủy ban nhân dân thị trấn Tân Uyên và Công an thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên xác định con trâu húc vào bà Ngân làm gãy cổ xương cánh tay phải là trâu thuộc quyền sở hữu của anh Lường Văn p, sinh năm 1993 trú tại bản Chom Chăng, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và đã lập biên bản thỏa thuận bồi thường. Tại phần Quyết định của Bản án, HĐXX tuyên: “Buộc bị đơn anh Lường Văn p bồi thường thiệt hại về sức khỏe do gia súc gây ra ...”[27]

Trong vụ việc này, Hội đồng xét xử đã căn cứ Điều 603 BLDS 2015 giải quyết và xác định đây là vụ án bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra,.

Vụ án thứ ba: Vào lúc 15 giờ ngày 20/9/2016 ơng M có việc đi ngang qua nhà bà Nguyễn Thị Đ thì bị con chó từ trong nhà bà Đ chạy ra cắn vào chân ơng chày máu rất nhiều, ơng có tri hơ lên thì có con bà Đ là cháu L từ trong nhà chạy ra cũng thấy rõ, sau đó có báo cho cơng an ấp và những người xung quanh biết nhưng bà Đ khơng có đến hỏi thăm cũng như khơng có chịu chi phí tiền chích ngừa.[26],

Vụ việc này được giải quyết bởi hai cấp Tòa án tỉnh Vĩnh Long, Tòa án cấp phúc thẩm đã ban hành Bản án số 15/2018/DS-PT Ngày 23/01/2018, theo đó, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trong phần nhận định của Bản án, Tòa án phúc thấm đã nhận định con chó là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho ông M.

Theo quan điêm của tác giả, ngồi việc tơn tại mâu thuân giữa hai câp Tòa án liên quan đến việc xác định chủ thế chịu TNBT, xác định ngun nhân

gây thiệt hại, thì cịn tồn tại những nhận định chưa hợp lý đó là:

Một là, tại vụ án thứ nhất và vụ án thứ ba: Toà án xác định vết thương của bà T là do con chó bécgiê nhà ơng V gây ra và ơng M là do con chó bà Đ gây ra nên áp dụng Điều 625 BLDS 2005 và Điều 603 BLDS 2015 để giải quyết, theo tác giả là chưa chính xác, bởi lẽ: Khái niệm súc vật chưa được ghi nhận cụ thể trong bất cử một văn bản quy phạm pháp luật hay các văn bản dưới luật nào, cũng như khơng xác định chính xác những loại động vật nào là súc vật. Tuy nhiên, như phân tích tại Chương 1, thú dữ là “các lồi thú to lớn

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra theo pháp luật việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)